Chi phí để tiêm thuốc rụng trứng là bao nhiêu? Ai nên tiêm kích trứng?

Tiêm thuốc rụng trứng là một trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phổ biến nhất. Trong đó, nhiều người quan tâm tới chi phí để thực hiện tiêm thuốc rụng trứng là bao nhiêu được nhiều người quan tâm nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Bạn đang đọc: Chi phí để tiêm thuốc rụng trứng là bao nhiêu? Ai nên tiêm kích trứng?

Hành trình tìm con của những cặp vợ chồng hiếm muộn chưa bao giờ là dễ dàng. May mắn rằng cùng với công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển, hiện nay tiêm thuốc rụng trứng là một trong các phương pháp can thiệp sinh sản hiệu quả nhất hiện nay.

Tuy nhiên, điều mà nhiều cặp vợ chồng vẫn đắn đo là tiêm thuốc rụng trứng bao nhiêu tiền, có đắt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây nhé!

Tiêm thuốc rụng trứng là gì?

Thuốc rụng trứng hay thuốc kích trứng là một loại thuốc chứa các nội tiết tố giúp kích thích nang trứng phát triển khỏe mạnh hơn, chín và rụng. Từ đó, tăng khả năng thụ thai tự nhiên hoặc hỗ trợ cho quá trình thụ tinh nhân tạo IUI hay thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

Hiện nay có có hai dạng dùng thuốc kích trứng phổ biến là dùng đường uống hoặc đường tiêm. Sau khi bác sĩ kiểm tra thể trạng sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn rằng bạn nên sử dụng thuốc rụng trứng dưới dạng nào là tốt nhất. Thuốc rụng trứng là một loại thuốc hormone giúp nuôi dưỡng trứng khỏe mạnh hơn, chín và rụng

Đối tượng phù hợp tiêm thuôc kích trứng

Tiêm thuốc kích trứng là phương pháp hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn thường gặp nhất hiện nay. Kỹ thuật này thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bệnh buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ có nang noãn kém phát triển hoặc rụng trứng không thường xuyên,…
  • Những người sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF hoặc IUI.

Với những đối tượng gặp khó khăn trong quá trình rụng trứng kể trên, họ sẽ được hỗ trợ tốt nhất bởi thuốc kích trứng. Vậy nên bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc này trong ngày thứ 2 đến ngày thứ 11 của chu kỳ kinh nguyệt với mục đích là làm tăng số lượng và cả kích thước nang noãn đồng thời làm dầy tử cung.

Sau khi tiêm kích trứng bác sĩ thường hẹn bệnh nhân tái khám theo lịch để theo dõi sự phát triển của các nang noãn đến khoảng đến ngày thứ 13 khi trứng đã đạt tiêu chuẩn thì tiến hành chọc trứng hoặc thụ thai tự nhiên.

tiêm thuốc rụng trứng bao nhiêu tiền 1

Tiêm thuốc kích trứng đúng cách sẽ giúp các cặp vợ chồng sớm có tin vui

Chi phí tiêm thuốc rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Vậy thì giá của liệu trình tiêm thuốc rụng trứng bao nhiêu tiền? Trên thị trường hiện nay giá tiêm kích trứng rơi vào khoảng từ 20.000.000đ cho đến 35.000.000đ. Giá của tiêm thuốc rụng trứng bao nhiêu tiền cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:

Địa điểm tiêm kích trứng

Giá tiêm thuốc kích trứng ở bệnh viện công lập và tư nhân sẽ có đôi chút chênh lệch. Điều này được quyết định dựa trên sự tiện lợi, nhanh chóng của các gói chăm sóc tại các bệnh viện này. Khi càng thuận tiện cho bệnh nhân thì số tiền bỏ ra sẽ cần nhiều hơn.

Bác sĩ thực hiện

Bác sĩ với tay nghề cao hơn sẽ có kỹ thuật tiêm chính xác, đảm bảo an toàn và ít gây đau nhất cho người bệnh. Điều này cũng ảnh hưởng đến giá tiền của liệu trình tiêm kích trứng.

Độ nhạy của buồng trứng với thuốc

Loại và liều lượng thuốc tiêm rụng trứng sẽ phụ thuộc nhiều vào độ thích ứng của cơ thể người phụ nữ với thuốc rụng trứng. Đôi lúc, một số người cần ít lượng thuốc hơn thông thường đã cho được kích thước và số lượng nang noãn tiêu chuẩn. Điều này cũng một phần phụ thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ khi thực hiện tiêm kích trứng.

Ngoài ra, nếu tiêm thuốc rụng trứng để hỗ trợ cho phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI thì giá sẽ chỉ khoảng từ 5 – 7 triệu. Nhưng nếu tiêm thuốc rụng trứng để hỗ trợ cho phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF thì cần từ 25 – 35 triệu.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật dị dạng mạch máu não và cách chăm sóc sau phẫu thuật

tiêm thuốc rụng trứng bao nhiêu tiền 3

Tiêm thuốc rụng trứng bao nhiêu tiền là mối quan tâm của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn

Lưu ý rằng các cặp vợ chồng nên cẩn trọng trong việc chọn lựa địa điểm thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sao cho phù hợp nhưng cũng không nên vì chi phí quá đắt mà lựa chọn tiêm rụng trứng ở những địa chỉ không đáng tin cậy nhé!

Tiêm kích trứng có ảnh hưởng gì không?

Trong quá trình sử dụng thuốc kích trứng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như hai bên buồng trứng to hơn, có cảm giác nặng ở vùng chậu và bụng dưới, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn và tức ngực. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì thông thường các triệu chứng này sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày.

Mặc dù được đánh giá là một kỹ thuật tương đối an toàn nhưng bạn cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

  • Đa thai – một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm thuốc rụng trứng. Việc đa thai này sẽ khiến các mẹ bầu đối diện với nhiều nguy hiểm hơn chẳng hạn như sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và con.
  • Suy buồng trứng. Khi bạn lạm dụng thuốc kích trứng, ngược lại sẽ làm mất chức năng sinh sản và nuôi dưỡng trứng. Từ đó, làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công.
  • Hội chứng quá kích buồng trứng xảy ra trong một vài trường hợp nhạy cảm với thuốc kích trứng. Từ đó, dẫn đến các biến chứng trên mạch máu nguy hiểm khác điển hình như huyết khối hoặc thiếu máu ở chi dưới.

tiêm thuốc rụng trứng bao nhiêu tiền 2

>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản và hiệu quả

Tái khám theo lịch hẹn sẽ giúp các chị em hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng khi tiêm kích trứng

Vì vậy, sau khi thực hiện tiêm kích trứng, bác sĩ luôn khuyến cáo bạn đi tái khám theo đúng lịch hẹn và báo ngay với bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Mặc dù nguy cơ xảy ra tác dụng phụ do thuốc kích trứng khá thấp nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về chi phí thực hiện tiêm thuốc kích trứng và những vấn đề xoay quanh việc tiêm kích trứng. Hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Tiêm thuốc rụng trứng bao nhiêu tiền?” và hiểu rõ hơn về kỹ thuật trước khi lựa chọn thực hiện nhé!

Vi Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *