Chuyển nhịp bằng thuốc có rủi ro hay biến chứng không?

Chuyển nhịp bằng thuốc là một trong những cách giúp nhịp tim trở về bình thường. Vậy tại sao cần phải chuyển nhịp tim, các thuốc để chuyển nhịp tim là gì và thuốc này có tác dụng phụ gì không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chuyển nhịp bằng thuốc có rủi ro hay biến chứng không?

Chuyển nhịp là một thủ thuật sử dụng điện hoặc thuốc để đưa nhịp tim nhanh bất thường trở lại nhịp bình thường. Có hai hình thức chuyển nhịp tim là chuyển nhịp bằng điện và chuyển nhịp bằng thuốc. Bài viết này tập trung đề cập đến chuyển nhịp bằng thuốc.

Chuyển nhịp bằng thuốc là gì?

Bình thường, nhịp đập của tim đều đặn và được điều khiển bởi hoạt động điện trong cơ thể. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi của hầu hết mọi người là 60 đến 100 nhịp mỗi phút, nhịp tim này tăng lên khi tập thể dục hoặc căng thẳng.

Chuyển nhịp bằng thuốc một thủ thuật y tế nhằm phục hồi nhịp tim bình thường ở những người có một số loại nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim) bằng thuốc hay hóa chất. Chuyển nhịp tim có thể điều chỉnh nhịp tim quá nhanh (nhịp tim nhanh) hoặc quá chậm (nhịp tim chậm) hay nhịp tim không đều (rung thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ,…). Chuyển nhịp thường được sử dụng để điều trị bệnh nhân rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ. Khi tim bạn đập không bình thường thì chuyển nhịp tim có thể được thực hiện. Đối với hầu hết mọi người, chuyển nhịp tim sẽ nhanh chóng khôi phục nhịp tim bình thường. Chuyển nhịp tim bằng thuốc thường được sắp xếp trước, được thực hiện tại bệnh viện và bạn thường có thể về nhà vào cùng ngày.

Chuyển nhịp bằng thuốc có rủi ro hay biến chứng không? 2

Chuyển nhịp tim nhằm phục hồi nhịp tim bình thường ở người rối loạn nhịp tim

Tại sao bạn cần chuyển nhịp tim?

Chuyển nhịp tim được sử dụng để điều chỉnh nhịp tim quá nhanh (nhịp tim nhanh) hoặc nhịp tim không đều phổ biến hơn (rung nhĩ). Nhịp tim quá mức kéo dài sẽ gây ra sự gia tăng công việc của cơ tim. Nhịp tim tăng liên tục sẽ gây ra tổn thương cơ tim và dẫn đến suy tim hoặc có thể gây ra tình trạng tưới máu cơ tim không đủ, thiếu máu cơ tim và thiếu oxy, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim, từ đó gây tổn thương thêm cho cơ tim. Nhịp tim nhanh là chứng rối loạn nhịp tim phổ biến cũng có thể gây ra nhịp tim không đều và có thể dẫn đến bệnh tim. Cho nên, mục tiêu của điều trị rối loạn nhịp tim là khôi phục nhịp tim bình thường nhất có thể và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và bệnh tim. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như tuổi tác và sức khỏe tổng thể của tim để xác định xem liệu chuyển nhịp có phù hợp với bạn hay không.

Các thuốc dùng để chuyển nhịp tim

Chuyển nhịp bằng hóa chất bao gồm dùng thuốc chống loạn nhịp để khôi phục nhịp tim trở lại bình thường. Thuốc này hoạt động bằng cách thay đổi đặc tính điện của tim để ngăn chặn nhịp tim bất thường và khôi phục nhịp tim bình thường.

  • Trường hợp nhịp tim nhanh (lớn hơn 100 nhịp/phút và kèm theo các triệu chứng chóng mặt, tức ngực, đau ngực hoặc thay đổi huyết động), các thuốc chuyển nhịp nhanh về bình thường được sử dụng là nhóm thuốc chẹn kênh kali (amiodarone, dronedarone), nhóm thuốc chẹn beta (acebutolol, atenolol, bisoprolol, metoprolol , nadolol và propranolol), nhóm chẹn kênh calci (verapamil, diltiazem,…), thuốc chẹn kênh natri (disopyramide, quinidine,…),…
  • Trường hợp rối loạn nhịp tim chậm (nhỏ hơn 60 nhịp/phút khi nghỉ ngơi), thuốc được sử dụng để tăng nhịp tim bao gồm atropine, isoprenaline, epinephrine,… tiêm tĩnh mạch.

Tìm hiểu thêm: Bôi kem chống nắng có cần tẩy trang không?

Chuyển nhịp bằng thuốc có rủi ro hay biến chứng không? 3
Các thuốc dùng để chuyển nhịp tim

Chuyển nhịp tim bằng thuốc có rủi ro không?

Mặc dù các biến chứng của chuyển nhịp tim bằng thuốc không phổ biến nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định do tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như:

  • Amiodarone: Là một trong những loại thuốc chống loạn nhịp được sử dụng rộng rãi nhất trong thực hành lâm sàng để giúp tim đập bình thường ở những người bị rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Nhưng thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho tim (rối loạn nhịp tim mới xảy ra), gan (mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng da), phổi (thở khò khè, ho, đau ngực) hoặc thị lực (mờ mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng).
  • Thuốc chẹn beta: Có thể gây mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng, khó thở, thở khò khè, khó ngủ, trầm cảm,…
  • Thuốc chẹn kênh calci: Đau đầu, buồn nôn, sưng ở bàn chân và cẳng chân, táo bón, chóng mặt.
  • Atropine: Có thể gây giảm thị lực, giảm lượng nước tiểu, khô miệng, nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều, tăng chất nhầy từ phổi, chóng mặt đột ngột, choáng váng hoặc bất tỉnh,…
  • Isoprenaline: Có thể gây căng thẳng, nhức đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ , lo lắng, căng thẳng, mờ mắt, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, hội chứng Adam-Stokes, phù phổi, rối loạn nhịp thất, đỏ bừng da, toát mồ hôi, run nhẹ,…

Bên cạnh các tác dụng phụ do thuốc gây ra, một số người có nhịp tim không đều và có cục máu đông trong tim. Chuyển nhịp bằng thuốc có thể khiến những cục máu đông này bong ra và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng như đột quỵ.

Chuyển nhịp bằng thuốc có rủi ro hay biến chứng không? 4

>>>>>Xem thêm: Top 11 kem trị sẹo tốt nhất hiện nay

Bong cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu là rủi ro tương đối hiếm gặp của chuyển nhịp bằng thuốc

Bệnh nhân cần làm gì để hạn chế dùng thuốc chuyển nhịp tim?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tránh những thay đổi tâm trạng đột ngột và tránh hút thuốc và uống rượu. Đối với bệnh nhân rối loạn nhịp tim, họ phải duy trì tâm lý và cảm xúc tốt, đồng thời đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và phát triển thói quen sinh hoạt tốt. Nếu nhận thấy mình có triệu chứng rối loạn nhịp tim, bạn nên đi khám kịp thời và được đưa ra phương án điều trị tốt nhất dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tóm lại, chuyển nhịp bằng thuốc là một phương pháp giúp người đang rối loạn nhịp tim trở về trạng thái nhịp tim bình thường, ổn định bằng cách dùng thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta, chẹn kênh natri,… Tuy nhiên, rủi ro khi dùng thuốc là điều khó tránh khỏi và mức độ sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi, loại rối loạn nhịp tim và sức khỏe tổng thể của bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *