Thuốc uống ra kinh nguyệt ngày càng được chị em sử dụng rộng rãi nhằm mục đích khắc phục tình trạng trễ kinh. Vậy có những loại thuốc uống ra kinh nguyệt nào? Sử dụng thuốc như thế nào là đúng? Hãy cùng Kenshin tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Có nên sử dụng thuốc uống ra kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là điều mà rất nhiều phụ nữ mong muốn. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến cho chu kỳ bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản và nhan sắc của phái nữ. Câu hỏi được đặt ra là, nếu gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mất kinh làm sao để có kinh nguyệt trở lại, có nên sử dụng thuốc uống ra kinh nguyệt hay không?
Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách sử dụng thuốc uống ra kinh nguyệt và những vấn đề liên quan.
Contents
Kinh nguyệt là gì? Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Kinh nguyệt là sự bong ra có chu kỳ của lớp niêm mạc tử cung (thường từ 28 – 30 ngày) dưới sự điều hòa của các hormone sinh dục. Kinh nguyệt ở nữ giới xuất hiện khi bé gái đến tuổi dậy thì, thường trong khoảng 12 – 16 tuổi.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt có những diễn biến bất thường, có thể là những thay đổi về màu sắc, thời gian hay lượng kinh nguyệt nhiều ít bất thường… Tất cả những thay đổi bất thường đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
Rối loạn kinh nguyệt là một mối lo của chị em phụ nữ
Một số nguyên nhân rối loạn chu kỳ kinh nguyệt:
- Do chế độ dinh dưỡng: Không được cung cấp đủ liều lượng, dư thừa hoặc thiếu vitamin, khoáng chất sẽ ảnh hưởng quá trình điều hòa estrogen dẫn đến thiếu kinh, thậm chí là mất kinh.
- Do tâm lý: Nhiều vấn đề về gia đình, công việc, học tập… gây stress, áp lực. Tình trạng thường xuyên suy nghĩ, lo lắng làm thiếu kinh, chậm kinh.
- Do bệnh lý: Một số bệnh về tuyến giáp, buồng trứng, âm đạo làm rối loạn nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt (không đều, chậm kinh, mau kinh…)
- Do sử dụng thuốc: Nhiều phụ nữ rối loạn kinh nguyệt do sử dụng thuốc điều hòa nội tiết không đúng cách…
Dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Vì vậy, cần quan sát và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đều đặn để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
Bất thường về thời gian diễn ra chu kỳ
- Vô kinh: Hiện tượng không hành kinh trong một thời gian quy định. Trừ các thời điểm không có kinh như trước dậy thì, đang mang thai hay sau thời kỳ tiền mãn kinh, những trường hợp không có kinh từ 6 tháng trở lên có thể coi là vô kinh.
- Kinh nguyệt thưa: Là vòng kinh kéo dài trên 35 ngày, thậm chí thời gian đến ngày đèn đỏ có thể là vài ba tháng làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.
- Kinh mau: Là hiện tượng trái ngược với kinh thưa, phụ nữ có dấu hiệu kinh mau khi vòng kinh diễn ra rất ngắn, chỉ từ 21 ngày trở xuống.
Bất thường về số lượng và ngày có kinh
- Rong kinh: Là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần, lượng máu ra nhiều làm ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe của chị em phụ nữ. Rong kinh kéo dài làm lượng máu mất đi nhiều dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bên cạnh đó, rong kinh cũng là dấu hiệu của một số bệnh như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang… Vì vậy, khi gặp phải dấu hiệu có kinh trên 7 ngày, chị em cần chú ý và có thể đến khám để kịp thời điều trị.
- Cường kinh: Là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt vừa kéo dài vừa ra nhiều. Nguyên nhân có thể là do bệnh lý gây tổn thương tử cung (u xơ tử cung) hay do mắc một số bệnh như tăng huyết áp, các bệnh lý về thận, rối loạn đông máu…
- Thiếu kinh: Là hiện tượng ngược lại với cường kinh, máu ra ít trong thời gian chu kỳ ngắn (khoảng 2 ngày trở xuống). Nguyên nhân có thể do một số bệnh lý ở tử cung như dính buồng tử cung sau sinh, sau khi nạo hút thai…
Bất thường về màu sắc, tính chất kinh nguyệt
Màu kinh bình thường có màu đỏ sẫm, mùi hơi tanh, không đông. Ngoài ra, tất cả những thay đổi khác về màu sắc kinh nguyệt trên đều được coi là bất thường (kinh nguyệt có màu hồng nhạt, trong, màu nâu sẫm, đỏ tươi… hay kinh nguyệt có kèm theo cục máu đông).
Công dụng của thuốc uống ra kinh nguyệt
Hiện nay, thuốc uống ra kinh nguyệt có rất nhiều công dụng:
- Thuốc ra kinh nguyệt được sử dụng làm thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn cấp. Phương pháp này sẽ giúp người uống bổ sung 1 lượng hormone nội tiết tố nữ vào trong cơ thể gây rối loạn nội tiết, từ đó khiến kinh nguyệt có lại hoặc có sớm hơn.
- Tình trạng mất kinh cũng là nguyên nhân khiến cho phụ nữ cần uống thuốc ra kinh nguyệt để thúc đẩy, hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt.
- Một tác dụng rất hữu ích của thuốc ra kinh nguyệt nữa, đó là sử dụng để thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn. Phụ nữ ngày càng bận rộn với công việc, hay yêu bản thân hơn bằng những cuộc đi chơi tắm biển. Nếu đến chu kỳ vào những thời điểm này thật không thoải mái. Vì vậy, thuốc ra kinh nguyệt cũng là một sự lựa chọn khá hữu ích, nhưng đừng nên lạm dụng nó nhé!
Tìm hiểu thêm: Phương pháp cạo vôi răng siêu âm
Thuốc uống ra kinh nguyệt giúp bạn thoải mái tận hưởng những chuyến du lịchBên cạnh những hiệu quả đem lại thì thuốc ra kinh nguyệt cũng còn có những hạn chế. Việc sử dụng thuốc kinh nguyệt không theo sự chỉ định của bác sĩ có thể làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, thậm chí có thể làm teo buồng trứng, rong kinh và vô sinh.
Một số loại thuốc uống ra kinh nguyệt
Để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh, đều đặn thì việc bổ sung và cân bằng hormone nội tiết cho cơ thể được coi là phương pháp khắc phục tận gốc rễ. Chị em có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc ra kinh Duphaston là thuốc có xuất xứ tại Mỹ, được các bác sĩ đánh giá rất cao về hiệu quả sử dụng. Tác dụng chủ yếu là giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau khi đến chu kỳ hành kinh và hỗ trợ điều trị bệnh kinh nguyệt không đều…
- Thuốc điều hòa kinh nguyệt cao ích mẫu do công ty cổ phần dược phẩm OPC nghiên cứu sản xuất dưới 3 dạng là chai uống, dạng cao và viên nén. Công dụng là điều trị những rối loạn kinh nguyệt, cải thiện các triệu chứng kinh nguyệt không đều (kỳ kinh dài, ngắn…) và giảm bớt những khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh.
- Thuốc PMH – Regulator là thuốc uống ra kinh nguyệt được sản xuất tại công ty Probiotec Pharma Pty, Australia. Nếu kiên trì sử dụng có thể mang đến rất nhiều lợi ích như cân bằng nội tiết tố, phòng ngừa các bệnh lý tử cung, làm đẹp da, ngăn lão hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư vú.
- Ngoài ra, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt khác như thuốc điều hòa kinh nguyệt của Nhật Kobayashi, thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt Primolut-Nor, thuốc uống ra kinh nguyệt Phụ Huyết Khang…
>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị nấm ống tai ngoài và những cách phòng tránh bệnh
Thuốc uống ra kinh nguyệt DuphastonNhững lưu ý khi sử dụng thuốc ra kinh nguyệt
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Thuốc ra kinh nguyệt được sản xuất dựa trên cơ chế tác động của hormone. Vì vậy, khi sử dụng thuốc ra kinh nguyệt sẽ làm thay đổi nội tiết trong cơ thể. Chỉ cần với lượng hormone rất nhỏ cũng có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, việc sử dụng thuốc ra kinh nguyệt cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
- Không nên sử dụng thuốc uống ra kinh nguyệt quá 3 lần/năm: Bên cạnh những tác dụng hữu ích mà thuốc ra kinh nguyệt đem lại thì cũng có rất nhiều những hạn chế khi sử dụng thuốc trong thời gian dài. Vì vậy, nhiều cơ sở đã khuyến cáo không nên sử dụng thuốc ra kinh nguyệt quá 3 lần/năm.
- Báo ngay cho bác sĩ những thay đổi bất thường khi sử dụng thuốc. Đây có thể coi như là một lưu ý chung cho người bệnh khi sử dụng thuốc. Bất cứ trường hợp bất thường nào khi đang sử dụng thuốc đều cần báo lại với bác sĩ để có thể phát hiện, thay đổi và điều trị kịp thời.
Thuốc uống ra kinh nguyệt là phương pháp ra kinh được chị em sử dụng khá phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho chị em phụ nữ những lời khuyên hữu ích để có thể bảo vệ được chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản đúng cách. Đừng quên theo dõi Kenshin để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nữa nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể