Sau khi sinh, chị em phụ nữ phải trải qua một giai đoạn gọi là đẩy sản dịch. Đây là một giai đoạn khá khó chịu vì cảm giác ẩm ướt mà nó đem lại. Lúc này thắc mắc lớn nhất của các mẹ là cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ là gì?
Bạn đang đọc: Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ sản phụ cần biết
Tử cung là nơi mà em bé trú ngụ trong thời gian mang thai, sau khi sinh ,niêm mạc tử cung sẽ tự động bong ra khỏi thành để thải ra ngoài kèm theo đó là các chất nhầy và cục máu đông gọi chung lại là sản dịch. Việc thải sản dịch sẽ mất một khoảng thời gian, vậy có cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ hay không.
Contents
Sản dịch sau sinh có do đâu?
Sau khi sinh, tử cung để chứa em bé sẽ trở nên trống trải, dần dần co lại thành hình cầu, điều này có ý nghĩa giúp cho phụ nữ giảm được nguy cơ mất quá nhiều máu sau khi sinh. Lâu dần trong khoảng từ ngày 10 – 15 sau sinh sẽ không còn sờ thấy tử cung khi chạm vào bụng được nữa, lúc này tử cung đã thu gọn lại nằm trong tiểu khung.
Trong giai đoạn tử cung co rút lại, kèm theo đó là thoát ra sản dịch từ trong lòng tử cung, sản dịch này sẽ đẩy ra ngoài thông qua đường âm đạo. Thành phần của sản dịch gồm có các mảng của niêm mạc tử cung bóc ra khỏi thành, các cục máu đông, phần nước ối còn lại sau khi sinh và các dịch tiết trong cổ tử cung do các vết thương.
Thành phần chung trong sản dịch giống nhau giữa các chị em phụ nữ nhưng biểu hiện sẽ có sự khác biệt ở từng người. Lượng sản dịch ít hay nhiều, hay thời gian cần thải ra hết sản dịch ra khỏi cơ thể ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Chính vì điều này cũng gây hoang mang có các chị em, thắc mắc rằng sản dịch như nào là bình thường.
Sản dịch cũng có sự khác biệt giữa sinh mổ và sinh thường. Sinh mổ sẽ ít sản dịch hơn và để tiết ra hết các dịch thừa này cần mất thời gian trong khoảng 2 – 6 tuần. Những ngày đầu sau sinh, dịch thải ra sẽ có màu đỏ sẫm, vì lúc này lượng máu đông thải ra rất nhiều. Dần dần khoảng 1 tuần sau sinh, sản dịch sẽ có màu hồng nhạt, rồi dần chuyển qua vàng và cuối cùng là trắng.
Thực tế, không có một mốc chính xác nào chỉ rõ sau khi sinh mổ thì sản dịch sẽ thải hết, tuỳ thuộc vào cơ địa từng người cũng như thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng. Đối với phụ nữ sinh mổ thông thường nhất sẽ đứt thải sản dịch trong khoảng tầm 20 ngày cho tới 45 ngày. Khi kết thúc thời kì thải sản dịch có thể gặp tình trạng kinh non, tức là âm đạo thải ra một ít máu giống như tới kỳ kinh nguyệt. Trường hợp này là một trường hợp sinh lý rất bình thường xảy ra, chứng tỏ thành niêm mạc tử cung đã được hồi phục.
Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ
Trong giai đoạn hậu sinh, tiết sản dịch luôn làm cho chị em cảm thấy ẩm ướt khó chịu, vì vậy lúc này điều mà các mẹ quan tâm nhất là cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ, trả lại sự khô thoáng thoải mái.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín giúp loại bỏ vi khuẩn và giữ sạch sẽ nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm là tốt nhất. Thay băng vệ sinh thường xuyên giúp giữ vùng kín khô ráo và ngăn chặn sự lan truyền của vi khuẩn. Sử dụng băng vệ sinh chứa chất kháng khuẩn có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hay nấm phát triển.
Tắm gội hàng ngày giúp duy trì sự sạch sẽ và thoải mái. Lời khuyên nên tắm nhanh trong phòng kín gió là quan trọng để tránh cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tử cung và vùng kín. Dung dịch sát khuẩn như betadine pha loãng có thể được sử dụng để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Lau khô cơ thể kỹ lưỡng sau khi tắm giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tránh để cơ thể hay vùng kín còn ẩm ướt, chọn quần áo và chăn mền thoải mái để tránh tạo cảm giác bí bách
Vận động nhẹ nhàng
Hoạt động như đi bộ nhẹ, yoga cho phụ nữ sau sinh (sau khi được sự cho phép của bác sĩ), hoặc các động tác vận động đơn giản có thể giúp kích thích máu huyết, cải thiện tư duy và thậm chí hỗ trợ sự co bóp tử cung. Hơn nữa, đối với phụ nữ sinh mổ, lười vận động sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón do nhu động ruột hồi phục chậm.
Cho con bú
Việc cho con bú thường xuyên không chỉ giúp truyền dịch tiêu hóa từ mẹ sang con mà còn kích thích tử cung co bóp. Hormone Oxytocin được sản xuất trong quá trình cho con bú có thể thúc đẩy sự co bóp tử cung và giúp hết sản dịch nhanh hơn.
Ăn thêm rau ngót
Theo như ông bà truyền lại, việc ăn canh rau ngót sẽ quá trình tiết sản dịch diễn ra nhanh hơn. Trên thực tế, rau ngót có thể giúp co bóp tử cung tốt hơn để đẩy nhanh sản dịch ra ngoài. Ngoài ra, đây là một loại rau xanh rất tốt, cung cấp nhiều loại vitamin, chất xơ, phù hợp cho các mẹ sau sinh. Cách điều chế rất đơn giản, có thể dùng để nấu canh ăn với cơm hoặc xay nước để uống.
Tìm hiểu thêm: Viêm lộ tuyến khi mang thai đặt thuốc gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Xông hơi
Xông hơi có thể giúp cải thiện sự lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình hết sản dịch sau sinh giúp hỗ trợ làm sạch và giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo. Có thể thêm lá trầu vào nước xông hơi, đây là một loại lá rất tốt trong kháng viêm, kháng khuẩn.
Cách thực hiện xông hơi vùng kín:
- Chuẩn bị dung cụ: Nấu nước sôi và thêm lá trầu cùng chút muối.
- Xông hơi nhẹ nhàng: Ngồi cách xa nồng hơi để tránh bị cháy nồng hơi. Thực hiện xông hơi nhẹ nhàng, không cần phải ở trong thời gian quá lâu để tránh làm khô da.
Biểu hiện sản dịch bất thường
Trong một số trường hợp thời gian sản dịch kéo dài quá lâu hoặc chất dịch tiết ra có một số điểm lạ, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy sản phụ đang có vấn đề hoặc gặp phải tình trạng bế sản dịch, lúc này cần đến gặp bác sĩ phụ sản càng sớm càng tốt.
- Sản dịch có mùi hôi khó chịu và kéo dài quá 45 ngày: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần được đánh giá và điều trị bởi bác sĩ.
- Sốt trên 38 độ C: Nếu xuất hiện những cơn sốt, đặc biệt là nếu nó kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nhiễm trùng và cần được nhập viện ngay lập tức.
- Máu chảy nhiều hơn và có màu đỏ tươi cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ: Nếu máu chảy quá mức và không giảm đi sau khi bạn nghỉ ngơi, đây có thể là tín hiệu của vấn đề máu và cần được thăm khám lại.
- Có quá nhiều cục máu: Đây là một dấu hiệu cần lưu ý về lượng máu chảy và có thể liên quan đến các vấn đề hậu sản, đặc biệt là nếu sản phụ cảm thấy yếu ớt và chóng mặt.
- Cảm giác chóng mặt, cơ thể yếu ớt, nhịp tim không đều hoặc đập nhanh: Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn, có thể liên quan đến hệ thống cảm nhận của cơ thể và tim.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên, việc đi gặp bác sĩ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe của sản phụ và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn.
>>>>>Xem thêm: Chi phí triệt sản nữ hiện nay là bao nhiêu? Các phương pháp triệt sản nữ
Bài viết đã cung cấp các thông tin về sản dịch cũng như cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ. Trong quá trình hậu sản, sự theo dõi và chăm sóc y tế đều quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi lành mạnh và an toàn vì vậy hãy tìm hiểu và tìm gặp các bác sĩ, các chuyên gia khi cần thiết.
Xem thêm:
- Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa?
- Hút sản dịch có đau không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể