Hiện tượng bà bầu chán ăn khi mang thai tháng thứ 8 của thai kỳ là rất bình thường. Nhưng cần giải quyết hiện tượng chán ăn này như thế nào để không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi mới là điều đáng quan tâm.
Bạn đang đọc: Chán ăn khi mang thai tháng thứ 8 phải làm sao?
Vào tháng cuối của thai kỳ, cụ thể là tháng 8, hiện tượng nghén trở lại của bà bầu như chán ăn, mệt mỏi, phù nề và khó thở… do sự chèn ép của thai nhi. Có khi nghén vào tháng 8 còn ám ảnh hơn cả nghén 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi vì nếu chủ quan để tình trạng chán ăn kéo dài sẽ làm mẹ đuối sức mệt mỏi và không đủ dưỡng chất nuôi thai nhi. Cần khắc phục tình trạng chán ăn khi mang thai tháng thứ 8 như thế nào? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở thai kỳ tháng thứ 8
Thai kỳ ở tháng thứ 8, thai to lên đẩy căng lồng ngực làm cho mẹ cảm thấy khó thở hơn, nặng nề hơn. Mẹ khó khăn hơn khi duy trì những hoạt động thường ngày của mình.
Chán ăn khi mang thai tháng thứ 8 là hiện tượng rất bình thường
Giai đoạn này, bụng mẹ đã khá to làm thay đổi trọng tâm của cơ thể và gây áp lực lên lưng dẫn tới hiện tượng bị đau lưng. Kể cả sự thay đổi nội tiết tố khiến khớp, dây chằng giữa xương chậu và cột sống bị giãn ra, khiến đi lại khó khăn. Lúc này nhiệt độ cơ thể luôn cao và luôn cảm thấy nóng nực. Lượng máu trong người mẹ đã tăng khoảng 40-50% tính từ thời điểm bắt đầu mang thai. Khi thai nhi lớn dần tử cung cũng lớn theo tác động tới hoạt động của dạ dày gây nên chứng ợ nóng. Khi ngủ mẹ có thể ngủ gối cao hơn.
Thời gian này mẹ cũng bắt đầu ăn không ngon thậm chí chán ăn, vì vậy có thể chia nhỏ các bữa ăn. Nếu thời gian này có tình trạng đau lưng dưới thì cần đi khám bác sĩ nhất là chưa từng gặp triệu chứng tương tự trước đó. Đây có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ sinh non nên mẹ cần chú ý. Giai đoạn này nếu thấy những triệu chứng như mờ mắt, đau đầu, cân nặng tăng từ 500gr trở lên trong 1 tuần thì có khả năng mắc chứng tiền sản giật. Cần đến khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân bà bầu chán ăn khi mang thai tháng thứ 8
Khi bà bầu bước vào thai kỳ tháng thứ 8 cơ thể có nhiều thay đổi. Lượng hormone HCG trong cơ thể phụ nữ mang thai cũng thay đổi. Thông thường phụ nữ mang thai thường nghén ở những tháng đầu thai kỳ.
Tìm hiểu thêm: Cách hệ thần kinh trung ương hoạt động như thế nào?
Hiện tượng chán ăn vào tháng thứ 8 khi mang thai cũng có thể do cơ thể quá sức mệt mỏi.Nhưng hiện tượng nghén vẫn xảy ra đối với phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8 của thai kỳ do lượng hormone đột ngột tăng cao chuẩn bị đón em bé chào đời.
Hiện tượng chán ăn khi mang thai cũng có thể do cơ thể quá sức mệt mỏi. Ốm nghén ở tháng thứ 8 khiến chị em không thiết ăn uống gì.
Hiện tượng ốm nghén tháng thứ 8 của thai kỳ
Đến tháng thứ 8 của thai kỳ thai nhi đã phát triển lớn hơn tạo thành sức nặng chèn ép lên phổi, vùng chậu và dạ dày khiến phụ nữ mang thai luôn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt những người mang thai to thì áp lực càng nhiều và càng cảm thấy mệt mỏi, bức bối…
Lúc này phụ nữ thường có dấu hiệu ốm nghén mất ngủ thường xuyên và cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi lạ. Cảm thấy cơ thể nặng nề đi đứng chậm chạp và mệt mỏi nhiều hơn đau nhức toàn thân, chân tay phù nề. Đồng thời phụ nữ mang thai giai đoạn này cũng cảm thấy chán ăn không muốn ăn uống gì.
Đối phó với chứng chán ăn khi mang thai
Trong đa số các trường hợp, tốt nhất, bạn nên lắng nghe cơ thể bạn. Điều này có nghĩa là (với một lượng vừa phải), bạn hoàn toàn có thể ăn loại thức ăn bạn thèm và tránh ăn loại thức ăn mà bạn chán. Nhưng nếu bạn lại chán ăn những loại thực phẩm cơ bản, quan trọng và cần thiết cho thai kỳ, thì bạn nên đảm bảo rằng bạn đã bổ sung các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm đó, từ những nguồn khác. Ví dụ, nếu bạn chán ăn thịt, hãy ăn nhiều loại đồ ăn giàu protein khác như các loại hạt hoặc đậu.
>>>>>Xem thêm: Cách kiểm tra hạn sử dụng của sữa rửa mặt Cetaphil
Nếu thai phụ chán ăn món này có thể đổi qua món khác để đảm bảo dinh dưỡng cho con.Bạn có thể tránh ăn loại đồ ăn bạn chán bằng việc thay đổi cách chế biến. Ví dụ, nếu món salad làm bạn cảm thấy buồn nôn, hãy thử cho thêm rau xanh vào món sinh tố trái cây, bạn sẽ không cảm thấy mình đang ăn salad nữa, nhưng lại vẫn có đủ lượng rau xanh mà cơ thể cần.
Lưu ý tình trạng chán ăn khi mang thai tháng thứ 8
Nếu như đến tháng thứ 8 thai phụ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng hoặc chán ăn, đó là tình trạng phổ biến không đáng lo ngại. Nếu một số thực phẩm thai phụ không cảm thấy muốn ăn thì có thể đổi qua thực phẩm khác chỉ cần đảm bảo chất dinh dưỡng là được.
Nếu như thai phụ chán ăn và thường xuyên bỏ bữa hoặc không còn cảm giác ngon miệng thì nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn và thăm khám.
Tình trạng suy dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Nếu để kéo dài có thể trẻ khi sinh không đủ cân nặng, ảnh hưởng đến các vấn đề hành vi và thần kinh.
Thai phụ chán ăn kéo dài có thể thai nhi phát triển bất thường và dẫn tới khả năng sinh non.
Trong thời gian này thai phụ nên tránh ăn một số loại thực phẩm cay nóng. Do thai lớn chèn ép dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa và không để dạ dày bị đói. Đồng thời có thể uống trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn và bổ sung vitamin.
Mang thai tháng thứ 8 là lúc thai kỳ sắp kết thúc vì vậy thai phụ hãy cố gắng nghỉ ngơi ăn uống tốt để mẹ khỏe con khỏe.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể