Khi nắm rõ thông tin con người có bao nhiêu cái răng, bạn có thể theo dõi tiến trình hoàn thiện răng của mình và phát hiện sớm những bất thường để can thiệp kịp thời, đúng cách.
Bạn đang đọc: Con người có bao nhiêu cái răng? Phân loại và cấu tạo răng người
Con người có bao nhiêu cái răng và chúng được phân loại như thế nào, có cấu tạo ra sao? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được phân tích chi tiết trong bài viết sau. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin xoay quanh chủ đề này thì đừng bỏ lỡ nội dung thú vị dưới đây.
Contents
Con người có bao nhiêu cái răng?
Răng là cơ quan nằm trong khoang miệng, chúng đảm nhiệm đồng thời 2 vai trò: Làm nhỏ thức ăn và tham gia vào việc phát âm. Vậy bạn có biết con người có bao nhiêu cái răng?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần phân biệt rõ 2 giai đoạn. Đó là giai đoạn hoàn thiện bộ răng sữa và và giai đoạn hoàn thiện bộ răng vĩnh viễn.
Răng sữa xuất hiện ở những năm tháng đầu đời của trẻ. Chúng thường mọc khi bé tròn 6 tháng tuổi và ở giai đoạn hoàn thiện, bộ răng sữa có tất cả 20 chiếc. Trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm.
Răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện khi trẻ 5 – 6 tuổi. Lúc này, những chiếc răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế dần dần bằng răng vĩnh viễn. Ngoài ra, chúng ta còn mọc thêm những chiếc răng hàm mới. Vậy nên ở giai đoạn trưởng thành, con người có tất cả 32 chiếc răng, bao gồm cả răng khôn mọc ở hàm trên và hàm dưới.
Trong số 32 chiếc răng có 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 8 răng hàm lớn và 4 răng khôn. Mỗi loại răng đều mọc thành bộ 4, nằm đối xứng nhau theo cả chiều trên – dưới và trái – phải.
Hiện nay, răng khôn là một trong những cơ quan thoái hóa và đang có xu hướng tiêu biến, giảm dần qua thời gian. Vậy nên một số người chỉ có 28 chiếc răng vì không mọc thêm loại răng này.
Qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, bây giờ thì bạn đã biết con người có bao nhiêu cái răng rồi chứ?
Phân loại
Răng người trưởng thành được phân hóa thành những loại cơ bản dưới đây:
Răng cửa
Loại răng này nằm ngay chính giữa cung hàm. Chúng gồm 8 chiếc và phân bố đồng đều ở cả hai hàm trên và hàm dưới. Các chuyên gia thường đánh số răng theo hướng từ trung tâm sang hai bên trái, phải nên răng cửa được gọi tên là răng số 1 và răng số 2.
Điểm nhận diện đặc trưng của răng cửa là có bề mặt phẳng, dẹt, trông hơi giống chiếc xẻng và có rìa cắn siêu sắc bén. Nhiệm vụ của chúng là cắn và xé nhỏ thức ăn.
Răng nanh
Răng nanh còn được gọi là răng số 3, chúng gồm 4 chiếc nằm ngay góc cung hàm và liền kề với răng cửa. Về hình thái, loại răng này có kết cấu nhọn hoắt và rất sắc, mũ răng dày và cứng chắc. Vậy nên răng nanh thường đảm nhiệm vai trò kẹp và xé thức ăn.
Răng hàm nhỏ
Răng hàm nhỏ chính là các răng số 4 và số 5. Chúng có tất cả 8 chiếc với phần mũ răng hình lập phương, mặt cắn khá bằng phẳng và trên bề mặt răng có 2 đỉnh nhọn. Răng hàm nhỏ nằm xen giữa răng nanh và răng hàm lớn. Chúng vừa có khả năng xé, vừa có thể nghiền nhỏ thức ăn.
Răng hàm lớn
Răng hàm lớn có 8 chiếc, bao gồm tất cả các răng số 6 và số 7. Đại diện này có kích thước lớn, diện tích mặt răng rộng và tương đối bằng phẳng. Nhiệm vụ của chúng là nhai và nghiền nát thức ăn.
Răng khôn
Răng khôn còn gọi là răng số 8, gồm 4 chiếc nằm ở 4 góc trong cùng của cung xương hàm. Đây là loại răng mọc muộn nhất, thậm chí có những người đến độ tuổi 30 trên cung hàm mới xuất hiện răng khôn.
Cấu tạo răng người
Khi phân tích theo chiều dọc, răng được phân thành 3 phần cơ bản, đó là thân răng, cổ răng và chân răng. Thân răng chính là phần nhô ra khỏi lợi với thể tích chiếm chỗ và diện tích bề mặt lớn. Cổ răng là phần tiếp giáp giữa răng với nướu và được bảo vệ bởi cơ quan này. Chân răng là phần nằm sâu bên trong cung hàm và được nướu bao bọc.
Khi giải phẫu răng theo lát cắt ngang, bạn sẽ thấy răng được cấu tạo bởi 3 thành phần chính, đó là:
Men răng
Đây là lớp ngoài cùng của răng. Chúng có khả năng bảo vệ răng trước các yếu tố nguy cơ nhờ độ cứng siêu ấn tượng. Tuy nhiên men răng có tính giòn nên nếu bị va chạm mạnh thì nguy cơ nứt mẻ sẽ rất dễ xảy ra.
Ngà răng
Thành phần này nằm xen giữa men răng và tủy răng. Chúng có đặc tính xốp, mềm và chứa đầu mút dây thần kinh nên khá nhạy cảm. Nếu men răng bị mất, ngà răng không được bảo vệ nên tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, thức ăn. Khi đó sâu răng là điều khó tránh khỏi.
Tủy răng
Tủy răng phần trong cùng và nhạy cảm nhất của răng vì chúng chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh. Đại diện đang xét có vai trò nuôi dưỡng, tái tạo ngà răng. Bên cạnh đó chúng còn làm nhiệm vụ thu nhận, dẫn truyền xung thần kinh hướng tâm và phản ứng lại khi có kích thích tác động lên răng.
Tìm hiểu thêm: Vitamin C chữa nhiệt miệng được không? Cách bổ sung vitamin hiệu quả
Cách chăm sóc và bảo vệ răng
Để giúp răng luôn chắc khỏe, không bị bào mòn, đau nhức hay sâu hỏng thì bạn cần chú ý đến những vấn đề quan trọng sau:
- Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng từ khi còn nhỏ. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và thao tác đúng cách để loại bỏ hết mảng bám mà không làm hỏng men răng.
- Sử dụng bàn chải mềm mại, độ đàn hồi tốt, kích cỡ đúng độ tuổi và thay mới sau mỗi 3 tháng.
- Sử dụng kem đánh răng tích hợp thành phần fluoride để tăng cường độ chắc khỏe cho răng.
- Sau khi ăn không nên xỉa tăm mà hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch răng nhẹ nhàng, đúng cách.
- Trám bề mặt răng hàm để phòng ngừa nguy cơ sâu răng.
- Nên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng và sau khi dùng bữa.
- Ăn rau xanh, trái cây giòn để bề mặt răng được làm sạch tự nhiên.
- Uống nhiều nước lọc sẽ loại bỏ lượng axit hình thành trong khoang miệng khi phân giải thức ăn, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu răng.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng cà phê, trà và hút thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ xỉn màu răng, yếu răng do các tác nhân này.
- Hạn chế đồ ngọt, sau khi ăn bánh kẹo chừng 15 phút nên đánh răng để ngăn ngừa sâu răng.
- Nếu tham gia các bộ môn thể thao có thể gây va đập lên răng thì nên sử dụng dụng cụ bảo vệ.
- Khám răng định kỳ tối thiểu 2 lần/năm. Nếu có bệnh về răng cần điều trị dứt điểm và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ của chuyên gia trị liệu.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc olanzapine và những điều cần biết
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Con người có bao nhiêu cái răng?” và các thông tin xoay quanh cách phân loại, cấu tạo răng người. Bạn đã sàng lọc được những nội dung quan trọng qua bài viết này rồi chứ? Sau cùng chúc bạn thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã dõi theo những dòng chia sẻ của Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể