Khi trẻ nhỏ bước vào giai đoạn tập bỏ bỉm, đa số các bậc cha mẹ khá đau đầu về vấn đề trẻ tè dầm hay ị đùn. Do đó, để khắc phục tình huống trên, bài viết dưới đây sẽ mách các bậc phụ huynh một số điều để có thể dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh.
Bạn đang đọc: Cách dạy bé cách gọi khi đi vệ sinh: Các bước mà mẹ nên biết!
Đối với trẻ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi, đây là khoảng thời gian thích hợp nhất mà đa số gia đình sẽ cho bé tập bỏ bỉm. Vì thế, dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh là một trong những thói quen cần thiết để các bậc cha mẹ giảm bớt rắc rối ở giai đoạn này. Vậy thì các mẹ cần chuẩn bị những gì và làm thế nào để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh sẽ được trình bày trong bài viết này.
Contents
Các bậc phụ huynh cần chuẩn bị gì để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh?
Không có thời điểm chính xác để bé bỏ bỉm và dạy trẻ biết gọi khi đi vệ sinh, tuỳ thuộc vào tính cách, thể chất, tư duy và ý thức của mỗi bé. Thông thường, ở các bé từ 18 tháng đến 3 tuổi đã có thể bắt đầu học cách tự đi vệ sinh. Trong khi cũng có nhiều bé chưa sẵn sàng cho sự thay đổi này đến khi tròn 2 tuổi. Tuy nhiên để bắt đầu và duy trì một điều gì mới mẻ đều cần có sự kiên nhẫn, bố mẹ hãy chuẩn bị cho bé một tâm lý sẵn sàng và thoải mái cho việc học tập này.
Để trẻ có thể hình thành những thói quen trong giai đoạn sớm của đời, cha mẹ cần phải lặp f đi lặp lại hành động đó rất nhiều lần. Do đó, để hướng dẫn trẻ nhỏ tập đi vệ sinh, tạo cho bé có được thói quen biết gọi khi đi vệ sinh, cha mẹ cần phải thật sự kiên nhẫn và quyết tâm vì rất khó để bé học được ngay trong những lần đầu. Hãy kiên trì và đừng thúc ép bé dù việc này có kéo dài tới 2 – 3 tháng.
Nếu bé có mắc lỗi, cha mẹ đừng la mắng hay phạt bé vì điều đó sẽ làm bé xấu hổ và cảm thấy tự ti. Thay vào đó, chỉ cần nhắc nhở bé nhẹ nhàng, đồng thời khích lệ, cỗ vũ bé những lúc làm tốt bằng những câu như: “Con làm tốt lắm”, “mẹ tự hào về con”,… để bé có thể dễ dàng ghi nhớ thói quen hơn.
Một yếu tố khác mà cha mẹ cần chú ý đến trước khi tập cho trẻ gọi khi tự đi vệ sinh là thói quen đi vệ sinh của trẻ. Đa số các em bé sẽ có thời điểm đi vệ sinh cố định như là lúc sáng sớm, trước khi đi ngủ hay một thời điểm nào đó trong ngày. Hoặc các mẹ có thể lưu ý thời điểm bao lâu sau khi bé ăn hoặc uống sẽ buồn đi vệ sinh. Việc này sẽ giúp cho cha mẹ bé hiểu được đồng hồ sinh học của con để nhắc bé gọi trước khi đi vệ sinh cũng như rèn luyện phản xạ cho bàng quang của bé.
Các bước để dạy trẻ gọi khi đi vệ sinh
Chuẩn bị tinh thần cho bé
Để các mẹ biết được khi nào bé đã sẵn sàng tự đi vệ sinh và cần biết gọi trước khi vệ sinh, các mẹ cần chú ý đến các biểu hiện về mặt thể chất và tinh thần của trẻ.
Về mặt thể chất, điều quan trọng nhất là các bé đã có khả năng điều khiển cơ vòng, tức là bé đã hình thành được thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Tiếp đó, trẻ đã nhận thức được việc cần đi vệ sinh của bản thân. Các mẹ có thể thấy bé càu nhàu, khó chịu, trốn vào góc hay ra hiệu muốn đi vệ sinh. Đây là hai dấu hiệu cơ bản nhất để cha mẹ thấy được con mình đã sẵn sàng cho việc tự đi vệ sinh.
Tìm hiểu thêm: Sữa tắm Cetaphil cho bé có mấy loại? Cách dùng và công dụng của từng loại?
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác trên cơ thể bé có thể thấy như: Bé đi tiểu một lượng lớn một lúc, phân biệt được khô và ướt, bắt chước được hành động mẹ dạy bé và nói được các từ cơ bản như xi xi, di chuyển được để tìm kiếm cha mẹ, có thể ngồi yên trên bô và có thể tự kéo quần… Thông thường, trẻ từ 14 – 18 tháng tuổi đã hình thành được các phản xạ này,
Về mặt tinh thần, các bé đã tỏ ra khó chịu khi bỉm bị ướt hay bẩn, có biểu hiện vui mừng khi được khen và sẵn sàng làm một số việc một cách độc lập. Ngoài ra, trẻ cũng không có dấu hiệu bài xích khi sử dụng bô để đi vệ sinh. Nếu cha mẹ thấy trẻ đã có đầy đủ các dấu hiệu trên thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng để học thói quen mới này.
Tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ
Khi đã hiểu được thói quen đi vệ sinh của trẻ, cha mẹ hãy tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ bằng cách cho bé ngồi bô ở những thời điểm cố định trong 10 – 15 phút và nói nhỏ với bé việc việc gọi hoặc ra hiệu cha mẹ khi đi vệ sinh. Lặp lại việc này hàng ngày để bé có thể tự hình thành thói quen cho mình. Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ những chiếc bô xinh và quần dễ cởi để giúp cho việc học tập của bé thuận lợi, dễ dàng và có nhiều sự hứng thú hơn với trẻ.
Hướng dẫn bé cách ra hiệu cho cha mẹ
Hãy cho bé tập làm quen trước bằng hình ảnh thông qua các video, hình ảnh bắt mắt trước khi thực hành. Sau đó, gán việc đi việc sinh với những từ ngữ đơn giản dễ phân biệt như xi xi, ị, tè… để bé có phản xạ nói những từ này khi có nhu cầu. Mẹ hãy giải thích, minh hoạ cho trẻ ở những lần đầu tiên để bé có thể bắt chước và học theo. Cha mẹ cũng có thể tạo hứng thú hơn cho trẻ ở giai đoạn này bằng cách kể những mẩu chuyện hài hước vui vẻ liên quan đến vấn đề này.
Liên tục nhắc nhở chuyện gọi cha mẹ khi bé có nhu cầu đi vệ sinh
Việc nhắc nhở liên tục, thường xuyên để con nhỏ có thể ghi nhớ và chú ý đến việc cần làm khi đi vệ sinh. Hãy hỏi bé đã đi vệ sinh chưa, nhắc nhở bé về câu chuyện cần làm gì vệ sinh một cách nhẹ nhàng và tích cực.
>>>>>Xem thêm: Bệnh Legionella nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao?
Dấu hiệu bé chưa sẵn sàng học gọi khi đi vệ sinh
Nếu cha mẹ thấy các biểu hiện trên con mình bao gồm bé chưa có khung giờ đi vệ sinh chố định, không cảm nhận được việc đi ị hay đi tè hay khó chịu với tã ướt, bài xích với việc sử dụng bô để đi vệ sinh thì hãy đừng vội cho bé học gọi khi đi vệ sinh quá sớm.
Ngoài ra, nếu trẻ đang trong giai đoạn căng thẳng về mặt tinh thần và không hợp tác với cha mẹ thì cha mẹ hãy giải toả căng thẳng cho trẻ trước khi bé bắt đầu vào nề nếp học tập một thói quen mới.
Bài viết trên đã chia sẻ các thông tin hữu ích để giúp cha mẹ có thể chuẩn bị một cách hiệu quả trước và trong quá trình dạy bé cách gọi khi đi vệ sinh. Chắc chắn rằng quá trình này ban đầu sẽ khó khăn với hầu hết các bậc phụ huynh vì việc này có thể kéo dài từ 6 tuần tới 6 tháng để trẻ có thể thành thạo. Tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ nhẹ nhàng, kiên nhẫn, tạo môi trường tích cực cho bé học tập và thực hành, bé sẽ sớm học được cách gọi cha mẹ khi đi vệ sinh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể