Chữa chốc lở bằng thuốc nam như thế nào?

Chốc lở là bệnh trên da và gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn xuất hiện tình trạng đau rát. Ngoài sử dụng tây y, các bài thuốc nam cũng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Vậy chữa chốc lở bằng thuốc nam như thế nào?

Bạn đang đọc: Chữa chốc lở bằng thuốc nam như thế nào?

Bệnh chốc lở là bệnh ngoài da và rất dễ lây lan. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em khi vệ sinh không sạch sẽ. Bệnh chốc lở có thể được điều trị bằng Tây y khi dùng thuốc kháng sinh hat thuốc bôi tại chỗ. Ngoài ra, các bài thuốc nam trong dân gian cũng vô cùng hiệu quả khi làm thuyên giảm tình trạng chốc lở trên da. Mời bạn tham khảo cách chữa chốc lở bằng thuốc nam qua bài viết sau.

Bệnh chốc lở là bệnh gì?

Chốc lở là một bệnh ngoài da, đã có từ rất lâu. Bệnh do cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus xâm nhập và gây nhiễm trùng trên da. Bệnh có khả năng lây lan và có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, kể cả miệng, bàn tay, bàn chân,… Nhiễm trùng da có thể bắt đầu từ những vết cắt nhỏ, vết côn trùng đốt,… với những biểu hiện như sau:

  • Trên da xuất hiện những vết loét và mụn nước tập trung thành cụm, đám.
  • Mụn nước rất dễ vỡ, chảy dịch, và để lại lớp màu vàng nâu trên bề mặt da.
  • Các khu vực có da mỏng, nhạy cảm, mũi, miệng có thể xuất hiện các vết loét.
  • Cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và đau vùng da đang bị tổn thương.
  • Trường hợp nặng, các vết loét có thể sâu hơn. Tuy nhiên, độ nông sâu còn tùy thuộc vào tình trạng và đặc điểm da của mỗi người.
  • Bị sưng hạch bạch huyết ở vị trí gần vùng da bị nhiễm trùng.

Bệnh chốc lở là bệnh gì? Bệnh chốc lở là bệnh gì?

Bệnh chốc lở có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhất là trẻ em từ 2 – 5 tuổi. Trong đó, nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới. Một điều may mắn là bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể khỏi bệnh sau 10 – 14 ngày.

Nguyên nhân của bệnh chốc lở

Nguyên nhân bị chốc lở trên da chủ yếu do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus gây ra. Đồng thời, liên cầu nhóm A Streptococcus cũng là một trong những tác nhân gây bệnh.

Các vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức da thông qua các vết xước, nứt da, côn trùng đốt hoặc phát ban. Sau đó, chúng bắt đầu phát triển, sinh sôi và gây nhiễm trùng da, hình thành chốc lở.

Bệnh có khả năng lây lan và lây qua các đường như: Chạm tay vào vết chốc của người bệnh, dùng chung hay chạm vào các vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng như khăn tắm, quần áo, chăn đệm,…

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở Nguyên nhân gây bệnh chốc lở

Vi khuẩn gây chốc lở phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm. Do đó, bệnh này có xu hướng xảy ra theo mùa. Ở Việt Nam, thời tiết hai mùa hạ và mùa thu nóng ẩm nhất trong năm nên đây chính là thời điểm dễ gây bệnh mà mọi người nên lưu ý.

Chữa chốc lở bằng thuốc nam như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị chốc lở từ Tây y như dùng thuốc bôi tại chỗ hay kháng sinh. Ngoài ra, các phương pháp điều trị bằng thuốc nam cũng rất được ưa chuộng vì mang đến hiệu quả cao.

Chữa chốc lở bằng lá tía tô

Lá tía tô là nguyên liệu dùng trong chế biến món ăn, món rau sống ăn kèm với món cuốn,… Tuy nhiên, đây cũng là vị thuốc rất tốt cho làn da vì có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô tươi

Cách thực hiện: Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối, giã nát đắp trực tiếp lên khu vực da bị tổn thương. Hoặc giã xong chắt lấy nước bôi lên vùng da bị chốc. Thực hiện lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần, sau vài ngày sẽ thấy tình trạng bệnh có sự thuyên giảm.

Chữa chốc lở bằng rau sam

Rau sam là loại rau có tính thanh mát. Thành phần chứa nhiều vitamin C và omega-3 giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng đau, xoa dịu vùng da bị chốc lở.

Cách thực hiện: Chuẩn bị lượng lớn rau sam. Sau khi rửa sạch đem đun với lửa nhỏ 1 – 2 giờ để cô đặc thành cao. Rồi cất vào lọ bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Khi sử dụng cần làm sạch vùng da bị chốc rồi lấy một ít cao thoa lên da mỗi ngày 2 – 3 lần.

Tìm hiểu thêm: Các loại vitamin tăng đề kháng cho bé mà mẹ không nên bỏ qua

Điều trị chốc lở bằng rau sam Điều trị chốc lở bằng rau sam

Chữa chốc lở bằng hạt mùi và dầu vừng

Hạt mùi và dầu vừng đều có công dụng diệt khuẩn, chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do, chống nhiễm trùng. Do đó, phối hợp hai nguyên liệu tạo nên bài thuốc thuyên giảm chốc lở hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 thìa hạt mùi, dầu vừng nguyên chất.

Cách thực hiện: Đem hạt mùi đi nghiền nhuyễn, rồi trộn chung với dầu vừng thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này bôi lên khu vực da bị chốc lở 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa chốc lở từ bồ công anh

Bồ công anh với tác dụng tiêu độc, chống viêm, diệt khuẩn nên đem lại hiệu quả cho những người bị chốc lở. Bài thuốc dân gian thường kết hợp 2 nguyên liệu này với một số thảo dược khác như hoa kinh giới, kim ngân hoa hay rau má… để tăng công dụng điều trị.

Chuẩn bị: 15g bồ công anh, 15g kim ngân hoa, 10g hoa kinh giới, 10g hạ thảo khô, rau má 25g.

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, đổ thêm 1/2 lít nước vào sắc cạn còn 150ml. Gạn lấy nước sắc uống trong 5 – 7 ngày liên tục, mỗi ngày 1 thang.

Điều trị chốc lở bằng bồ công anh

>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế: Tham khảo nay nếu có bệnh thận!

Điều trị chốc lở bằng bồ công anh

Chữa chốc lở bằng lá nhớt tây

Bài thuốc nam dân gian dùng lá nhớt tây để điều trị chốc lở mang lại hiệu quả và được người dân áp dụng cho đến hiện nay.

Chuẩn bị: 200g cây lá nhớt tây.

Cách thực hiện: Đem rửa sạch lá nhớt tây rồi thái nhỏ, giã nát và sau cùng là chắt lấy nước cốt bôi vào chỗ bị chốc lở. Ngoài ra còn có thể dùng nước lá nhớt tây để gội đầu 1 lần/ngày để trị bệnh chốc lở trên đầu cho người lớn và trẻ em.

Qua những thông tin trên, giúp bạn có thêm thông tin về chữa chốc lở bằng thuốc nam. Tuy nhiên, nguyên liệu tự nhiên có tác dụng chậm nên phải kiên trì sử dụng. Đồng thời, cũng còn tùy vào cơ địa của mỗi người nên phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *