Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả mà bạn nên biết

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến, nhất là ở những người làm việc văn phòng. Vì đây là bệnh của vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám cho đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng.

Bạn đang đọc: Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả mà bạn nên biết

Để biết được cách phòng ngừa bệnh trĩ thì chúng ta cùng nhau điểm qua các nguyên nhân gây nên trĩ và tìm ra phương pháp chữa trị tốt nhất nhé.

Nguyên nhân gây nên trĩ

Táo bón: Đây là nguyên nhân đầu tiên gây nên trĩ, do lực tống phân làm tổn thương vùng hậu môn và giãn nở các tĩnh mạch dẫn đến hình thành búi trĩ.

Do ngồi lâu: Khi bạn ngồi lâu và nhiều mà không đứng dậy để tập thể dục, dạo vài vòng thì sẽ gây áp lực cho vùng hậu môn, chèn ép các tĩnh mạch trong thời gian dài và là nguyên nhân hình thành nên trĩ.

Do yếu tố di truyền: Có một số nghiên cứu cho rằng khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người có người thân mắc trĩ.

Khi mang thai: Do quá trình mang thai sẽ vận động ít và sức nặng của thai nhi gây táo bón, lâu ngày sẽ hình thành các búi trĩ, do đó, để phòng ngừa bệnh trĩ ở bà bầu cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và cách sinh hoạt.

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân gây trĩ khác như tuổi cao, stress, thói quen vệ sinh quá lâu hay quan hệ tình dục đường hậu môn, thói quen ăn uống không lành mạnh.

Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả mà bạn nên biết

Táo bón là một nguyên nhân phổ biến gây nên trĩ

Dấu hiệu của người bị mắc bệnh trĩ

Khi một người bị bệnh trĩ sẽ có những triệu chứng và biểu hiện dưới đây:

  • Búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn khi đi tiểu, đối với những người bị trĩ nặng thì có thể xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Búi trĩ tắc mạch sẽ gây sưng đau, khó chịu.
  • Đại tiện bị chảy máu, đối với người bị nhẹ thì có thể chỉ thấy máu thấm ở giấy vệ sinh, càng rặn thì càng chảy máu, đối với người bị nặng thì máu sẽ tự chảy thành giọt.
  • Bị ngứa ở hậu môn, khó chịu, đau rát hậu môn tăng dần theo sự phát triển của búi trĩ.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn?

Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả mà bạn nên biết 2

Một số dấu hiệu của người bị mắc bệnh trĩ mà bạn cần lưu ý

Phòng ngừa bệnh trĩ

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là luôn giữ phân trong trạng thái mềm để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn có thể phòng ngừa bệnh trĩ theo cách sau:

  • Bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, ngô, lúa mạch đen, kê, lúa mạch, gạo lứt… Đây là những thực phẩm sẽ giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Tuy nhiên ăn nhiều chất xơ sẽ dễ bị xì hơi, do đó cần thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước. Mỗi ngày bạn nên uống từ 6 – 8 ly nước để làm mềm phân.
  • Khi đi đại tiện không nên rặn mạnh vì như vậy sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm cho búi trĩ bị phình to và chảy máu.
  • Khi có cảm giác mắc đi đại tiện, cần phải đi ngay, không được nín. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, hành động này sẽ làm phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục mỗi ngày. Cần duy trì vận động để ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Không nên ngồi quá lâu, đặc biệt là ngồi trên bồn cầu, việc làm đó sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Vệ sinh vùng hậu môn: Vùng hậu môn bị viêm nhiễm sẽ gây trĩ cho bạn. Bạn nên dùng các loại khăn giấy mềm để lau và tránh cọ xát mạnh để không gây xước vùng quanh hậu môn. Sau khi đi đại tiện nên rửa sạch lại với nước muối ấm.
  • Bên cạnh việc bổ sung các chất xơ, bạn cần tránh các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia rượu, thức uống có ga, tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ phá hủy dạ dày và khiến thức ăn không tiêu hóa được, dẫn đến táo bón.
  • Đối với việc phòng bệnh trĩ cho bà bầu thì phải tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, cần tăng cường các thực phẩm bổ sung sắt. Vận động nhẹ nhàng tránh trường hợp ngồi hoặc đứng lâu.

Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả mà bạn nên biết 3

>>>>>Xem thêm: Làm sao để chấm dứt rong kinh? Rong kinh có tự khỏi không?

Bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây

Đối với những người đã phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ càng cần lưu ý đến các biện pháp phòng bệnh trĩ tái phát. Nguy cơ tái phát trĩ rất cao nếu không có chế độ dinh dưỡng, biện pháp ngăn chặn phòng ngừa hợp lý. Nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi sát tình hình tiến triển bệnh.

Một số bệnh nhân nghĩ rằng bệnh trĩ có thể tự điều trị mà không cần đến bác sĩ, tuy nhiên, đừng quá tự tin vào khả năng chẩn đoán bệnh của mình mà hãy đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Bị chảy máu từ hậu môn trực tràng ngoài bệnh trĩ ra còn rất nhiều bệnh lý khác từ lành tính đến ác tính như ung thư đại trực tràng, polyp đại trực tràng, ung thư ống hậu môn,…

Hy vọng với bài viết trên bạn đã nắm được các thông tin liên quan đến bệnh trĩ cũng như các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *