Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Liệt dây thần kinh số 7 thường xuất hiện khá đột ngột. Sau một đêm ngon giấc và thức dậy vào buổi sáng, nhiều người bàng hoàng phát hiện mình bị liệt một bên mặt, gần như mất cảm giác và khuôn mặt không thể cử động bình thường. Điều này khiến người bệnh lo âu thắc mắc “Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?” và có phương pháp nào điều trị hiệu quả không.

Bạn đang đọc: Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Tốc độ và khả năng phục hồi liệt dây thần kinh số 7 phụ thuộc rất lớn vào mức độ tổn thương và phương pháp điều trị. Nếu được phát hiện sớm và có hướng chữa trị đúng các triệu chứng liệt mặt sẽ nhanh chóng được cải thiện và không để lại di chứng về sau.

Nguyên nhân khiến người bệnh mắc chứng liệt dây thần kinh số 7

Dây thần kinh số 7 (dây thần kinh mặt) giữ nhiều chức năng liên quan đến kiểm soát vận động của nhóm cơ mặt đồng thời chi phối khả năng hoạt động của các tuyến điển hình (tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm…). Chúng có đường đi phức tạp từ cầu não qua vùng thái dương xuống tuyến mang tai rồi đến các cơ vùng mặt. Do đó, nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh rất đa dạng, bao gồm:

  • Nhiễm lạnh đột ngột: Nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng đến phần dây thần kinh đi qua vùng xương đá làm khiến mạch máu bị co thắt, chèn ép thậm chí là gây liệt.
  • Nhiễm virus Zona: Người bệnh có nguy cơ liệt dây thần kinh số 7 cao nếu bị nổi mụn nước ở vùng tai.
  • Chấn thương: Phẫu thuật khu vực tai xảy ra biến chứng hoặc khi gặp các chấn thương ở vùng mặt, sọ não, sọ thái dương có thể gây tích tụ khối máu đông dẫn đến các biểu hiện liệt dây thần kinh số 7.
  • Nhiễm virus cảm cúm: Độc tố do virus cúm sản sinh khiến dây thần kinh số 7 bị sưng, viêm thậm chí là tê liệt nếu người bệnh sốt cao và co giật.
  • Biến chứng do bệnh lý khác: U vòm họng, u dây thần kinh số 7, các bệnh liên quan đến hệ tim mạch… cũng có thể làm tăng khả năng liệt dây thần kinh số 7.

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Nhiễm lạnh đột ngột là nguyên nhân phổ biến gây ra liệt dây thần kinh số 7

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Hầu hết các trường hợp, bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mặt, rất hiếm khi gây liệt cả hai bên. Các triệu chứng bệnh thường đột ngột xuất hiện trong khoảng 48 – 72 giờ và cải thiện dần sau vài tuần. Một số trường hợp cá biệt, tình trạng yếu cơ có thể kéo dài hơn hoặc liệt cơ vĩnh viễn.

Theo các nghiên cứu, tình trạng liệt dây thần kinh số 7 xảy ra khi có sưng hoặc viêm tạm thời, gây áp lực lên dây thần kinh điều khiển cơ mặt. Lúc này chức năng của dây thần kinh bị suy giảm khiến người bệnh khó kiểm soát các cơ hoặc biểu hiện cảm xúc trên gương mặt.

Khi tình trạng sưng viêm thuyên giảm, dây thần kinh sẽ bắt đầu hoạt động trở lại và các triệu chứng liệt mặt sẽ biến mất trong vài tháng.

Khả năng tự khỏi khi mắc liệt dây thần kinh số 7 còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Với một số trường hợp liệt dây thần kinh số 7 không rõ nguyên nhân (vô căn), bệnh có thể sẽ tự khỏi, nhưng người bệnh vẫn cần được theo dõi cẩn thận.
  • Nếu tình trạng bệnh xuất hiện do đột quỵ hoặc tổn thương dây thần kinh mặt, điều trị để cải thiện chức năng của dây thần kinh là việc làm cần thiết để giúp người bệnh phục hồi.

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Vấn đề liệt dây thần kinh số 7 tự khỏi được không phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh

Hướng điều trị cho người bệnh liệt dây thần kinh số 7

Phác đồ điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên điển hình thường kết hợp các phương pháp của Tây y, Đông y và vật lý trị liệu.

Sử dụng thuốc Tây

Các loại thuốc dùng để điều trị liệt dây thần kinh số 7 bao gồm: Thuốc chống viêm (betamethasone, aspirin hoặc corticoid), thuốc tăng dẫn truyền thần kinh (Galantamine) và thuốc giãn mạch (Vinpocetine). Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định bổ sung thêm vitamin nhóm B, thuốc chống virus, thuốc tăng tái tạo tế bào thần kinh… tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Lưu ý không được tự ý dùng thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tại nhà mà cần thăm khám, nhận tư vấn và tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ để tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây liệt mặt có thể do: Trúng phong hàn, trúng phong nhiệt ở kinh lạc, do ứ huyết, can hỏa… Mỗi nguyên nhân sẽ có hướng điều trị và những bài thuốc khác nhau. Sử dụng thuốc Đông y kết hợp liệu pháp châm cứu, bấm huyệt giúp nâng cao khả năng phục hồi, đồng thời an toàn hơn so với sử dụng thuốc Tây y vì rất ít gây tác dụng phụ.

Vật lý trị liệu

Hướng trị liệu này có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng cho người liệt mặt. Các phương pháp quen thuộc của vật lý trị liệu gồm bấm huyệt, xoa bóp và châm cứu (thể châm) của Y học cổ truyền hay hồng ngoại, điện phân, điện xung… của Y học hiện đại. Bên cạnh đó, trên cơ sở kết hợp giữa Đông y và Tây y hiện nay còn có rất nhiều kỹ thuật mới ra đời như: Điện châm, thủy châm, cấy chỉ, laser châm…

Dựa vào tình hình bệnh trạng và mức độ đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể lựa chọn và vận dụng linh hoạt các liệu pháp này trong quá trình chữa bệnh, người bệnh có thể được chỉ định 1 – 3 liệu trình, mỗi liệu trình từ 10 – 15 ngày.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Molnupiravir mua ở đâu chất lượng và đảm bảo sản phẩm chính hãng?

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7

Phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật có thể gây ra những sai sót, biến chứng và cần nhiều thời gian phục hồi nên thường được chỉ định cho các trường hợp liệt mặt ngoại biên ở giai đoạn nặng, điều trị nội khoa không cải thiện được. Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật gỡ dính, nối hoặc ghép dây thần kinh để phục hồi chức năng cho bên mặt bị ảnh hưởng.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Để đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần lưu ý những biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây:

  • Chườm khăn ấm vùng mặt bị liệt để giảm đau tạm thời.
  • Khi mới thức dậy nên ngồi lại trên giường vài phút để cơ thể thích nghi.
  • Để tăng cường sức mạnh cho các cơ mặt, nên thực hiện các bài tập xoa bóp theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Để giữ ẩm và bảo vệ mắt, nên dùng nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ tra khi mắt không thể nhắm lại bình thường.
  • Khi đi ra ngoài nên giữ ấm và che chắn vùng mặt.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, áp dụng cách loại bỏ stress để giúp tinh thần thoải mái.
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa , vitamin nhóm B và omega-3. Đồng thời hạn chế các món ăn dầu mỡ, thức uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều acid amin arginine gây kích thích và khiến hệ thần kinh suy yếu.

Chứng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

>>>>>Xem thêm: Viêm đa khớp có di truyền không? Điều trị như thế nào?

Chăm sóc tốt bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 sẽ giúp bệnh nhanh thuyên giảm

Liệt dây thần kinh số 7 có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh khó có thể tự khỏi nếu không được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm, tránh để lâu sẽ làm giảm tỷ lệ điều trị thành công và gia tăng nguy cơ biến chứng.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *