Viễn thị là căn bệnh về mắt phổ biến sau cận thị. Viễn thị luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, do bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau ở cả người lớn lẫn trẻ em. Vậy có cách chữa viễn thị tại nhà không? Cùng với Kenshin đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Cách chữa viễn thị tại nhà hiệu quả
Viễn thị là tật khúc xạ xảy ra khi có sự sai khác về khúc xạ, khiến ánh sáng tới mắt sẽ hội tụ phía sau võng mạc. Điều này đem lại nhiều bất tiện với người mắc nó. Cách chữa viễn thị tại nhà liệu có đem lại hiệu quả đáng mong đợi?
Contents
Viễn thị là gì?
Viễn thị là một tật khúc xạ ở người, tình trạng chung được ghi nhận là có thể nhìn vật ở xa rất tốt và khó khăn với những vật thể ở gần. Khi mắt ở trạng thái nghỉ, các tia sáng chiếu song song tới mắt sẽ hội tụ lại ở một điểm phía sau võng mạc. Để có thể nhìn rõ vật, người bệnh cần điều tiết mắt làm sao cho hình ảnh hội tụ lại đúng trên võng mạc.
Biểu hiện của viễn thị khá giống lão thị. Tật khúc xạ này có thể gặp ở mọi độ tuổi, từ trẻ em cho tới người lớn. Viễn thị sẽ giảm dần độ viễn đối với trẻ trong quá trình trưởng thành hoặc được tập luyện nghiêm túc.
Viễn thị là gì?
Nguyên nhân viễn thị
- Bẩm sinh: Di truyền đóng một vai trò quan trọng đối với việc trẻ có thể mắc viễn thị hay không. Tỷ lệ mắc viễn thị ở trẻ sẽ cao hơn nếu ba mẹ đã từng bị viễn thị. Biểu hiện bằng việc trục nhãn cầu của mắt ngắn hoặc bị phẳng do bẩm sinh.
- Do sinh hoạt: Khoảng cách nhìn không hợp lý, thường xuyên đặt tâm điểm ở xa khiến thủy tinh thể luôn phải hoạt động quá sức, lâu dần giảm tính đàn hồi, mắt sẽ giảm khả năng điều tiết.
- Do lão hóa: Thủy tinh thể bị lão hóa, mất dần tính đàn hồi.
Dấu hiệu nhận biết viễn thị
- Nhìn vật ở xa rõ hơn vật ở gần.
- Đau nhức mắt, nhức đầu, bao gồm nóng và đau xung quanh mắt.
- Mệt mỏi, lo âu, chóng mặt khi xem tivi hoặc đọc chữ ở khoảng cách gần ở thời gian dài.
- Vì luôn phải điều tiết mắt nên dễ xuất hiện nếp nhăn ở vùng mắt, thái dương và trán.
- Có thể đi kèm lác mắt.
Viễn thị khiến mắt có khả năng nhìn xa tốt hơn nhìn gần
Những đối tượng dễ bị viễn thị
Như đã nói ở trên, viễn thị có thể gặp ở mọi độ tuổi. Đối với trẻ nhỏ, tình trạng này sẽ được cải thiện và giảm dần trong quá trình lớn lên hoặc được tập luyện đúng cách.
Với những người lớn trên 40 tuổi cũng thường thấy mắc viễn thị do bắt đầu có biểu hiện lão hóa mắt. Lúc này mắt sẽ có một vài biến đổi về cấu trúc dẫn tới suy giảm thị lực, kéo theo các bệnh như lão thị, viễn thị…Ngoài ra, với những đối tượng đang mắc bệnh về võng mạc cũng có nguy cơ cao mắc các tật về mắt hơn bình thường.
Cách chữa viễn thị tại nhà
Cách chữa viễn thị tại nhà chỉ giúp cải thiện phần nào tình trạng chữa viễn thị. Nên tạo một thói quen khoa học, lành mạnh khi học tập và làm việc. Không nên tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài, đặc biệt là trong điều kiện thiếu sáng. Có một chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với các bài tập luyện cơ thể cũng như chế độ tập luyện riêng cho mắt để có thể giữ được thị lực tốt.
Đối với trẻ, cần được khuyến khích những hoạt động liên quan đến kích thích tốt thị lực như vẽ tranh, đọc truyện, tô màu…Những hoạt động nhẹ nhàng này giúp tăng độ khúc xạ của thủy tinh thể, từ đó cải thiện độ viễn thị.
Ngoài ra, với những bệnh nhân bị lác mắt thì cần được theo dõi và lên phác đồ điều trị ít nhất 6 tháng 1 lần, giúp điều chỉnh độ kính đeo phù hợp với diễn biến của bệnh.
Tìm hiểu thêm: 8 chấn thương khi tập yoga bạn nên lưu ý và cách phòng tránh
Cách chữa viễn thị tại nhà giúp cải thiện phần nào tình trạng viễn thịPhòng tránh căn bệnh viễn thị
Dự phòng luôn là phương pháp tốt nhất để điều trị các bệnh nói chung cũng như viễn thị nói riêng. Một số phương pháp phòng tránh viễn thị bạn nên cần biết, đó là:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Với mỗi khoảng thời gian làm việc dài, bạn nên để ra 5 – 10 phút nghỉ ngơi dành cho mắt, giúp mắt thư giãn hơn sau quá trình căng thẳng. Một số cách đơn giản có thể giúp mắt nghỉ ngơi như là nhìn vào không gian xanh, massage nhẹ nhàng vùng mắt…
- Làm việc, đọc sách trong môi trường đủ ánh sáng, lựa chọn những ánh sáng thân thiện với mắt.
- Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách che chắn, đeo kính râm.
- Tập thể dục điều độ cho cơ thể cũng như cho đôi mắt bằng những bài tập thích hợp giúp cải thiện tình trạng suy giảm thị lực.
- Đeo kính mắt viễn thị phù hợp với tình trạng mắt.
- Thăm khám định kỳ, tối thiểu 1 năm 1 lần để có thể phát hiện kịp thời những bệnh về mắt.
- Theo dõi kỹ các dấu hiệu bất thường của mắt, kịp thời phát hiện và khám nếu nghi ngờ mắc bệnh về viễn thị.
Thăm khám mắt định kỳ giúp phát hiện kịp thời các bệnh về mắt
Chế độ ăn uống dinh dưỡng điều độ
- Bổ sung vitamin A tốt cho mắt: Vitamin A có tác dụng tạo sắc tố thị giác, giúp giảm khả năng nhiễm khuẩn mắt. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như rau củ có màu đỏ bao gồm cà chua, bí đỏ, cà rốt hay lòng đỏ trứng gà, bơ, sữa, gan cá thu…
- Vitamin C: Có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có hầu hết trong rau cải tươi, trái cây xanh chua, ít có trong thịt.
- Vitamin E: Thường có trong dầu thực vật như lạc, hướng dương, đậu nành, rau xanh, lòng đỏ trứng, có tác dụng chống oxy hóa và các gốc tự do.
- Ngoài ra việc bổ sung các khoáng chất tự nhiên như kẽm, đồng, mangan cũng giúp tăng cường thị lực tốt cho mắt.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đây là tác nhân cũng như yếu tố nguy cơ cao gây suy giảm thị lực.
- Giảm thiểu đồ ăn mặn, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ có hại cho sức khỏe, đồng thời thực phẩm cay nóng cũng cần hạn chế.
>>>>>Xem thêm: Người bị thuỷ đậu có bị tiêu chảy không? Tình trạng này nguy hiểm không?
Vitamin A giúp mắt tăng cường thị lực hơnBên cạnh đó cũng cần kiểm soát những bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp vì đây là những bệnh dễ gây biến chứng xấu ảnh hưởng tới mắt, suy giảm thị lực với người bệnh.
Những cách chữa viễn thị tại nhà chỉ giúp cải thiện tình trạng của mắt, việc chữa khỏi hoàn toàn viễn thị thì cần can thiệp sâu hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng riêng của bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể