Hội chứng chèn ép tủy thường gây ra cảm giác đau nhức kéo dài, nóng rát ở nhiều vị trí, đồng thời cảm giác tê và yếu ở các chi, thậm chí chèn ép tủy gây liệt, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Chèn ép tủy gây liệt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng chèn ép tủy gây liệt. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Contents
Tìm hiểu về chèn ép tủy sống
Chèn ép tủy sống là gì?
Tủy sống là bó dây thần kinh truyền tín hiệu giữa não và cơ bắp, cũng như các mô mềm khác. Nó được bảo vệ bởi các đốt sống ở phần lưng. Các dây thần kinh của tủy sống chạy qua các khe hở giữa các đốt sống và nối với các cơ trong cơ thể.
Tủy sống có thể bị chèn ép khi có vật gì đó ép vào bó dây thần kinh, có thể là một mảnh xương, máu chảy ra từ mạch máu bị vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm. Chèn ép tủy sống có thể xảy ra ở bất cứ đâu từ cổ (cột sống cổ) xuống đến lưng dưới (cột sống thắt lưng). Các triệu chứng bao gồm tê, đau và yếu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chèn ép, các triệu chứng có thể phát triển đột ngột hoặc dần dần và có thể cần bất cứ điều gì từ chăm sóc hỗ trợ đến phẫu thuật cấp cứu.
Nguyên nhân chèn ép tủy sống gây liệt
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chèn ép tủy gây liệt là sự hao mòn dần dần của xương cột sống, được gọi là thoái hóa xương khớp. Những người bị chèn ép tủy sống do nguyên nhân này thường trên 50 tuổi.
Các tình trạng khác có thể gây chèn ép tủy sống có thể phát triển nhanh hơn, thậm chí rất đột ngột và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi:
- Căn chỉnh cột sống bất thường (vẹo cột sống);
- Chấn thương cột sống;
- Khối u cột sống;
- Một số bệnh về xương;
- Viêm khớp dạng thấp;
- Nhiễm trùng.
Các triệu chứng của chèn ép tủy sống
Áp lực do chèn ép có thể ảnh hưởng đến rễ thần kinh cột sống. Mức độ có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Khi tủy sống bị ép nhẹ, bạn có thể gặp các triệu chứng tạm thời, bao gồm yếu cơ nhẹ, đau hoặc khó chịu quanh lưng hoặc cổ, có thể kèm theo thay đổi cảm giác.
Khi tủy sống của bạn bị chèn ép nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng đột ngột hoặc dần dần. Các biểu hiện bao gồm:
- Đau và căng cơ ở vùng cổ, lưng hoặc thắt lưng.
- Đau lan ra cánh tay, mông hoặc xuống chân (đau thần kinh tọa).
- Cảm giác tê, chuột rút hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay hoặc chân.
- Mất cảm giác ở bàn chân.
- Gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chuyển động của tay hoặc chân.
- Yếu ở một bên chân, khiến việc đi lại trở nên vụng về.
- Giảm ham muốn tình dục.
Nếu chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng (lưng dưới) gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa, có thể xuất hiện các biến chứng chèn ép tủy gây liệt. Nếu có các triệu chứng sau, cần đến cơ sở y tế gần nhất:
- Mất kiểm soát về ruột hoặc bàng quang.
- Cảm giác tê nghiêm trọng ở giữa hai chân, phía trong đùi và phía sau của chân.
- Đau dữ dội và yếu ở một hoặc cả hai chân, khiến việc di chuyển hoặc thay đổi tư thế trở nên khó khăn.
Chẩn đoán chèn ép tủy sống như thế nào?
Quá trình chẩn đoán bao gồm sự kết hợp giữa thăm khám, kiểm tra vùng cơ thể bị ảnh hưởng và việc tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành trò chuyện với người bệnh để tìm hiểu về bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng không bình thường nào xuất hiện gần đây. Tiếp theo, các xét nghiệm sâu hơn có thể bao gồm:
- Chụp X-quang cột sống hoặc CT scan cột sống để phát hiện, kiểm tra các bất thường cấu trúc giữa các đốt sống và cột sống.
- Sử dụng MRI để sự chèn ép lên dây thần kinh và đánh giá cấu trúc của tủy sống.
- Đo điện cơ (EMG) để phân tích và đánh giá hoạt động của hệ thống cơ.
Dựa trên kết quả thu được từ những xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ đưa ra nguyên nhân gây bệnh và kết luận phù hợp, kèm theo đó là một phác đồ điều trị có hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Anti HCV tìm kháng thể chống virus viêm gan C
Phương pháp điều trị chèn ép tủy sống
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng, có thể bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật. Ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như hội chứng chùm đuôi ngựa hoặc gãy xương, phẫu thuật thường là biện pháp cuối cùng.
Thuốc có thể bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau và sưng tấy, cũng như tiêm steroid để giảm đau. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do khối u hoặc áp xe thì cần sử dụng phương pháp đặc trị khác, như xạ trị để thu nhỏ các khối u đang chèn ép tủy sống
Vật lý trị liệu có thể bao gồm các bài tập để tăng cường cơ lưng, bụng và chân. Bạn có thể học cách thực hiện các hoạt động an toàn hơn.
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật bao gồm loại bỏ gai xương và mở rộng khoảng cách giữa các đốt sống. Các thủ tục khác có thể được thực hiện để giảm áp lực lên cột sống hoặc sửa chữa các đốt sống bị gãy. Phần lưng cũng có thể được ổn định bằng cách nối một số đốt sống lại với nhau.
Một số phương pháp điều trị khác có thể hữu ích cho một số người bao gồm châm cứu và chấn thương chỉnh hình.
>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi
Ngăn ngừa chèn ép tủy gây liệt
Dù thể ngăn ngừa được tất cả nguyên nhân gây chèn ép tủy gây liệt, bạn có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng chèn ép tủy sống do thoái hóa dần dần bằng cách giữ cho vùng lưng khỏe mạnh nhất có thể. Các biện pháp bạn có thể thực hiện bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường các cơ hỗ trợ vùng lưng và giúp cột sống của bạn linh hoạt hơn.
- Duy trì tư thế đúng và học cách nâng vật nặng một cách an toàn. Các phương pháp khác bao gồm ngủ trên nệm cứng và ngồi trên ghế hỗ trợ các đường cong tự nhiên của lưng bạn.
- Duy trì cân nặng phù hợp: Thừa cân béo phì sẽ gây thêm gánh nặng cho lưng của bạn và có thể góp phần làm tiến triển nặng các triệu chứng chèn ép cột sống.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có cái nhìn rõ hơn về tình trạng chèn ép tủy gây liệt. Chèn ép tủy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, nếu xuất hiện các triệu chứng chèn ép tủy nghiêm trọng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể