Nóng giận là một cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của chính bạn và ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Vì vậy, biết cách kiềm chế cảm xúc nóng giận thực sự cần thiết với bất cứ ai trong chúng ta.
Bạn đang đọc: Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân
Cảm xúc nóng giận không tốt cho cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần của bất cứ ai trong chúng ta. Không những vậy, nóng giận là nguồn cơn của những sự rạn nứt trong tình cảm và các mối quan hệ. Tất cả mọi người từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có sẵn mầm mống của sự tức giận. Tuy nhiên, chúng ta có thể học những cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chính mình, đồng thời đảm bảo sức khỏe.
Contents
Ảnh hưởng của cảm xúc nóng giận đối với sức khỏe
Vì sao có cảm xúc giận dữ? Đây là một cảm xúc bản năng của con người. Cảm xúc nóng giận có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, trong nhiều tình huống khác nhau như: Bạn bị xúc phạm một cách thậm tệ, mâu thuẫn quan điểm trong cuộc sống, chịu chỉ trích và phê bình tiêu cực, không sẵn sàng đón nhận sự khác biệt của người khác, độc đoán muốn mọi thứ theo ý mình, chịu một sự thất bại do người khác gây ra,…
Dù lý do là gì, ảnh hưởng của cảm xúc nóng giận cũng như ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực khác, tác động không nhỏ đến cuộc sống của bạn.
- Cảm xúc nóng giận khiến tinh thần bạn luôn trong trạng thái căng thẳng. Bạn có thể vì nó mà ăn không ngon, ngủ chẳng yên, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều bị ảnh hưởng.
- Nóng giận làm ảnh hiệu suất học tập hay làm việc của bạn.
- Sự nóng giận của bạn có thể làm ảnh hưởng đến không khí gia đình, không khí nơi làm việc.
- Nóng giận khiến mọi người mất đi thiện cảm từ phía bạn.
- Cảm xúc này cũng khiến bạn mất đi nhiều cơ hội kết bạn, học hỏi, hợp tác,… trong cuộc sống.
10 cách kiềm chế cảm xúc nóng giận bạn nên biết
Nóng giận mang đến quá nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe tinh thần cũng như những mối quan hệ gia đình, xã hội. Vậy nên, hầu hết những người dễ nóng giận đều tò mò muốn biết những cách kiềm chế cảm xúc được các chuyên gia tâm lý gợi ý. Dưới đây là một số gợi ý điển hình:
Hít thở sâu khi nóng giận
Khi tức giận, nhịp tim và huyết áp sẽ tăng vì khi đó cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều adrenaline – loại hormone gây căng thẳng. Vì vậy, một cách giữ bình tĩnh khi tức giận bạn nên áp dụng là hít thở thật sâu và chậm. Bạn có thể hít vào trong 4 giây sau đó thở ra trong 6 giây và nhớ hít thở bằng bụng. Khi bạn hít thở sâu một cách đều đặn, hệ thần kinh phó giao cảm sẽ tăng sản xuất hormone tạo cảm giác dễ chịu giúp bạn bình tĩnh hơn.
Chia sẻ với người đủ tin tưởng
Khi nóng giận với một ai đó, thay vì “xả” vào người đó, bạn có thể tìm đến một người tin tưởng hơn để chia sẻ. Một người ngoài cuộc sẽ có cái nhìn khách quan nhất và giúp bạn đánh giá lại vấn đề một cách bình tĩnh. Khi được “xả” mọi thứ trong lòng với người đủ tin tưởng, bạn cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn thay vì dồn nén trong lòng.
Nhịn nói khi chưa bình tĩnh
Khi đang nóng giận, hầu hết chúng ta đều muốn “tấn công” đối phương bằng những lời nói không mấy nhẹ nhàng, dễ nghe. Để kiềm chế điều đó, bạn hãy cố nhịn nói, “uốn lưỡi 7 lần” trước khi nói để tránh “gây sát thương” bằng chính lời nói của mình.
Tìm kiếm niềm vui
Thay vì để mình bị “tra tấn” bởi cảm xúc tiêu cực, một cách kiềm chế cảm xúc nóng giận khá hiệu quả là bạn tìm đến niềm vui. Bạn có thể xem những clip vui vẻ, đọc những câu chuyện cười, tham gia vào một cuộc trò chuyện tích cực hay đi ăn, đi cà phê với người bạn tin tưởng.
“Hạ” thấp cái tôi cá nhân
Trong bất cứ một cuộc tranh cãi nào, ai cũng cho rằng mình đúng. Bạn sẽ không thể kiềm chế cảm xúc nếu không hạ thấp cái tôi của mình. Hãy nghĩ rằng liệu mình có thực sự đúng? Liệu mình có đang hiểu lầm? Ý đối phương thực sự là gì?… Chỉ cần chậm lại vài giây để suy nghĩ kỹ lại, bạn sẽ tránh được những lời nói và hành động không hay.
Thực hành thiền định
Thiền định là một phương pháp luyện tập về tinh thần giúp tìm đến sự cân bằng về tâm lý, thực hành khả năng giữ bình tĩnh và thư giãn. Thực hành thiền định là thực hành chấp nhận hiện tại mà không phán xét. Đây là phương pháp có từ lâu đời giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và gia tăng sự hạnh phúc cho mỗi người.
Tìm hiểu thêm: Rong kinh máu cục: Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa
Điều chỉnh suy nghĩ
Để giải phóng cảm xúc tiêu cực, tốt nhất bạn không nên tập trung vào nó. Thay vì nghĩ đến vấn đề đang khiến mình nóng giận, bạn hãy “điều hướng” suy nghĩ đến những điều tích cực khiến bạn vui vẻ. Hãy nghĩ về điều làm bạn hạnh phúc nhất, người bạn yêu thương, ước mơ của bạn và mục tiêu cuộc sống… Tưởng tượng về tất cả những điều đó sẽ khiến bạn mỉm cười ngay lập tức.
Vận động xả stress
Vận động thể chất luôn là cách kiềm chế cảm xúc nóng giận cực hiệu quả. Bạn có thể đến nơi trong lành để đi bộ, chạy bộ. Bạn cũng có thể dọn dẹp nhà cửa hoặc nấu ăn. Tập yoga, nhảy múa theo điệu nhạc cũng là gợi ý không tồi. Cùng với đốt cháy calo, vận động sẽ giúp “đốt cháy” luôn sự nóng giận sẵn có trong bạn.
Thay đổi môi trường
Một cách giữ bình tĩnh khi đang trong nóng giận chính là thay đổi môi trường hiện tại. Khi đang trong phòng làm việc và mâu thuẫn với đồng nghiệp, bạn có thể tìm kiếm một nơi khác như máy lọc nước, máy pha cà phê hay góc đọc sách của văn phòng. Nếu mâu thuẫn trong gia đình, bạn có thể đi ra công viên sau nhà để tìm một không gian “dễ thở” hơn và giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh. Mọi thứ sẽ được sắp xếp ổn thỏa hơn khi bạn trở về với tâm lý nhẹ nhàng hơn.
>>>>>Xem thêm: Top những cách dạy bé 1 tuổi tập nói hiệu quả
Hướng đến những điều ý nghĩa
Khi đang nóng giận, bạn nên hướng suy nghĩ đến những điều tích cực. Thay vì tập trung đến những vấn đề khiến mình nổi nóng, bạn nên nghĩ đến những ưu điểm của người đối diện. Nghĩ đến những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc mà bạn và đối phương từng trải qua sẽ làm dịu nhanh chóng “cái đầu nóng” và trái tim cũng đang “nóng” trong bạn.
Việc kiểm soát cảm xúc hiệu quả là kỹ năng mà không phải ai cũng có được. Phần lớn chúng ta đều chỉ biết cách kiềm chế cảm xúc nóng giận qua trải nghiệm và rèn luyện. Một số người không kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực là do thiếu trải nghiệm, do tính cách. Nhưng cũng có một số người nóng giận thường xuyên và vô cớ do vấn đề về tâm lý. Vì vậy, có thể họ sẽ cần tìm đến sự giúp đỡ của một chuyên gia tâm lý. Việc này không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần của chính họ mà còn tốt cho những mối quan hệ xung quanh họ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể