Cách xử lý đánh cầu lông bị đau vai đơn giản cho bạn

Cầu lông là một trong những bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong quá trình tham gia tập luyện cũng như thi đấu sẽ có thể dẫn đến bị dau vai. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị với Kenshin nhé.

Bạn đang đọc: Cách xử lý đánh cầu lông bị đau vai đơn giản cho bạn

Đánh cầu lông bị đau vai là một trong những chấn thương phổ biến và thường gặp ở những người vừa mới chơi hoặc đã chơi lâu bộ môn thể thao này. Nhiều bạn cảm thấy đau vai là một chuyện bình thường và không hiểu rõ nguyên nhân của chấn thương này có nghiêm trọng hay không. Ngày hôm nay, Kenshin sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân cũng như biểu hiện về tình trạng này và cách hạn chế nó ra sao nhé!

Chấn thương vai là gì?

Chấn thương vai là một loại chấn thương thường gặp và có thể xảy ra như bị té, tai nạn, chơi thể thao, mang vác vật nặng. Phạm vi chuyển động của vai lớn nhất là 4 khớp. Hai khớp lớn được hình thành nhờ sự liên kết giữa xương cánh tay và cương bả vai, cũng như liên kết giữa xương bả vai và thành ngực. Chính vì vậy khớp vai có độ linh hoạt cao nên dễ dàng mất ổn định nên quá trình thoái hoá khớp khiến các mô bị phá vỡ không còn hoạt động tốt.

Cách xử lý đánh cầu lông bị đau vai đơn giản cho bạn 1 Chấn thương vai thường xảy ra khi tập luyện thể thao

Một số chấn thương thường gặp ở vai

Thường xuyên chơi cầu lông dẫn đến việc bị chấn thương ở vai. Và dưới đây là một số chấn thương thường gặp mà bạn nên biết:

  • Trật khớp vai: Ở vị trí vai – đòn bị bật ra khỏi vị trí tiếp khớp do ngã dập vào nền cứng hoặc chống tay. Khi bị trật khớp vai thì người bị chấn thương cảm thấy đau dữ dội, sưng/bầm tím vùng vai và có thể lan xuống cánh tay.
  • Tổn thương sụn viên khớp vai: Viền trên và sụn viền trước khi tổn thương thì người bệnh sẽ cảm thấy đau, có thể dữ dội hoặc ê ẩm tuỳ mức độ tổn thương và lan xuống cánh tay, cẳng tay.
  • Gãy xương đòn: Chấn thương phần bả vai. Khi bị va đập vai hau khi bị ngã thì sẽ dấn tới gãy xương đòn. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, đồng thời có dấu hiệu bầm tím xung quanh vùng chấn thương.

Nguyên nhân dẫn đến đánh cầu lông bị đau vai

Thường xuyên tập luyện cầu lông là một cách nâng cao sức khoẻ tốt. Đây là một bộ môn thể thao vừa dễ chơi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên trong quá trình đó có thể dẫn đến bị đau vai thì dưới đây là một số nguyên nhân để bạn tham khảo:

  • Khi đánh cầu lông bạn thực hiện các động tác tay cao trên vai với một cường độ cao và lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Tuổi tác cũng là một vấn đề quan trọng làm tăng nguy cơ bị chấn thương.
  • Trước đi chơi cầu lông bạn không khởi động đúng cách cũng như không đủ thời gian để cơ tăng lưu thông nên nếu không tập đủ có thể sẽ khiến bạn bị đau vai.
  • Sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ cũng khiến bạn đau vai.

Cách xử lý đánh cầu lông bị đau vai đơn giản cho bạn 2 Thường xuyên nâng tay cao dẫn đến chấn thương vai

Những biểu hiện khi bị chấn thương vai

Sau đây là một số biểu hiện mà bạn hãy chú ý vì sau khi chơi cầu lông xong có thể bạn sẽ bị đau vai đấy nhé:

  • Khi bạn nâng một vật nặng lên bạn sẽ cảm thấy vai đau.
  • Cảm giác khó chịu và đau khi thực hiên các hoạt động cơ thể.
  • Đau cổ khi bạn đang ngủ.
  • Đau vai gáy hoặc vùng cổ.
  • Một số trường hợp nặng bạn cảm thấy lệch khớp vai.

Hướng dẫn điều trị đau vai do đánh cầu lông tại nhà

Sau khi đã phát hiện được bệnh thì mọi người sẽ tìm hiểu để cách hướng dẫn nhanh nhất để không vị đau vai là:

Chườm đá: Đây là một phương pháp truyền thống giúp giảm đau. Nó sẽ mang lại hiệu quả trong vòng 1 – 2 ngày sau khi bị thương. Khi chườm thì đá giúp bạn giảm đau và ngăn ngừa sưng tấy do giảm lưu lượng máu đến khu vực đang bị thương. Hãy chườm đá trong vòng 15 – 20 phút mỗi lần để da trở về nhiệt độ bình thường sau khi chườm.

Tìm hiểu thêm: Tình trạng ù tai phải lâu ngày khắc phục như thế nào?

Cách xử lý đánh cầu lông bị đau vai đơn giản cho bạn 3 Chườm đá lên vai để giảm tình trạng bị đau vai khi đánh cầu lông

Những bài tập dành cho người đánh cầu lông bị đau vai

Trong trường hợp bạn phát hiện ra khi đánh cầu lông bị đau vai thì dưới đây là một song những bài tập giúp cải thiện tình trạng đau ở voi.

  • Đặt nhẹ bàn tay bên phần vai bị đau tạo một góc 90 độ so với tường. Và mặt, ngực, vai hướng về phía tay còn lại. Bạn cứ giữ nguyên tư thế trong vài giây.
  • Tiếp theo bạn bắt đầu di chuyển người và vai tiến dần về phía tường, tạo một vòng cung từ vị trí vuông góc ban đầu đến vị trí mà bạn cảm thấy phần vai bị đau.
  • Trong lúc thực hiện bạn không di chuyển lòng bàn tay của mình cũng như không quay ngực về phía tường, nhớ luôn hướng ngực về phía trước nhé.
  • Thực hiện bài tập này 10 phút và làm tiếp động tác nâng vai 10 lần.

Phương pháp phòng ngừa đánh cầu lông bị đau vai

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn phòng ngừa được được chấn thương khi đánh cầu lông:

  • Sử dụng nẹp vai hàng ngày trong khi bạn tập luyện hoặc thi đấu.
  • Nên nghỉ ngơi đầu đủ để vai có thể được hồi phục sau những ngày tháng tập luyện hoặc chấn thương nặng.
  • Bổ sung các thực phẩm như cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng, nghệ và thực phẩm chức năng để có thêm sức khỏe hạn chế được những chấn thương từ vai.
  • Khởi động đủ thời gian cũng như đúng bài tập, không được đốt cháy giai đoạn dẫn đến chấn thương không đáng có.

Cách xử lý đánh cầu lông bị đau vai đơn giản cho bạn 4

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây mất nước cơ thể và cách xử trí hiệu quả

Tập luyện những bài khởi động đúng để tránh bị đau vai khi chơi cầu lông

Trong bài viết này Kenshin đã chia sẻ cho bạn những thông tin về tình trạng đánh cầu lông bị đau vai cũng như một số cách điều trị, phương pháp giúp giảm đau và hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên trong trường hợp bạn không chịu được thì hãy đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhé.

Thủy Tiên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *