Chấn thương dây chằng khuỷu tay: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Chấn thương dây chằng khuỷu tay là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao đòi hỏi sự linh hoạt, mạnh mẽ của khuỷu tay.

Bạn đang đọc: Chấn thương dây chằng khuỷu tay: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Dây chằng khuỷu tay còn được biết đến là dây chằng vai chịu trách nhiệm quan trọng trong việc giữ cho cơ bắp và xương của khuỷu tay được gắn kết chặt với phần cơ thể còn lại. Tuy nhiên, do tác động từ hoạt động thể chất, tai nạn hoặc các yếu tố khác, chấn thương dây chằng khuỷu tay có thể xảy ra gây đau đớn và hạn chế sự linh hoạt.

Chấn thương dây chằng khuỷu tay là gì?

Chấn thương dây chằng khuỷu tay là tình trạng khi sợi dây chằng ở khớp khuỷu tay bị kéo căng, rách hoặc thậm chí đứt hoàn toàn do chấn thương. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và sự ổn định của khớp khuỷu tay. Khớp khuỷu tay với cấu trúc chất lỏng và linh hoạt, giúp thực hiện nhiều động tác phức tạp. Sự tổn thương của dây chằng có thể dẫn đến đau đớn, giảm chức năng và thậm chí mất ổn định khớp.

Chấn thương dây chằng khuỷu tay và phương pháp điều trị 1

Chấn thương dây chằng khuỷu tay là sợi dây chằng ở khớp khuỷu tay bị kéo căng, rách

Chấn thương dây chằng khuỷu tay được phân loại thành hai dạng chính đó là giãn dây chằng khuỷu tay (các sợi dây chằng bị giãn hoặc rách nhỏ) và đứt dây chằng khuỷu tay (dây chằng bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn.) Cả hai dạng chấn thương này đều đòi hỏi sự chăm sóc kỹ thuật và chế độ tập luyện phục hồi để giảm nguy cơ tái phát và khôi phục chức năng tối đa của khớp khuỷu tay.

Dấu hiệu chấn thương dây chằng khuỷu tay

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ chấn thương của dây chằng khuỷu tay, người bệnh có thể có các biểu hiện sau:

  • Đau nhức tại vị trí chấn thương, cảm giác đau xung quanh khớp khuỷu.
  • Cảm giác cứng cỏi quanh khu vực chấn thương.
  • Sưng và tấy đỏ tại vùng bị tổn thương.
  • Giảm khả năng di chuyển của cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay và cổ tay.
  • Bàn tay và cổ tay khá yếu.

Phương pháp điều trị chấn thương dây chằng khuỷu tay

Quyết định về phương pháp điều trị chấn thương dây chằng khuỷu tay thường phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Tuy nhiên, nguyên tắc chung vẫn là tiếp cận điều trị từng bước, bắt đầu từ các phương pháp bảo tồn cho đến can thiệp phẫu thuật nhằm khôi phục khả năng vận động một cách hiệu quả và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Phương pháp điều trị bảo tồn

Điều chỉnh hoạt động: Tối ưu hóa hoạt động để tạo điều kiện cho dây chằng được nghỉ ngơi và có thể tự lành trở lại. Bệnh nhân cần tránh những hoạt động mạnh có thể ảnh hưởng đến khớp khuỷu tay trong khoảng thời gian nhất định, theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen có thể hữu ích trong việc giảm đau và viêm nhiễm do chấn thương dây chằng khuỷu tay ở giai đoạn cấp tính. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét việc tiêm thuốc Corticosteroid để giảm viêm và cảm giác đau.

Tìm hiểu thêm: Mày đay mãn tính có bầu được không? Mẹ và bé dễ gặp những nguy cơ gì?

Chấn thương dây chằng khuỷu tay và phương pháp điều trị 2
Các loại thuốc giảm đau giúp giảm đau và viêm nhiễm

Chườm lạnh: Chườm lạnh cũng được cho là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị chấn thương dây chằng khuỷu tay. Sử dụng túi đá hoặc gói lạnh và đặt nó lên vùng khớp bị ảnh hưởng trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần, lặp lại quy trình này trong 10 – 14 ngày sau chấn thương có thể giúp kiểm soát đau nhức và giảm viêm dây chằng.

Nẹp khuỷu tay: Trong trường hợp chấn thương dây chằng, người bệnh có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp hoặc băng thun để bảo vệ khớp khuỷu tay, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự gắng sức hoặc khi đang gặp cơn đau.

Tập vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng phát sinh từ chấn thương dây chằng khuỷu tay. Tuy nhiên, để có một chương trình tập luyện phù hợp với tình trạng chấn thương và thể lực, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Phương pháp phẫu thuật

Trong trường hợp chấn thương dây chằng khớp khuỷu tay đạt mức độ III, phẫu thuật chính là phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ xem xét các phương án như tái tạo dây chằng sử dụng dây chằng tự thân hoặc dây chằng nhân tạo.

Chấn thương dây chằng khuỷu tay và phương pháp điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Gợi ý top 4 pin khô tốt nhất hiện nay

Phương pháp phẫu thuật chấn thương dây chằng khuỷu tay áp dụng khi đạt mức độ III

Phẫu thuật tái tạo dây chằng khuỷu tay thường được đề xuất đối với những người chơi thể thao hoặc có nhu cầu vận động cao. Nếu có trường hợp chấn thương dây chằng kết hợp với trật khớp hoặc gãy xương do mất ổn định cấu trúc khớp, phẫu thuật tái tạo dây chằng có thể kết hợp với việc sử dụng bắt vít hoặc bó bột trong khoảng 3 – 6 tuần trước khi bắt đầu chương trình vật lý trị liệu.

Phòng ngừa chấn thương dây chằng khuỷu tay

Theo các chuyên gia cơ xương khớp, không thể ngăn ngừa hoàn toàn chấn thương dây chằng khuỷu tay. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động bảo vệ khớp khuỷu bằng cách tuân thủ những khuyến cáo dưới đây để đảm bảo sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ chấn thương:

  • Tăng cường sức khỏe dây chằng bằng cách vận động điều độ.
  • Nghỉ ngơi ngay khi cơ thể có biểu hiện quá sức.
  • Chọn môn thể thao vừa sức và tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
  • Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao.
  • Giãn cơ sau khi tập luyện hay làm việc vất vả.
  • Sử dụng bảo hộ chuyên dụng, đảm bảo chất lượng.
  • Xây dựng thực đơn khoa học, bổ sung dưỡng chất cho cơ xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ mang lại kiến thức hữu ích, giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng về chấn thương dây chằng khuỷu tay và cách tiếp cận những biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Xem thêm: Người lớn bị ngã đập đầu phía sau sưng to và cách xử trí

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *