Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng liệt dây thần kinh số 7 lại gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh và có thể để lại di chứng xấu về sau nếu không được điều trị đúng cách. Vậy nếu được điều trị khỏi thì “bệnh liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?”. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề được nhiều người thắc mắc, quan tâm này thông qua bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?

Liệt dây thần kinh số 7 có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay tuổi tác (nhưng ít gặp ở người dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi). Bệnh gây ra triệu chứng méo miệng và liệt mặt ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và giao tiếp của bệnh nhân.

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 (hay dây thần kinh mặt) là dây thần kinh vận động quan trọng, chi phối vận động cơ mặt. Chúng có đường đi khá phức tạp từ hệ thần kinh trung ương đến thái dương và tuyến mang tai rồi tới các cơ ở vùng mặt.

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?

Hình ảnh dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (hay liệt mặt ngoại biên), là tình trạng các cơ của nửa mặt bị mất vận động một phần hay hoàn toàn do tổn thương dây thần kinh mặt. Tình trạng này trái ngược với trường hợp liệt mặt trung ương do tổn thương liên quan đến não.

Nguyên nhân gây bệnh liệt dây thần kinh số 7 rất đa dạng:

  • Do bị trúng gió, nhiễm lạnh đột ngột.
  • Mắc các bệnh hô hấp trên mà không được điều trị.
  • Có bệnh lý ở nền sọ.
  • Bệnh huyết áp.
  • Đái tháo đường.
  • Xơ vữa động mạch.
  • U của hệ thần kinh trung ương.
  • U dây thần kinh thính giác.
  • Gặp chấn thương ở xương chũm, vùng thái dương.

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?

Âm thanh nghe không đều 2 bên tai là biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số 7

Biểu hiện của người bệnh liệt dây thần kinh số 7

Là 1 dây thần kinh hỗn hợp nhiều chức năng về cảm giác và vận động vùng mặt nên khi dây thần kinh số 7 khi bị tổn thương, bị liệt, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:

  • Có cảm giác ù tai, âm thanh nghe được ở 2 bên tai không đồng đều.
  • Lượng nước bọt ở miệng có nhiều thay đổi dễ dẫn đến chảy nước dãi nhiều.
  • Mất vị giác, đầu lưỡi bị tê.
  • Vùng sau tai hoặc trước tai hay bị đau.
  • Miệng không đóng môi lại được, khó nói, không nói được tròn vành rõ tiếng.
  • Ăn uống gặp nhiều khó khăn, thường bị rơi vãi.
  • Mắt kéo xếch ngược, nhân trung lệch sang bên bị liệt.
  • Ảnh hưởng đến tuyến lệ khiến nước mắt chảy nhiều, mắt không khép kín được khi ngủ.
  • 1 bên khuôn mặt bị yếu và tê cứng, đặc biệt góc của miệng.
  • Không thể biểu lộ các trạng thái cảm xúc trên gương mặt.

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?

Theo một nghiên cứu lâm sàng, có đến 85% người bệnh liệt dây thần kinh số 7 sẽ cải thiện tự nhiên trong vòng 3 tuần và hầu hết chức năng khuôn mặt đều phục hồi bình thường. Do đó,tiên lượng cho người mắc bệnh này nhìn chung rất tốt.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dây thần kinh, nếu được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời quá trình phục hồi hoàn toàn có thể mất từ 2 – 6 tháng. Một số triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn nhưng rất hiếm gặp trường hợp không phục hồi hoàn toàn được.

Liệt dây thần kinh số 7 không phải loại bệnh miễn dịch nên hoàn toàn có thể bị tái phát bất cứ lúc nào. Nhưng cũng rất ít trường hợp liệt dây thần kinh số 7 bị tái phát. Nếu có, bệnh có thể tái xuất hiện trong vòng hai năm sau lần xảy ra đầu tiên.

Tuy nhiên, di chứng liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh, tai biến mạch máu não có thể sẽ tái phát nếu người bệnh không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng cách. Bên cạnh đó, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh cũng thường có nguy cơ tái phát cao.

Tìm hiểu thêm: 3 loại thuốc giảm viêm xoang hiệu quả, bạn đã biết chưa?

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?

Liệt dây thần kinh số 7 có thể tái phát nếu không có biện pháp phòng ngừa

Biến chứng nguy hiểm của bệnh liệt dây thần kinh số 7

Người bệnh liệt dây thần kinh số 7 nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gặp các di chứng nặng nề như:

  • Gây liệt mặt vĩnh viễn: Bệnh nếu điều trị chậm, không đúng cách sẽ rất khó chữa, hay tái phát và có thể tiến triển xấu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là co cứng nửa mặt, co giật cơ mặt dẫn tới liệt mặt vĩnh viễn.
  • Các biến chứng mắt: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, loét giác mạc, lộn mí. Tuy nhiên có thể phòng tránh các biến chứng này bằng cách đeo kính, nhỏ mắt bảo vệ, khâu sụn mí một phần hay hoàn toàn.
  • Đồng vận: Biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ (ví dụ như mép bị kéo khi nhắm mắt).
  • Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: Tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần ở các thể nặng thường gây ra biến chứng này.
  • Hội chứng nước mắt cá sấu: Là biểu hiện chảy nước mắt khi ăn ở người bệnh, tuy nhiên biến chứng này thường ít gặp.

Gợi ý giúp phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7

Để đề phòng liệt dây thần kinh số 7 tái phát, người bệnh cần lưu ý thực hiện những phương pháp sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Duy trì thói quen vận động vừa sức, tập thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Nhằm tăng cường lưu thông máu, chống sự co cứng cơ mặt khi bị liệt dây thần kinh số 7 hãy thực hành xoa bóp, massage cơ mặt 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
  • Khi đi ngủ, nhất là vào mùa nóng không nên bật quạt đứng một chỗ hay để gió thổi trực tiếp vào mặt hoặc sau gáy vì rất dễ bị bệnh. Khi thức dậy nên ngồi lại trong chăn vài phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ, nhiệt độ của máy điều hòa cần điều chỉnh cho phù hợp, tránh để nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ bên ngoài.
  • Khi đi tàu xe hay di chuyển đi xa, phải đóng kín cửa xe và đeo khẩu trang nhằm tránh gió mạnh tạt vào mặt.
  • Nên định kỳ kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm các bệnh dễ gây liệt dây thần kinh số 7 như: Cảm cúm, bệnh về tai mũi họng…
  • Nên thư giãn thoải mái vui vẻ, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, tránh stress nặng gây căng thẳng thần kinh.

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu mề đay sắc tố là gì?

Thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giúp phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7

Chế độ ăn uống khoa học

  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ nhất là các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào.
  • Thực đơn nên ưu tiên các loại hạt như hạt chia, hạnh nhân, óc chó, rau xanh, trái cây tươi,… vì chúng đều là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, omega 3, chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe.
  • Tránh các thực phẩm giàu axit amin arginine (chất khiến hệ thần kinh bị suy yếu) như socola, gelatin, yến mạch, bột mì…
  • Không uống nước có gas hay thức uống có cồn vì chúng có chứa các chất gây kích thích hệ thần kinh.

Các thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý liệt dây thần kinh số 7. Để chữa trị bệnh dứt điểm mà không để lại di chứng, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và chữa trị đúng cách. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc cho sức khỏe của mình cẩn thận để hạn chế khả năng tái phát liệt mặt bạn nhé.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *