Cách phòng bệnh quáng gà hiệu quả

Quáng gà là một căn bệnh phổ biến rất nhiều người mắc phải, từ trẻ nhỏ cho tới người già. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà lâu dài còn tiềm ẩn nguy cơ gây mù lòa rất nghiêm trọng. Chính vì vậy việc tìm hiểu cách phòng bệnh quáng gà rất quan trọng.

Bạn đang đọc: Cách phòng bệnh quáng gà hiệu quả

Bệnh quáng gà là tình trạng biểu mô sắc tố võng mạc bị thoái hóa dẫn đến suy giảm thị lực, nhất là vào ban đêm. Căn bệnh gây ra tình trạng thu hẹp tầm nhìn, thị lực kém rõ rệt khiến bạn không thể nhìn rõ trong điều kiện thiếu ánh sáng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh quáng gà là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Bệnh quáng gà gây ra bởi sự rối loạn của các tế bào que nằm ở bên trong võng mạc mắt. Sự rối loạn này có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp tìm được cách phòng bệnh quáng gà dễ dàng hơn.

Quáng gà do thiếu vitamin A

Vitamin A có vai trò vô cùng quan trọng giúp tạo sắc tố võng mạc ở mắt, giúp mắt có thể nhìn được trong điều kiện ánh sáng yếu, trong chỗ râm mát thiếu ánh sáng. Vitamin A tham gia vào quá trình dẫn truyền xung thần kinh giúp hình ảnh hiển thị trên võng mạc.

Không chỉ vậy vitamin A còn có chức năng tổng hợp và ổn định lớp mucin giúp tổng hợp chất nhờn trong mắt, tăng quá trình phục hồi tế bào biểu mô và điều tiết nước mắt giúp mắt tránh khô. Chính vì vậy thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà.

Cách phòng bệnh quáng gà hiệu quả 1 Thị lực suy giảm do quáng gà

Quáng gà do bệnh lý tại mắt

Thường gặp nhất là chứng đục thủy tinh thể ở người cao tuổi, khiến thủy tinh thể trở nên đục mờ không cho tia sáng lọt qua. Kết quả khiến bệnh nhân bị quáng gà, giảm thị lực, mắt nhìn mờ và nhiều triệu chứng khác.

Ngoài ra còn có các bệnh lý tại mắt khác như bệnh viêm sắc tố võng mạc mắt, bệnh tăng nhãn áp Glôcôm, suy giảm thị giác do gen… Còn ở người trẻ tuổi thì hay gặp nhất là chứng cận thị, đặc biệt ở những người thường xuyên tiếp xúc với điện thoại, máy tính ở cường độ cao.

Quáng gà do nguyên nhân khác

  • Các bệnh lý có nguy cơ mắc bệnh quáng gà cao có thể kể tới như đái tháo đường, bệnh giác mạc hình chóp Keratoconus…
  • Những người sử dụng liên tục thuốc giảm áp trong điều trị bệnh tăng nhãn áp cũng có thể gây bệnh quáng gà. Bởi thuốc này khiến đồng tử co lại, thu hẹp tầm nhìn.

Cách phòng bệnh quáng gà hiệu quả 2 Tác dụng không mong muốn của một số thuốc điều trị có thể dẫn đến quáng gà

Triệu chứng bệnh quáng gà

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh quáng gà cũng như từng đối tượng mắc bệnh mà có những triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

Suy giảm thị lực khi thiếu ánh sáng

Đây là triệu chứng đặc trưng xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh quáng gà. Trong điều kiện ánh sáng yếu, thiếu ánh sáng bệnh nhân sẽ suy giảm thị lực, không nhìn rõ, mắt nhìn kém đi. Chính vì vậy rất dễ vấp ngã khi đi trong bóng tối do va phải các vật chắn nhưng không nhìn rõ.

Ở trẻ em thường thấy bé có biểu hiện sợ bóng tối, mỗi khi trời tối thường ngồi yên 1 chỗ hoặc khóc, hoặc hay đòi người lớn bế…

Điều chỉnh thị lực kém với ánh sáng

Khi bệnh nhân di chuyển từ vùng có ánh sáng tốt sang vùng ánh sáng yếu, thiếu sáng hoặc bóng tối thì bệnh nhân giảm thị lực đột ngột, có thể không nhìn thấy gì. Một số bệnh nhân có thể giảm thị lực cả khi có ánh sáng tốt.

Đây là triệu chứng tương đối hay gặp và rất dễ nhận biết ở hầu hết người bệnh. Khi có dấu hiệu này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị.

Thu giảm thị trường

Thị trường của mắt có thể bị thu hẹp khiến vùng nhìn thấy của mắt bị thu nhỏ lại, bệnh nhân không nhìn thấy toàn bộ cảnh vật xung quanh. Nếu tình trạng này không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nhiều biến chứng.

Ngoài ra khi thăm khám bác sĩ có thể phát hiện được các dấu hiệu tổn thương thực thể tại mắt như:

  • Động mạch võng mạc bị thu bé lại ở một hoặc hai bên.
  • Tình trạng đục thủy tinh thể xuất hiện nặng dần.
  • Hoàng điểm bị phù nề dạng nang.
  • Đĩa thị giác bị biến đổi màu sắc…

Do vậy, việc thăm khám sớm giúp chẩn đoán sớm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra của bệnh từ đó có được cách phòng bệnh quáng gà chủ động hiệu quả.

Cách phòng bệnh quáng gà

Bệnh quáng gà ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người mắc bệnh. Chính vì vậy việc phòng bệnh chủ động sẽ giúp bạn có một đôi mắt khỏe mạnh. Các biện pháp phòng bệnh quáng gà có thể kể đến dưới đây:

Chế độ giàu vitamin A

Thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà, vì vậy việc bổ sung vitamin A là rất cần thiết. Tùy từng đối tượng mà việc bổ sung vitamin A sẽ khác nhau về liều lượng cũng như thời điểm bổ sung.

Các bậc cha mẹ cần đưa trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, đi bổ sung vitamin A theo định kỳ 1 năm 2 lần (theo chương trình vi chất dinh dưỡng quốc gia). Với phụ nữ sau sinh cần bổ sung vitamin A liều cao 1 đợt vào 1 tháng sau sinh con.

Tìm hiểu thêm: U thần kinh đệm bậc thấp là gì? Triệu chứng và cách chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp

Cách phòng bệnh quáng gà hiệu quả 3 Cách phòng bệnh quáng gà bao gồm sử dụng thực phẩm giàu vitamin A

Ngoài việc uống vitamin A theo khuyến cáo thì việc bổ sung vitamin A quan chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng nên bú mẹ vì sữa mẹ chứa nhiều vitamin A. Với trẻ lớn và người trưởng thành thì bổ sung qua các bữa ăn hàng ngày.

Có rất nhiều thực phẩm có màu cam, màu xanh đậm chứa nhiều vitamin A như cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ, dưa vàng, xoài, khoai lang mật, bông cải xanh, rau chân vịt, ớt chuông, cà chua… Một số thực phẩm nguồn gốc động vật chứa nhiều vitamin A như thịt, cá, gan động vật, trứng gia cầm, sữa bò, cá biển…

Thăm khám định kỳ

Rất nhiều người chủ quan không đi kiểm tra sức khỏe khiến bệnh được phát hiện khi đã nặng và khó điều trị. Chính vì vậy nên đi khám định kỳ thường xuyên, và chú ý khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào như nhìn mờ, nhìn kém, thị trường thu hẹp, không nhìn thấy trong bóng tối… thì nên đi khám ngay để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

Tuân thủ điều trị

Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh giác mạc hình chóp… có nguy cơ mắc bệnh quáng gà thì cần uống thuốc, tập luyện và đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Việc kiểm soát bệnh tốt là biện pháp phòng bệnh quáng gà hiệu quả.

Với những bệnh nhân mắc quáng gà bẩm sinh hoặc do di truyền từ bố mẹ thì cần thăm khám định kỳ để tránh bệnh tiến triển nặng thêm.

Ngoài ra cần học cách thích nghi với các triệu chứng của bệnh như tập di chuyển trong điều kiện thiếu ánh sáng, luyện mắt nhìn xa, không lái xe vào buổi tối… để cải thiện đời sống sinh hoạt thường ngày.

Cách phòng bệnh quáng gà hiệu quả 4

>>>>>Xem thêm: Top 6 dầu gội kích thích mọc tóc được ưa chuộng hiện nay

Tuân thủ điều trị các bệnh mạn tính cũng là cách phòng bệnh quáng gà

Nói chung bệnh quáng gà là một chứng bệnh khá thường gặp trong xã hội hiện nay, việc chủ động phòng bệnh quáng gà sẽ giúp mỗi cá nhân bảo vệ được đôi mắt khỏe và có tầm nhìn tốt. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp độc giả hiểu được đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng như cách phòng bệnh quáng gà hiệu quả nhất.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *