Đặc điểm chung của DNA và RNA là gì? Có sự khác biệt nào hay không?

Vì sự tương đồng các ký tự trong tên gọi DNA và RNA mà hai phân tử này thường bị nhầm lẫn với nhau. Mặc dù có những đặc điểm chung của dna và rna, vì về về bản chất đều có các đơn vị là nucleotit, nhưng bên cạnh đó cũng có những khía cạnh khác biệt của DNA và RNA.

Bạn đang đọc: Đặc điểm chung của DNA và RNA là gì? Có sự khác biệt nào hay không?

Vậy, đặc điểm chung của DNA và RNA là gì? Có sự khác biệt nào nổi trội để dễ hiểu về hia phần tử này hay không. Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về DNA và RNA

DNA là gì?

DNA là một phân tử quan trọng chứa thông tin di truyền ở mọi tế bào của mọi cơ thể sống. DNA đóng vai trò chính trong việc lưu giữ và truyền đạt thông tin gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cấu trúc của DNA gồm hai chuỗi xoắn đôi nằm song song nhau và được nối với nhau thông qua các cặp nucleotit: A-T, G-X. Các cặp nucleotit này tạo thành ngôn ngữ mã hóa thông tin gen, với mỗi gen đại diện cho một đặc trưng cụ thể của cơ thể. Phần lớn DNA nằm tại nhân và được tổ chức thành cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể.

Sự sao chép DNA trong quá trình nhân đôi tế bào đóng vai trò trong việc di truyền thông tin gen từ thế hệ cha mẹ sang con cái. Từ đó tạo ra những nét tương đồng giữa cha, mẹ và con. Bên cạnh đó còn tạo ra sự đa dạng gen bằng cách tạo một số biến đổi ngẫu nhiên trong quá trình nhân đôi, thúc đẩy sự phát triển và tiến hóa.

DNA mang đặc điểm của từng cá thể riêng biệt thông qua sự đa dạng trong số lượng nucleotit, thành phần và trình tự sắp xếp chúng. Mỗi cá thể có một “bản sao” DNA duy nhất tạo ra sự phong phú và độc đáo trong tổng thể gen của loài. Không chỉ thế, DNA còn có tính đa dạng nhờ vào cấu trúc đa phân của nó. Các đơn phân là bốn loại nucleotit có sự thay đổi thành phần, số lượng cũng như trình tự sắp xếp tạo ra rất nhiều các phân tử DNA khác nhau.

dac-diem-chung-cua-dna-va-rna-la-gi-co-su-khac-biet-nao-hay-khong 1

Phân tử DNA xoắn kép

RNA là gì?

RNA (Acid Ribonucleic) là một acid nucleic một thành phần quan trọng trong cơ thể sống và đóng vai trò quan trọng trong quá trình mã hóa, dịch mã, điều hòa và biểu hiện gen. Cấu trúc của RNA cũng là một chuỗi polyme tương tự như DNA, nhưng thay vì Thymine (T), RNA chứa Uracil (U). Do đó, các đơn phân nucleotit của RNA sẽ bao gồm Adenine (A), Guanine (G), Cytosine (C), và Uracil (U). Cấu trúc sợi đơn của RNA giúp nó tham gia vào nhiều quá trình khác nhau của tế bào một cách linh hoạt và hiệu quả.

Có ba loại RNA chính, mỗi loại thực hiện một chức năng cụ thể trong quá trình sinh học:

  • RNA thông tin (mRNA): Thường được tổng hợp từ DNA trong quá trình sao chép, hay còn gọi là quá trình phiên mã, là một mạch polyribonucleotit có vai trò truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến protein.
  • RNA vận chuyển (tRNA): Là mạch polyribonucleotit với một đầu mang acid amin và một đầu mang bộ ba đối mã với bộ ba mã hóa trên mRNA. Có vai trò vận chuyển acid amin đặc hiệu tới ribosome để tổng hợp nên protein.
  • RNA ribosome (rRNA): Là phân tử chứa hàng trăm đến hàng nghìn ribonucleotit và là thành phần cấu trúc chủ yếu của ribosome – bào quan có vai trò tổng hợp protein.

Tìm hiểu thêm: 3 loại thuốc giảm viêm xoang hiệu quả, bạn đã biết chưa?

dac-diem-chung-cua-dna-va-rna-la-gi-co-su-khac-biet-nao-hay-khong 2
3 loại RNA chính

Đặc điểm chung của DNA và RNA

DNA và RNA đều là những phân tử quan trọng của mỗi sinh vật với nhiệm vụ lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền trong quá trình tổng hợp protein. Đặc điểm chung của DNA và RNA còn thể hiện qua cấu trúc như sau:

  • Cả DNA và RNA chứa các nguyên tố cơ bản như Carbon (C), Hydrogen (H), Oxygen (O), Nitrogen (N) và Phosphorus (P).
  • Được tạo thành từ các đơn phân nucleotit. Mỗi nucleotit bao gồm một đơn vị đường, một photpho và một base nitơ. Trong trường hợp của DNA và RNA, các base nitơ giống nhau là A, G và X.
  • Các nucleotit hình thành nên chuỗi DNA hay RNA đều cần sự tham gia của các liên kết hóa học. Các liên kết hóa học giúp duy trì ổn định chuỗi và giữ vững thông tin của gen.

Sự khác nhau của DNA và RNA

Mặc dù có sự tương đồng trong một số đặc điểm cơ bản, sự khác biệt giữa DNA và RNA cho thấy sự khác biệt cụ thể về cấu trúc và chức năng của chúng trong các quy trình sinh học. Dưới đây là những đặc điểm khác biệt giữa hai phân tử DNA và RNA:

Về tên gọi:

  • DNA: Tên đầy đủ là acid deoxyribonucleic. Được tạo thành từ deoxyribose.
  • RNA: Được biết đến với tên gọi là acid ribonucleic và chứa ribose, một đường đơn có nhóm hydroxyl ở cả hai vị trí.

Cấu trúc:

  • DNA: Đơn phân của DNA là nucleotit, với cấu trúc xoắn kép của nó được hình thành bởi hai mạch dài và phủ lên nhau. Cấu trúc xoắn kép này tạo nên một cấu trúc lý tưởng để bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
  • RNA: Đơn phân là ribonucleotit, cấu trúc thường là một mạch đơn, tuy nhiên, có thể tạo thành cấu trúc thứ cấp nhưng không liên tục.

Độ dài:

  • DNA: Thường dài hơn so với RNA, với khả năng lên đến hàng triệu nucleotit.
  • RNA: Thường ngắn hơn và không có chiều dài lớn như DNA.

Các base nitơ và sự bắt cặp:

  • DNA: Cấu tạo từ 4 loại nucleotit A,T, G, X. Bắt cặp với nguyên tắc A-T và G-X.
  • RNA: Cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, U, G, X. Cặp base nitơ bao gồm A-U và G-X.

Vị trí xuất hiện:

  • DNA: Thường được tìm thấy trong nhân tế bào, một lượng nhỏ cũng có thể tồn tại trong ty thể.
  • RNA: Hình thành trong nhân tế bào và sau đó di chuyển đến các vùng chuyên biệt của tế bào để thực hiện các chức năng.

Độ nhạy với tia cực tím:

  • DNA: Dễ bị tác động bởi tia cực tím và có thể bị biến đổi dẫn đến đột biến gen.
  • RNA: Có khả năng chịu đựng tác động của tia cực tím tốt hơn DNA.

Chức năng:

  • DNA: DNA có nhiệm vụ mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
  • RNA: RNA có vai trò trong mã hóa, dịch mã, điều hòa và biểu hiện của gen, cụ thể hơn tùy thuộc vào loại RNA.

Có thể thấy, sự khác biệt giữa DNA và RNA không chỉ là về cấu trúc và thành phần hóa học, mà còn liên quan chặt chẽ đến vai trò của chúng trong quy trình sinh học của tế bào và sinh vật.

Mối liên hệ giữa DNA và RNA

Bên cạnh sự tương đồng và khác biệt về các khía cạnh cấu trúc, thành phần, vai trò và chức năng, DNA và RNA còn có mối liên hệ mật thiết với nhau:

  • Là khuôn mẫu của sự phiên mã: DNA đóng vai trò là khuôn mẫu, cung cấp thông tin quan trọng để tổng hợp mRNA, loại RNA chuyển thông tin gen từ DNA đến ribosome để sản xuất protein.
  • Sự đa dạng trong tạo mRNA: DNA chứa nhiều gen, mỗi gen mang thông tin về cấu trúc của một protein cụ thể. Quy trình sao chép gen từ DNA thành mRNA giữ một vị trí quan trọng với mỗi cá thể. Mỗi gen trên DNA sẽ được sao chép để tạo ra một chuỗi mRNA riêng biệt.
  • Trình tự của các nucleotit trong DNA sẽ xác định trình tự của các nucleotit trong mRNA: Trong quá trình bổ sung nucleotit, nguyên tắc chủ yếu được tuân theo: A ở DNA sẽ tương ứng với U ở RNA, T ở DNA sẽ tương ứng với A ở RNA, X ở DNA sẽ tương ứng với G ở RNA, và G ở DNA sẽ tương ứng với X ở RNA. Điều này đảm bảo rằng chuỗi nucleotit trong mRNA phản ánh chính xác thông tin di truyền từ DNA và có thể được dịch mã để sản xuất protein cần thiết.

dac-diem-chung-cua-dna-va-rna-la-gi-co-su-khac-biet-nao-hay-khong 3

>>>>>Xem thêm: Rau diếp thơm có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng trong diếp thơm

Phân tử mRNA tổng hợp từ DNA

Bài viết trên Kenshin gửi đến bạn những thông tin về DNA – RNA, đặc điểm chung của DNA và RNA, các đặc điểm khác biệt và mối liên hệ giữa chúng. Hy vọng bài viết trên mang đến những kiến thức cần thiết và hữu ích cho bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *