Có rất nhiều virus cổ đại ẩn sâu dưới lớp băng vĩnh cửu. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, hiện tượng băng tan có thể khiến virus “thây ma” sẽ được giải phóng, hồi sinh và hình thành đại dịch bí hiểm trên thế giới.
Bạn đang đọc: Cảnh báo nguy cơ bùng đại dịch mới từ virus “thây ma” Bắc Cực
Các lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đóng vai trò như một “nhà tù” để nhốt các loại virus, vi khuẩn cổ đại từ thời tiền sử có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho con người. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, virus “thây ma” (zombie) có thể sẽ được hồi sinh và giải phóng do hiện tượng băng tan, làm thành đại dịch.
Băng vĩnh cửu là gì?
Băng vĩnh cửu là một phần của lớp đất hoặc đá đã bị đóng băng kéo dài ít nhất hai năm liên tiếp. Nó thường xuất hiện ở các vùng có khí hậu lạnh, chẳng hạn như Bắc Cực và Nam Cực cũng như trên các ngọn núi cao.
Vai trò của băng vĩnh cửu trong hệ sinh thái Bắc Cực là rất quan trọng. Nó sẽ giúp giữ cho mặt đất ổn định, ngăn chặn sự xói mòn và cung cấp môi trường sống cho một số loài thực vật và động vật. Ngoài ra, băng vĩnh cửu cũng có chứa một lượng lớn carbon và khi nó tan chảy, lượng carbon này được giải phóng ra môi trường. Điều này cũng góp phần gây ra vấn đề về biến đổi khí hậu.
Băng vĩnh cửu đang tan chảy với tốc độ đáng lo ngại do biến đổi khí hậu. Quá trình tan chảy này không chỉ giải phóng carbon dioxide và methane, mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như làm nước biển dâng cao, thay đổi trong hệ sinh thái Bắc Cực và giải phóng các mầm bệnh cổ đại.
Để bảo vệ băng vĩnh cửu và giảm thiểu biến đổi khí hậu, chúng ta cần hành động ngay bây giờ. Điều này có thể thực hiện thông qua việc giảm khí thải carbon, đầu tư vào năng lượng tái tạo và tăng cường bảo tồn năng lượng.
Nguy cơ virus “thây ma” Bắc Cực hồi sinh do băng tan
Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về một mối đe dọa mới mà nhân loại đang phải đối mặt, đó là sự xuất hiện của virus “thây ma” (virus zombie) ẩn dưới lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Theo dự đoán, các loại virus cổ đại đang bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu tại Bắc Cực có thể được giải phóng khi băng tan chảy do biến đổi khí hậu, gây ra một đợt bùng phát dịch bệnh to lớn.
Cụ thể, các chủng virus Methuselah hay còn gọi là virus “thây ma”, đã được phân lập bởi các nhà nghiên cứu, làm dấy lên một mối lo ngại về tình trạng y tế toàn cầu. Đây là một loại dịch bệnh bắt nguồn từ thời cổ xưa, không phải là một căn bệnh mới đối với khoa học.
Vì vậy, các nhà khoa học đã bắt đầu lập kế hoạch thiết lập một hệ thống giám sát tại Bắc Cực để phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên gây ra bởi vi sinh vật cổ đại. Hệ thống này cũng sẽ cung cấp chỉ định cách ly và điều trị y tế chuyên nghiệp đối với những trường hợp nhiễm bệnh. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch và tránh trường hợp người nhiễm bệnh rời khỏi khu vực.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm TCK được thực hiện như thế nào?
Theo nhà di truyền học Jean-Michel Claverie từ Đại học Aix-Marseille, nghiên cứu về đại dịch đang tập trung vào các bệnh xuất hiện từ phía Nam và lan rộng về phía Bắc. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc này là một sơ suất vì nó có khả năng lây nhiễm sang người và gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh mới.
Marion Koopmans – một nhà nghiên cứu virus từ Trung tâm Y tế Erasmus (Hà Lan) cũng đồng tình với quan điểm này, ông đã nhấn mạnh rằng những virus trong lớp băng vĩnh cửu có thể gây ra các đợt dịch bệnh lớn, bao gồm cả bệnh bại liệt cổ đại.
Nhiều loại virus cổ đại bị hiểm ấn dưới lớp băng
Năm 2014, Claverie cùng một nhóm các nhà khoa học đã thành công trong việc phân lập virus sống tại Siberia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, loại virus này vẫn có khả năng lây nhiễm sang các sinh vật đơn bào mặc dù đã bị vùi chôn hàng nghìn năm dưới lớp băng vĩnh cửu. Một nghiên cứu sâu hơn được công bố vào năm 2023 đã tiết lộ về sự tồn tại của nhiều chủng virus khác nhau từ 7 địa điểm ở Siberia. Các loại virus này có khả năng lây nhiễm sang các tế bào nuôi cấy. Một mẫu virus đã có niên đại lên đến 48.500 năm.
Claverie cũng cho biết rằng: “Các loại virus mà chúng tôi đã phân lập chỉ có thể lây nhiễm amip và không nguy hại cho con người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các loại virus khác đang bị đóng băng dưới lớp băng vĩnh cửu không có khả năng gây bệnh ở người. Chẳng hạn như, chúng tôi đã xác định được dấu vết bộ gen của poxvirus và herpesvirus, đây đều là những những mầm bệnh phổ biến ở người”.
Lớp băng vĩnh cửu chiếm khoảng 20% bề mặt của bán cầu Bắc và được hình thành từ đất đã được giữ ở nhiệt độ dưới 0oC trong một thời gian rất dài. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra nhiều lớp băng tồn tại trong hàng trăm nghìn năm.
>>>>>Xem thêm: Liệu pháp tiêm meso trị sẹo rỗ là gì? Giá tiền thế nào?
Claverie đã chia sẻ với tờ Observer: “Đặc điểm quan trọng của lớp băng vĩnh cửu là sự lạnh lẽo, tối tăm và thiếu oxy, đây cũng là điều kiện lý tưởng để lưu trữ vật liệu sinh học. Bạn có thể đặt sữa chua vào lớp băng vĩnh cửu và sau 50.000 năm nó vẫn có thể ăn được”.
Tuy nhiên, lớp băng vĩnh cửu trên thế giới đang trải qua sự biến đổi rất nhanh chóng. Các tầng trên của trữ lượng băng băng chính của Trái đất ở các khu vực như Canada, Siberia và Alaska đều đang có dấu hiệu tan chảy do tác động của sự biến đổi khí hậu đến Bắc Cực. Theo các nhà khí tượng học, các khu vực này đang có tốc độ nóng lên nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng nhiệt trung bình.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cảnh bảo về nguy cơ giải phóng và hồi sinh virus “cổ đại”. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể