Sử dụng hà thủ ô trị rụng tóc là phương pháp dân gian được rất nhiều người biết đến. Tuy nhiên, cách nấu hà thủ ô trị rụng tóc như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng thì không phải ai cũng nắm rõ. Tham khảo ngay những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các bài thuốc chữa rụng tóc từ nguyên liệu là hà thủ ô.
Bạn đang đọc: Cách nấu hà thủ ô trị rụng tóc tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Các dưỡng chất trong cây hà thủ ô có tác dụng hồi phục tổn thương ở nang tóc, nhờ vậy, có thể hỗ trợ trị rụng tóc và giúp cho tóc được suôn mượt hơn. Đặc biệt, loại thảo dược này còn giúp bổ máu, làm tăng lượng máu tới các cơ quan khác trong cơ thể, nhờ vậy da đầu và nang tóc được cấp nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, để thảo dược này phát huy hiệu quả tối đa, việc chế biến và sử dụng cần được tuân thủ theo đúng bài thuốc và quy trình.
Các dưỡng chất trong cây hà thủ ô giúp hồi phục tổn thương ở nang tóc, hỗ trợ trị rụng tóc, giúp tóc suôn mượt hơn
Contents
Nguyên nhân gây rụng tóc
Tình trạng rụng tóc ở mỗi người là khác nhau và có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Hiểu rõ về nguyên nhân gây rụng tóc sẽ giúp bạn dễ dàng được tìm cách chữa trị hiệu quả. Cùng điểm qua những nguyên nhân phổ biến khiến tóc rụng nhiều nhé.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn hằng ngày thiếu các dưỡng chất và vitamin cần thiết để nuôi tóc sẽ khiến tóc rụng.
- Rối loạn nội tiết: Sự thay đổi hormone do dùng thuốc điều chỉnh nội tiết như thuốc tránh thai hay trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh có thể gây ra rụng tóc ở phụ nữ.
- Bệnh lý da đầu: Các trường hợp bị nấm da đầu có thể sẽ khiến tóc rụng từng mảng.
- Sử dụng các dụng cụ nhiệt tác động lên tóc thường xuyên: Việc uốn, sấy, nhuộm hay ép quá thường xuyên và không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các lớp vảy keratin và lớp lipid ở biểu bì tóc, khiến tóc khô xơ, rối và gãy rụng.
- Sử dụng hóa mỹ phẩm lên tóc. Trong dầu gội, dầu xả, keo xịt tóc, thuốc uốn, duỗi, nhuộm có chứa các chất gây hại cho da đầu nên nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều bệnh và trị rụng tóc.
Tác dụng điều trị rụng tóc của hà thủ ô
Hà thủ ô là một loại dược liệu thường được dùng làm thuốc, có khả năng trị được nhiều bệnh. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hà thủ ô có khả năng hỗ trợ điều trị các căn bệnh như: Bệnh xương khớp, chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch…
Bên cạnh đó, hà thủ ô còn là nguyên liệu được dùng để trị rụng tóc, giúp mái tóc đen mượt và chắc khỏe. Trong Đông Y, hà thủ ô có công dụng bổ gan, máu, thúc đẩy cơ thể sản sinh hồng cầu, hồi phục nang tóc bị tổn thương, từ đó làm chậm quá trình lão hóa của tóc, ngăn ngừa chứng rụng tóc.
Các cách nấu hà thủ ô trị rụng tóc tại nhà
Hiện nay có rất nhiều cách nấu hà thủ ô trị rụng tóc tại nhà, bạn có thể sắc uống, ngâm rượu, nấu cao đều được. Tuy nhiên, dưới đây là những cách chế biến, cách nấu phổ biến được nhiều người sử dụng hơn cả.
Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu nước hà thủ ô gội đầu mượt tóc, sạch gàu, giảm gãy rụng
Cách ngâm rượu hà thủ ô
Đối với hà thủ ô đỏ, trước khi dùng để ngâm rượu bạn cần ngâm qua nước vo gạo và để qua đêm. Còn với hà thủ ô trắng thì sẽ không cần ngâm. Mỗi ngày nên dùng khoảng 10 ml rượu hà thủ ô, tình trạng tóc rụng sẽ được khắc phục hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Mọc răng khôn nổi hạch có nguy hiểm không? Hướng xử trí thế nào?
Hà thủ ô đỏ trước khi dùng để ngâm rượu cần ngâm nước vo gạo và để qua đêmCách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 2 kg hà thủ ô đỏ, nửa ký đậu đen, khoảng 5 lít rượu có nồng độ dưới 50 độ cùng nước vo gạo.
- Đem hà thủ ô ngâm với nước sạch rồi thái lát, bỏ nhân. Sau đó ngâm hà thủ ô với nước vo gạo để qua đêm, bạn cần thay nước khoảng 2 lần.
- Tiếp đến phơi khô hà thủ ô đã ngâm trước đó, đậu đen đem đi rang vàng.
- Sau đó cho hà thủ ô cùng với đậu đen đã sơ chế vào bình đựng trước rượu và ngâm trong từ 3 đến 5 tháng và sử dụng mỗi ngày.
Cách nấu hà thủ ô để uống với đậu đen
Đậu đen có chứa hàm lượng lớn vitamin B6, kẽm, có tác dụng hỗ trợ tạo protein trong tóc. Nhờ đó, giúp nang lông chắc khỏe và tóc mọc nhanh hơn. Sự kết hợp giữa hà thủ ô với đậu đen sẽ giúp bạn có mái tóc luôn chắc khỏe, sạch gàu và óng mượt hơn.
Cách nấu hà thủ ô trị rụng tóc với đậu đen rất dễ thực hiện:
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hà thủ ô, đậu đen xanh lòng với một lượng vừa đủ.
- Hà thủ ô sau khi ngâm với nước sạch, bỏ vỏ, đập dập thì đem ngâm với nước gạo trong khoảng 2 ngày.
- Sau đó, lấy hà thủ ô đã sơ chế hấp cùng đậu đen rồi mang đi phơi khô.
- Tiếp đến nghiền nhỏ hỗn hợp trên rồi bỏ vào lọ kín dùng dần.
Mỗi ngày dùng khoảng 50g sắc cùng 4 bát nước đến khi lượng nước còn khoảng 1 bát và uống trong ngày.
Hướng dẫn cách nấu hà thủ ô gội đầu trị rụng tóc
Hà thủ ô chứa nhiều thành phần có tác dụng lưu thông da đầu, nhờ đó giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng. Việc nấu nước hà thủ ô để gội đầu là phương pháp đơn giản, quen thuộc, không những khắc phục rụng tóc mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm.
>>>>>Xem thêm: Cơn đau quặn mật: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Gội đầu bằng hà thủ ô là phương pháp không những khắc phục tình trạng rụng tóc mà còn giúp ngăn ngừa tóc bạc sớmKhi gội đầu, các dưỡng chất trong hà thủ ô sẽ giúp nuôi dưỡng nang tóc, chân tóc, nhờ đó giúp tóc chắc khỏe hơn. Cách dùng hà thủ ô để gội đầu cũng rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần lấy hà thủ ô đun cùng nước sạch, sau đó pha loãng để gội đầu.
Những tác dụng phụ khi trị rụng tóc bằng hà thủ ô
Mặc dù mang tới nhiều công dụng, nhất là trong việc trị rụng tóc, tuy nhiên hà thủ ô cũng có thể ẩn chứa một số nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, trong đó phải kể tới một số tác dụng phụ như:
- Dễ gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa do kích thích tiêu hóa quá mức.
- Gây rối loạn điện giải và tê bì tay chân do hấp thụ kali, khiến cho lượng điện giải trong cơ thể bị thiếu hụt.
Hà thủ ô là vị thuốc rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu chế biến sai cách hoặc sử dụng quá liều lượng có thể gây phản tác dụng. Trên đây, Kenshin đã giới thiệu đến bạn một số cách nấu hà thủ ô trị rụng tóc tại nhà cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có được phương pháp trị rụng tóc bằng hà thủ ô phù hợp.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể