Phẫu thuật nâng ngựa đang trở thành hình thức thẩm mỹ quen thuộc với phái đẹp trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bất cứ cuộc phẫu thuật hay can thiệp dao kéo nào đều có những rủi ro tiềm ẩn. Trong đó biến chứng đặt túi ngực là tình trạng rất nhiều người gặp phải.
Bạn đang đọc: Cảnh báo những biến chứng đặt túi ngực không thể chủ quan
Đối với phái đẹp, vòng 1 không chỉ đóng vai trò quan trọng đảm bảo chức năng sinh sản mà còn là biểu tượng của sự quyến rũ và vẻ đẹp của người phụ nữ. Không phải ai sinh ra cũng sở hữu “đôi gò bồng đào” hoàn hảo, chính vì thế nhiều người đã tìm đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực để cải thiện vòng 1.
Với sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp đặt túi ngực trong phẫu thuật thẩm mỹ đã mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho hàng triệu phụ nữ. Tuy nhiên, rủi ro hoàn toàn có thể phát sinh. Đã có không ít trường hợp gặp phải biến chứng đặt túi ngực nguy hiểm, thậm chí đánh đổi cả tính mạng. Vì thế, trước khi quyết định đặt túi ngực thẩm mỹ, bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp này và những rủi ro có thể xảy ra.
Contents
Tìm hiểu chung về đặt túi ngực
Đặt túi ngực hay nâng ngực là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ giúp tăng kích thước vòng một bằng cách đặt một túi nâng ngực nhân tạo vào vòng 1 của người phụ nữ. Đây là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em lựa chọn, nhất là với những người có vòng 1 chưa hoàn hảo. Tùy vào vóc dáng cơ thể, mong muốn của người đặt, bác sĩ sẽ tư vấn kích cỡ túi ngực phù hợp giúp chị em có vòng 1 đẹp và tự tin hơn sau khi làm.
Kỹ thuật đặt túi ngực được hiểu đơn giản là việc đưa túi ngực nhân tạo vào bên trong khoang ngực của người phụ nữ với mục tiêu tăng kích thước bầu ngực. Túi ngực nhân tạo có thể được đặt vào phía sau mô tuyến vú, phía sau cơ ngực hoặc phía sau cân cơ ngực và trước cơ ngực.
Hầu hết mọi người đều có thể đặt túi ngực nhưng mỗi người lại có lý do khác nhau. Một số người muốn nâng cấp vòng 1 để cải thiện ngoại hình đẹp hơn. Nhưng cũng có nhiều người từng bị bệnh phải cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến vú phải đặt túi ngực nhân tạo để phục hồi vòng 1 và hạn chế những khiếm khuyết hình thể. Dù lý do là gì thì mục tiêu cuối cùng vẫn là có vòng 1 cân đối, hoàn hảo để tự tin hơn trong cuộc sống.
5 biến chứng đặt túi ngực thường gặp
Cuộc sống phát triển, nhu cầu làm đẹp cũng dần tăng lên và phẫu thuật đặt túi ngực đã trở thành loại hình thẩm mỹ phổ biến và hàng loạt cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ “mọc lên như nấm” trong những năm gần đây.
Bên cạnh những cơ sở thẩm mỹ với đội ngũ bác sĩ giỏi, chất lượng, dịch vụ uy tín thì cũng có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ chui cũng ra đời, dẫn đến nhiều trường hợp chị em bị biến chứng đặt túi ngực nặng nề, thậm chí tử vong.
Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, cơ sở vật chất đảm bảo, tỷ lệ biến chứng sẽ rất thấp. Nhưng không có nghĩa là không có rủi ro bởi mọi cuộc phẫu thuật đều tồn tại tỷ lệ biến chứng nhất định. Dưới đây là một số biến chứng đặt túi ngực có thể xảy ra.
Vỡ túi ngực
Đây là một trong những biến chứng đặt túi ngực phổ biến. Triệu chứng cảnh báo vỡ túi ngực sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất liệu làm túi ngực. Với túi ngực chứa nước, bạn sẽ cảm nhận rõ ngực bị xẹp đi, mất cân đối. Còn với túi ngực làm bằng silicon thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện khi có sự hỗ trợ của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp ngực bị giảm kích thước, xuất hiện tình trạng đau tức, ngứa, rát, thay đổi cảm giác ở ngực.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng đặt túi ngực này là có thể là do ngực bị chèn ép quá mạnh, túi ngực kém chất lượng, rủi ro trong phẫu thuật hoặc co thắt bao xơ.
Đau ngực
Quá trình động dao kéo để đặt túi ngực có thể gây ra các hiện tượng đau ngực sau đó. Tình trạng này thường không đáng lo ngại và sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và kèm với các triệu chứng bầm tím, tụ máu, sưng đau dữ dội thì bạn cần nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân và có phương án xử trí phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc xôi gấc: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh
Nhiễm trùng ngực
Tình trạng này thường xuất hiện vài ngày sau phẫu thuật với các triệu chứng điển hình như sốt, đau vú, vú bị sưng tấy, ăn không ngon miệng,… Đây là biến chứng đặt túi ngực nguy hiểm, chị em cần theo dõi cơ thể sau phẫu thuật để phát hiện sớm. Từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp kiểm soát bằng cách dùng kháng sinh, phẫu thuật làm sạch, lấy mô nhiễm trùng hoặc lấy túi ngực.
Túi ngực di chuyển khỏi vị trí
Sai sót khi đặt túi ngực, ngực bị chèn ép va đập, chấn thương,… là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngực bị di chuyển.
Hoại tử da vú
Biến chứng đặt túi ngực này thường ít xảy ra và thường tập trung ở những người bệnh sau cắt bỏ tuyến vú. Triệu chứng hoại tử da vú gồm sốt, da chuyển màu xanh hoặc đen, hình thành vết thương hở trên da,…
Một số lưu ý để phòng ngừa biến chứng đặt túi ngực
Ngoài việc lựa chọn nơi thực hiện uy tín, bác sĩ chuyên môn cao thì chăm sóc và theo dõi sức khỏe sau khi phẫu thuật vú cũng là cách giảm biến chứng đặt túi ngực. Bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc và sử dụng thuốc sau phẫu thuật của bác sĩ;
- Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, hạn chế mặc áo bó sát;
- Ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất;
- Tránh các hoạt động mạnh như bê vác, thể dục cường độ cao;
- Thường xuyên kiểm tra ngực tại nhà theo hướng dẫn;
- Kiểm tra túi ngực định kỳ tối thiểu 2 năm/lần.
>>>>>Xem thêm: Siêu thực phẩm có thực sự tốt như bạn nghĩ?
Tóm lại, dù tỷ lệ biến chứng đặt túi ngực chỉ khoảng 1% nhưng lại để lại những tổn thương nặng nề. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về đặt túi ngực và những rủi ro trước khi quyết định thực hiện nâng ngực.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể