Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh này thường sử dụng được chỉ định trong các bệnh lý như trào ngược bàng quang niệu quản, hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo,…
Bạn đang đọc: Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng: Khi nào? Để làm gì?
Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng tia X kết hợp với thuốc đối quang, để quan sát bên trong bàng quang, niệu đạo. Từ đó phương pháp này giúp đánh giá các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiết niệu.
Contents
- 1 Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng là gì?
- 2 Chỉ định và chống chỉ định của chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
- 3 Chi tiết các bước chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
- 4 Cảm giác của bệnh nhân khi chụp
- 5 Đánh giá kết quả chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
- 6 Biến chứng sau chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng là gì?
Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh, sử dụng hình ảnh để đánh giá hình thái và chức năng bài xuất nước tiểu của đường dẫn niệu thấp nam giới.
Phương pháp này sử dụng thuốc đối quang iod tan trong nước, được bơm ngược dòng vào niệu đạo. Do đó, phương pháp này có tên là chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng.
Chỉ định và chống chỉ định của chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
Phương pháp chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng sử dụng tia X để chụp ảnh hệ tiết niệu, quan sát được các tổn thương hoặc bất thường, thường được chỉ định ở bé trai.
Chỉ định
Chụp bàng quang ngược dòng có thể được thực hiện nếu bạn bị chấn thương bụng để kiểm tra xem bàng quang có bị vỡ hay không. Ngoài ra, phương pháp này cũng được chỉ định để chẩn đoán các bất thường về hình thái và chức năng của bàng quang và niệu đạo nam, bao gồm:
- U, lao bàng quang;
- Túi thừa bàng quang hay niệu đạo;
- Bàng quang thần kinh;
- Rò niệu đạo;
- Hẹp niệu đạo;
- Chấn thương bàng quang hoặc niệu đạo;
- Trào ngược bàng quang – niệu quản;
- Nhiễm trùng đường tiểu tái phát;
- Tiểu không tự chủ;
- Phì đại tuyến tiền liệt;
-
Sỏi niệu quản.
Chống chỉ định
Các trường hợp sau đây không nên thực hiện chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng:
- Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
- Đã phẫu thuật bàng quang gần đây;
- Bị tắc nghẽn niệu đạo, tổn thương hoặc rách niệu đạo.
Bệnh nhân cần thông báo trước cho bác sĩ nếu:
- Đang hoặc có thể đang mang thai;
- Đau, rát khi đi tiểu hoặc có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu khác;
- Bị dị ứng với thuốc đối quang, các loại thuốc khác;
- Tiền sử có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sau khi bị ong chích, ăn động vật có vỏ…);
- Đang đặt dụng cụ tử cung tại chỗ;
- Trong vòng 4 ngày trước khi tiến hành chụp niệu đạo bàng quang có được chụp X quang với chất tương phản hoặc đã dùng một loại thuốc có chứa Bismuth.
Chi tiết các bước chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
Trước khi chụp X-quang niệu đạo bàng quang ngược dòng, bệnh nhân cần phải cởi bỏ mọi quần áo, đồ trang sức hoặc các đồ vật khác có thể ảnh hưởng đến quy trình. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu làm trống bàng quang trước khi xét nghiệm.
Bước 1: Đặt ống thẳng
Bệnh nhân được đặt nằm ngửa, tư thế thẳng. Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành sát khuẩn lỗ sáo của người bệnh.
Tiếp đến kỹ thuật viên tiến hành đuổi bọt khí khỏi ống thông và bơm phồng bóng cao su bằng 2 – 3ml nước muối sinh lý. Phần bóng cao su của ống thông niệu đạo được đặt vào cửa niệu đạo trước, cách hố thuyền khoảng 2 đến 3cm.
Sau đó kỹ thuật viên sẽ từ từ bơm nhẹ nhàng đồng thời theo dõi phản ứng của bệnh nhân.
Bước 2: Bơm thuốc đối quang
Thuốc đối quang có thể được truyền hoặc bơm trực tiếp bằng bơm tiêm. Quá trình bơm được theo dõi dưới màn tăng sáng, ngừng bơm thuốc ngay khi người bệnh có cảm giác đau nhiều.
Bơm từ đầu 60 đến 100ml thuốc đối quang.
Có thể xuất hiện phản ứng co thắt cơ vòng niệu đạo sau. Nếu có bác sĩ hướng dẫn người bệnh thở sâu hoặc thử đi tiểu. Chụp X-quang ngay khi bơm, yêu cầu bệnh nhân nín thở. Chụp các tấm phim thẳng và chếch.
Bước 3: Chụp bàng quang
Chụp bàng quang đầy được thực hiện khi người bệnh có cảm giác buồn tiểu. Lưu ý khi chụp bàng quang:
- Có thể làm đầy bàng quang bằng nước muối sinh lý hoặc cho người bệnh uống nước.
- Chụp phim thẳng để đánh giá bàng quang và hai thận.
- Chụp phim chếch và nghiêng để đánh giá trào ngược.
Bước 4: Chụp lúc đi tiểu
Chụp phim chếch phải hoặc chếch trái khi người bệnh đứng, dương vật nằm ngang, tia X chiếu ngang hoặc chếch lên 100, vùng khu trú điểm giữa rốn và khớp mu.
Chụp tối thiểu 2 phim để quan sát toàn bộ niệu đạo, lỗ sáo và tia nước tiểu bao gồm:
- Chụp lúc sau đi tiểu;
- Chụp phim thẳng sau khi người bệnh đi tiểu, phim chụp có kích thước 30x40cm.
Sau khi chụp X-quang bàng quang niệu đạo, bệnh nhân lưu ý nên uống nhiều nước trong vòng 24 – 48 giờ.
Cảm giác của bệnh nhân khi chụp
Trong quá trình tiến hành chụp niệu đạo bàng quang ngược bệnh, bệnh nhân có thể có cảm giác như sau:
- Bệnh nhân có thể cảm thấy muốn đi tiểu nhiều lần trong thủ thuật.
- Bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu khi ống thông được đặt vào đúng vị trí.
- Bệnh nhân có thể cảm thấy đầy bàng quang và muốn đi tiểu khi chất tương phản được bơm vào. Sau đó có thể là cảm giác đau quặn như cơn đau thận.
- Bệnh nhân thường thấy xấu hổ khi đi tiểu trước mặt người khác. Tuy nhiên, đây là phản xạ thường gặp trong lúc chụp.
- Bệnh nhân có thể cảm thấy nóng rát khi đi tiểu sau thủ thuật.
Tìm hiểu thêm: So sánh sữa rửa mặt Cetaphil và Cerave
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên cần thông tin về các cảm giác có thể xảy ra cho bệnh nhân hoặc người chăm sóc bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật này.
Đánh giá kết quả chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
Kết quả chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng bình thường là khi:
- Bàng quang bình thường, bờ đều, đáy bàng quang ở sát bờ trên khớp mu;
- Niệu đạo bình thường, có 4 đoạn: Đoạn tiền liệt, đoạn màng, đoạn hành và đoạn hang;
- Không có trào ngược bàng quang niệu quản;
- Không có sa cổ bàng quang;
- Không có nước tiểu tồn lưu.
Kết quả chụp bất thường có thể gợi ý đến các trường hợp:
- Sỏi bàng quang;
- Cục máu đông;
- Nhiễm trùng túi thừa;
- Trào ngược bàng quang niệu quản gây viêm.
Biến chứng sau chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
Một số nguy cơ nhiễm trùng đến từ ống thông niệu đạo có thể bao gồm:
- Tiểu buốt (sau ngày đầu tiên);
- Ớn lạnh;
- Huyết áp giảm (hạ huyết áp);
- Sốt;
- Nhịp tim tăng;
- Nhịp thở tăng.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm canh trứng và những điều bạn cần biết
Lưu ý rằng cũng giống như bất kỳ kỹ thuật dùng bức xạ nào khác, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú chỉ nên thực hiện xét nghiệm này nếu đánh giá cho thấy lợi ích vượt trội so với rủi ro.
Bài viết trên của Kenshin đã cung cấp tổng quan các thông tin bạn cần biết về chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng. Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn và hiệu quả, được sử dụng để đánh giá hình thái và chức năng của niệu quản. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện thủ thuật để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Van niệu đạo sau: Nguyên nhân và cách điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể