Có nên uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai không?

Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn do rối loạn tiền đình là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nhiều người bị nặng phải sử dụng đến thuốc để giảm triệu chứng. Vậy có nên uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai không?

Bạn đang đọc: Có nên uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai không?

Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn là những biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình có thể gặp ở bất kỳ ai, trong đó có phụ nữ đang mang thai. Bởi mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và phải đối mặt rất nhiều nguy cơ về sức khỏe. Rối loạn tiền đình khi mang thai là một trong số đó.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu nên việc sử dụng thuốc điều trị là giải pháp nhiều mẹ bầu tìm đến. Tuy nhiên, nỗi lo uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai có ảnh hưởng đến thai kỳ khiến nhiều chị em lo ngại.

Thông tin chung về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là gì?

Là bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, tiền đình đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể giữ thăng bằng và phối hợp cử động mắt, đầu và thân. Rối loạn tiền đình là tình trạng tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng do dây thần kinh số 8 bị tắc nghẽn hoặc tổn thương ở các động mạch nuôi dưỡng não gây ra.

Có nên uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai không? 1

Rối loạn tiền đình khi mang thai khá phổ biến

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, làm tăng nguy cơ chấn thương, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và khả năng học tập, lao động của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình khi mang thai

Rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai có thể nhận diện thông qua những dấu hiệu như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,… Những dấu hiệu này thường xuất hiện đột ngột và lặp lại nhiều lần khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đi lại không vững và không muốn ăn uống hay làm bất cứ việc gì.

Ở mỗi mẹ bầu các dấu hiệu này sẽ có mức độ khác nhau và có thể xảy ra đơn lẻ hoặc đồng thời. Một số dấu hiệu buồn nôn, nôn, mệt mỏi cũng dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén thông thường.

Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm có thể khiến mẹ bầu bị suy nhược, dễ xảy ra tai nạn không mong muốn. Vì vậy, vấn đề có nên uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai không được mẹ bầu đặc biệt quan tâm.

Vì sao phụ nữ bị rối loạn tiền đình khi mang thai

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ căn nguyên của tình trạng này sẽ là cơ sở để mẹ bầu cân nhắc có nên uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai hay không. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở mẹ bầu thường gặp nhất.

  • Do một số các bệnh lý: Một số bệnh lý như thiếu máu não, thoái hóa đốt sống cổ, các bệnh lý tim mạch, viêm xoang, viêm tai,… có thể gây ra tình trạng rối loạn tiền đình khi mang thai.
  • Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ tăng lên. Nếu không ăn uống khoa học và đủ chất, mẹ bầu sẽ bị thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thói quen thức khuya, ngủ ít, áp lực công việc hay tâm lý lo lắng cũng là yếu tố dẫn đến rối loạn tiền đình.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không?

Có nên uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai không? 2
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị rối loạn tiền đình

Uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai: Nên hay không nên?

Thông thường, rối loạn tiền đình nhẹ với những triệu chứng thoáng qua sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mẹ bầu bị rối loạn tiền đình nặng, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt,… khiến cho việc sinh hoạt, làm việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, việc thăm khám và điều trị rối loạn tiền đình là việc cần thiết để tránh hệ lụy.

Hiện nay có 3 loại thuốc Tây thường được chỉ định điều trị rối loạn tiền đình ở mẹ bầu gồm Piracetam Cetampir, Acetyl-DL-Leucine Tanganil và Acetab. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị như các thuốc có thành phần Ginkgo biloba, Piracetam,… Phác đồ dùng thuốc Tây rất tiện lợi và mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, vẫn chưa có dữ liệu về tính an toàn của những thuốc này trong thai kỳ. Vì vậy, trước khi uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai hay bất loại thuốc bổ nào mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để xác định có nên cho mẹ bầu uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai hay không.

Trường hợp mẹ bầu tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình kể trên thì cũng không nên quá lo lắng. Hãy thăm khám định kỳ theo lịch hẹn và thông báo với bác sĩ về việc dùng thuốc để được tư vấn cụ thể.

Có nên uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai không? 3

>>>>>Xem thêm: Người bị u xơ tử cung có được ăn lạc không?

Trước khi sử dụng thuốc mẹ bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để phòng ngừa và giảm nguy cơ biến chứng do rối loạn tiền đình khi mang thai, mẹ bầu cần:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất;
  • Ăn đa dạng thực phẩm, không nên kiêng khem quá nhiều;
  • Đi ngủ sớm từ 21 giờ hàng ngày, nghỉ ngơi hợp lý;
  • Tránh căng thẳng và làm việc quá sức;
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng rối loạn tiền đình ở mẹ bầu. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ bầu kiến thức hữu ích để có thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời giúp mẹ bầu giải đáp được những thắc mắc xoay quanh việc uống thuốc rối loạn tiền đình khi mang thai.

Xem thêm:

  • Người bị rối loạn tiền đình có sốt không?
  • Các triệu chứng rối loạn tiền đình tuyệt đối không thể bỏ qua
  • Top các loại thuốc hướng thần kinh, thuốc bổ thần kinh chính hãng

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *