Cách trị tiêu chảy đơn giản ngay tại nhà

Tiêu chảy là tình trạng bệnh phổ biến, hầu hết ai trong chúng ta cũng từng trải qua. Tuy bệnh không quá nguy hiểm và để lại các biến chứng nặng nề nhưng khi gặp tình trạng này, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ giảm đáng kể. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách trị tiêu chảy đơn giản ngay tại nhà.

Bạn đang đọc: Cách trị tiêu chảy đơn giản ngay tại nhà

Không chỉ riêng tiêu chảy mà các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác đều gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Vì thế, cách trị tiêu chảy là chủ đề được nhiều người quan tâm, tìm kiếm. Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách trị tình trạng này nhé!

Tiêu chảy là gì?

Theo thông tin của Bộ Y Tế, bệnh lý tiêu chảy được xác định khi bệnh nhân đi đại tiện với phân dạng lỏng, từ 3 lần trở lên trong một ngày. Đây cũng là bệnh lý gây tử vong đứng thứ hai đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, theo thống kê từ trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. Tiêu chảy được chia thành 4 cấp độ như sau:

  • Tiêu chảy cấp: Tiêu chảy cấp tính thường xuất hiện ở trẻ có độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi với trên 3 lần đi ngoài trong một ngày và kéo dài 7 ngày.
  • Tiêu chảy mãn: Bệnh nhân được xác định là tiêu chảy mãn nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần. Tiêu chảy mãn có thể nguy hiểm cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu.
  • Tiêu chảy thẩm thấu: Thông qua khối lượng phân, từ 250ml – 1 lít/ngày sẽ xác định được mức độ của bệnh tiêu chảy thay đổi từ nhẹ đến nặng.
  • Tiêu chảy xuất tiết: Đây là dạng tiêu chảy xuất hiện khi lượng dịch, các chất điện giải và men tiêu hóa bị quá tải so với khả năng bình thường của đại tràng.

Cách trị tiêu chảy 1

Tiêu chảy là tình trạng bệnh nhân đi đại tiện với phân dạng lỏng, trên 3 lần/ngày

Nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp

Theo thống kê từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Hoa Kỳ cho thấy, Rotavirus là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiêu chảy cấp khiển trẻ nhỏ nhập viện. Đây là loại virus phát sinh khi thực phẩm và nước không đảm bảo vệ sinh. Ngoài tác nhân virus, tiêu chảy còn đến từ các nguyên nhân thường gặp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Tác nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột là các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, mầm bệnh có hại ở sẵn trong thức ăn và nước uống. Chúng thường chứa vi khuẩn Clostridium, Salmonella gây viêm đại tràng, ngộ độc nghiêm trọng.
  • Ngộ độc thực phẩm: Thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng hoặc chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Khi mắc phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ đi ngoài liên tục, chảy mồ hôi, buồn nôn, đau bụng dữ dội và sốt cao.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này có thể xuất hiện khi bạn dùng thuốc trị bệnh, thay đổi thói quen ăn uống hoặc khi ăn một số thức ăn lạ. Việc này dẫn đến ruột bị co thắt, kích thích khiến nước và thức ăn bài tiết nhanh quá mức, gây tiêu chảy.
  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Tình trạng này có thể do nguyên nhân sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, vô tình ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh, làm tăng nhu động ruột, đồng thời giảm hấp thu kích chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không dung nạp đường: Cơ thể không hấp thụ được glucose, lactose từ thực phẩm hoặc trái cây có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Khi mắc phải tình trạng tiêu chảy, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Đi ngoài liên tục trong ngày, từ 3 lần trở lên;
  • Đi phân có dạng lỏng và nhiều nước;
  • Đau quặn bụng hoặc đau bụng từ nhẹ đến nặng, tuy nhiên, cơn đau bụng dữ dội thường hiếm khi xảy ra;
  • Có cảm giác chướng khí và bụng hơi phình;
  • Bụng bị sôi sùng sục;
  • Cảm giác cần đi tiêu ngay lập tức;
  • Buồn nôn hoặc có thể nôn ra thức ăn;
  • Sốt nhẹ;
  • Tiêu chảy xuất hiện ở người lớn còn kèm theo cảm giác khô miệng và khát;
  • Da bị chùng nhão ở những người lớn tuổi;
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện triệu chứng khô miệng, trũng mắt, ít tiểu hơn so với lúc bình thường. Đồng thời có thể kèm theo triệu chứng chán ăn và buồn ngủ;

Bên cạnh đó, một số bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy kèm theo sốt, ớn lạnh, chóng mặt, choáng váng, nôn và phân có máu.

Cách trị tiêu chảy 2

Khi bị tiêu chảy, người bệnh có cảm giác cần đi tiêu ngay lập tức

Cách trị tiêu chảy hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà có các cách trị khác nhau. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong các cách sau đây khi gặp phải tình trạng này nhé!

Bổ sung nhiều nước

Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến việc cơ thể bị mất nước. Vì thế, bổ sung nước được xem là cách hỗ trợ trị tiêu chảy hiệu quả. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung các dạng nước ép hoặc nước trà.

Uống nước gừng nướng

Một trong những cách trị tiêu chảy theo dân gian không thể không nhắc đến phương pháp dùng gừng nướng. Đối với trường hợp tiêu chảy, buồn nôn do nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, gừng nướng có thể giúp tình trạng này cải thiện hiệu quả.

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một củ gừng nướng, cạo sạch lớp vỏ và thái mỏng. Sau đó hãm nước uống, nước này tốt cho hệ tiêu hóa và đồng thời giảm được tiêu chảy.

Uống nước vo gạo

Nước vo gạo có thể giảm tình trạng tiêu chảy nhanh. Thực hiện vô cùng đơn giản, bạn đun sôi theo tỷ lệ 2 cốc nước và 1 cốc gạo khoảng 10 phút, đến khi thấy nước trở nên đục. Tiếp theo, bạn lọc gạo, chắt lấy nước. Nước vo gạo này sẽ cung cấp chất lỏng cho cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa một cách hiệu quả triệu chứng mất nước, đồng thời cải thiện tình trạng tiêu chảy nhờ tác dụng liên kết trong đường tiêu hóa của nước vo gạo, giúp phân được rắn chắc hơn.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Cách trị tiêu chảy 3
Nước vo gạo có thể giảm tình trạng tiêu chảy nhanh

Ăn uống phù hợp

Cách trị tiêu chảy tốt hơn hết là bạn nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, cần tránh xa sữa, cà phê, bột yến mạch, phô mai khi đang gặp tình trạng tiêu chảy. Thay vào đó, hãy ăn thực phẩm chứa tinh bột như ngũ cốc, sắn, khoai tây hoặc cơm trắng. Đặc biệt, nên bổ sung việt quất. Vì loại quả này có đặc tính chống oxy hóa và khử khuẩn nhờ hoạt chất anthocyanosides, chúng được xem như liều thuốc hiệu quả giảm tình trạng đau bụng tiêu chảy.

Thực hiện chế độ ăn BRAT

Chế độ ăn kiêng BRAT là cụm từ viết tắt của các loại thực phẩm gồm chuối, cơm, táo, bánh mì nướng. Những loại này giúp giảm hiệu quả tình trạng tiêu chảy, các triệu chứng khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn,… do chứa ít chất xơ, giàu tinh bột.

Dùng thuốc kháng sinh

Nếu nguyên nhân gây ra tiêu chảy là vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, có thể cần dùng đến kháng sinh để chữa trị. Thường dùng trong trường hợp người bệnh dùng phải thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là trong trường hợp đang đi du lịch.

Dùng thuốc trị tiêu chảy

Nếu tiêu chảy nhẹ chỉ diễn ra trong 24 giờ, bạn không cần quá lo lắng, tình trạng này có thể sẽ tự hết. Tuy nhiên, bạn cũng cần dự trữ sẵn thuốc trị tiêu chảy khi muốn giảm nhanh tình trạng khó chịu này. Bạn có thể dụng Pepto-Bismol (bismuth subsalicylate) hoặc Imodium (loperamide). Loperamide giảm tiêu chảy bằng cách làm chậm quá trình di chuyển chất lỏng trong ruột, giúp chức năng của ruột được phục hồi.

Cách trị tiêu chảy 4

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu bị dị ứng nước giặt quần áo

Dùng thuốc là cách trị tiêu chảy được nhiều người chọn khi muốn giảm nhanh tình trạng này

Trên đây là những cách trị tiêu chảy đơn giản, hiệu quả bạn có thể cân nhắc để áp dụng khi bản thân hoặc gia đình gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy không thuyên giảm, bạn nên liên hệ cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh biến chứng không mong muốn xảy ra.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn
  • Trẻ bị tiêu chảy nên ăn trái cây gì để nhanh hồi phục?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *