Cận thị ban đêm: Cách điều trị như thế nào?

Cận thị là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc suy giảm thị lực trong xã hội hiện nay. Tật cận thị ban đêm là một dạng bệnh của cận thị, tuy không quá phổ biến như các dạng khác nhưng cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy cách điều trị cận thị ban đêm như thế nào? Hãy cùng Kenshin tham khảo ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Cận thị ban đêm: Cách điều trị như thế nào?

Cận thị ban đêm được xem là một tật khúc xạ, đây là chứng rối loạn thị giác và có thể nặng lên theo thời gian nếu không được khắc phục kịp thời. Bệnh không chỉ gây suy giảm thị lực mà lâu dần còn có khả năng làm thay đổi cấu trúc của đôi mắt. Chính vì vậy, tìm hiểu về cận thị ban đêm và cách điều trị phù hợp là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Cận thị ban đêm là gì?

Cận thị ban đêm là một dạng bệnh của cận thị. Cận thị là tật khúc xạ của mắt, khiến cho mắt bạn chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần. Còn khi nhìn những vật ở khoảng cách xa, hình ảnh bị mờ và nhoè đi như có màn sương bao phủ. Chứng rối loạn thị giác này có thể nặng lên theo thời gian nếu bạn không tìm được giải pháp khắc phục hợp lý.

Cận thị ban đêm, Tiếng Anh thường gọi là Night Myopia, còn được gọi là cận thị về đêm hoặc cận thị chạng vạng. Đây là tình trạng tầm nhìn của bạn bị giảm đi rõ rệt vào buổi tối hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, mặc dù vào ban ngày thị giác của bạn vẫn bình thường.

Cận thị ban đêm: Cách điều trị như thế nào? 1 Cận thị ban đêm khiến tầm nhìn của bạn bị giảm sút trong điều kiện ánh sáng yếu

Dù rằng bệnh cận thị ban đêm đã được ghi nhận trong các y văn trong suốt hơn 200 năm qua, nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Thống kê cho thấy, những người trẻ tuổi có tần suất bị cận thị ban đêm cao hơn.

Người ta thường chỉ nhận thấy cận thị vào ban đêm do ban ngày ánh sáng xung quanh đầy đủ kiến cho đồng tử mắt co lại, giảm tình trạng mờ trên võng mạc. Vào ban đêm hoặc môi trường thiếu ánh sáng sẽ khiến đồng tử giãn ra để thu được nhiều ánh sáng hơn, do đó dẫn đến việc mờ võng mạc trở nên dễ nhận thấy và khiến cho hình ảnh bị biến dạng khi đến mắt. Vậy nên, thực tế tình trạng cận thị ban đêm là mắt luôn bị cận thị.

Triệu chứng của cận thị ban đêm

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của chứng bệnh cận thị ban đêm mà bạn đọc nên lưu ý:

  • Người bệnh nhìn mờ trong môi trường thiếu sáng. Khi ánh sáng đầy đủ, thị giác người bệnh hoàn toàn bình thường.
  • Thường xuyên phải nheo mắt.
  • Khó nhìn vào ban đêm.
  • Đôi khi cảm thấy nhức đầu do mỏi mắt.

Cận thị ban đêm: Cách điều trị như thế nào? 2 Triệu chứng bệnh cận thị ban đêm

Cẩn thận với tật cận thị ban đêm khi lái xe

Theo số liệu thống kê cho thấy, mặc dù lượng xe lưu thông trên đường vào ban đêm ít hơn ban ngày, tuy nhiên số vụ tai nạn vào ban đêm lại thường xảy ra nhiều hơn. Và trong một nghiên cứu được thực hiện, những người bị cận thị ban đêm có liên quan nhiều đến số vụ tai nạn hơn những người bình thường.

Và như đã đề cập ở trên, độ tuổi thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị cận thị ban đêm hơn những người lớn tuổi. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên đi khám mắt để có những phương hướng xử lý kịp thời phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng cận thị ban đêm

Với những người bị tật cận thị ban đêm, bệnh trở nên đáng lưu ý nhiều hơn vào lúc chạng vạng, tối hay ở môi trường thiếu sáng. Nó không quá ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh vào ban ngày, tuy nhiên làm thế nào để khắc phục tình trạng cận thị về đêm lại là vấn đề khiến người bệnh phải đau đầu suy nghĩ.

Và may mắn thay, tật cận thị ban đêm có thể giải quyết bằng việc đeo kính. Đeo kính cận hoặc kính áp tròng có thể giúp người bệnh cải thiện tầm nhìn về đêm. Dưới đây là những gợi ý của Kenshin dành cho bạn đọc:

Đeo kính gọng

Đây có thể xem là cách giải quyết đơn giản, hữu dụng và ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị ban đêm. Kính gọng đã có từ khá lâu đời, và đến hiện nay vẫn được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Khi dùng kính gọng, do kính không tiếp xúc trực tiếp lên giác mạc nên giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lên mắt. Ngoài ra, với những người gặp tình trạng khô mắt, kính gọng là một sự lựa chọn tuyệt vời vì nó không làm mắt bạn khô hơn. Kính cũng có thể bảo vệ mắt khỏi những tác nhân như bụi, gió…

Tìm hiểu thêm: Rối loạn nhận thức do tổn thương não bộ là gì? Cách nhận biết bệnh thế nào?

Cận thị ban đêm: Cách điều trị như thế nào? 3 Đeo kính gọng giúp giải quyết tình trạng cận thị ban đêm

Tuy nhiên, kính gọng cũng có những nhược điểm nhất định. Một số người bệnh có triệu chứng chóng mặt, đau đầu sau một thời gian đeo kính – đó có thể là do kính không đúng độ cận, và bạn nên đi đến các cơ sở y tế kiểm tra lại. Ngoài ra, bạn cần thay kính gọng sau một khoảng thời gian đeo kính, vì có thể bạn bị tăng độ cận và gây tình trạng nhìn mờ. Đeo kính gọng cũng làm thị lực người bệnh bị ảnh hưởng và khó chịu khi di chuyển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hay trời mưa.

Kính áp tròng giúp khắc phục cận thị ban đêm

Đây là loại thấu kính mỏng, được làm từ chất dẻo, sử dụng bằng cách đặt trực tiếp lên bề mặt giác mạc của mắt. Kính áp tròng được xem là một thiết bị y tế có khả năng điều chỉnh tật khúc xạ của mắt, ngoài ra còn có tính thẩm mỹ cao để phục vụ nhu cầu người dùng.

Nhìn chung, kính áp tròng do áp trực tiếp lên bề mặt giác mạc nên nó tạo được vùng nhìn rộng và tự nhiên, giúp bạn dễ dàng hoạt động trong bất kỳ môi trường nào. Kính áp tròng cũng giúp hạn chế các nguy cơ bị chấn thương mắt như kính gọng. Và điều quan trọng là tính thẩm mỹ của kính áp tròng cao, có loại kính áp tròng màu giúp bạn điều chỉnh màu mắt theo ý muốn cá nhân.

Cận thị ban đêm: Cách điều trị như thế nào? 4

>>>>>Xem thêm: Bàn chải đánh răng than hoạt tính nào được nhiều người sử dụng?

Kính áp tròng là một biện pháp hiệu quả chữa cận thị ban đêm

Tuy nhiên, sử dụng kính áp tròng có thể khiến bạn bị khô mắt khi sử dụng trong thời gian dài. Tùy theo từng loại của từng nhà sản xuất mà bạn chỉ nên đeo trong vòng 6 tiếng, 8 tiếng hoặc 12 tiếng… Kính áp tròng cũng yêu cầu sự bảo quản cẩn thận và chăm sóc mắt thường xuyên để tránh nguy cơ viêm nhiễm giác mạc, tổn thương mắt… Ngoài ra, nếu bạn làm việc trên máy tính thường xuyên, kính áp tròng cũng có thể góp phần gây ra hội chứng thị lực máy tính (Computer Vision Syndrome).

Việc lựa chọn kính gọng hay kính áp tròng hoàn toàn tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng cá nhân của mỗi người. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, bạn đọc nên cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng.

Trên đây là bài viết của Kenshin về tình trạng cận thị ban đêm. Mong rằng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi trang web của Nhà Thuốc để cập nhật cho mình những thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *