Đám rối thần kinh thắt lưng là gì? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng liên quan đến tình trạng tổn thương đám rối thần kinh thắt lưng ở vùng chi dưới, có thể ảnh hưởng đến một số chức năng của cơ thể và dẫn đến bị liệt. Căn bệnh này đang phổ biến hiện nay và những nguyên nhân nào gây bệnh?

Bạn đang đọc: Đám rối thần kinh thắt lưng là gì? Cách điều trị như thế nào?

Đám rối thần kinh thắt lưng không phải là một bệnh lý hiếm gặp nhưng ít phổ biến hơn nhiều so với bệnh đám rối cánh tay và lại khó chẩn đoán. Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, trong đó thường gặp là do chấn thương, mang thai, ung thư,… Các phương pháp điều trị thường bị hạn chế và tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ thay đổi cách điều trị.

Giải phẫu đám rối thắt lưng

Ngành trước của 4 dây thần kinh L1, L2, L3, L4 tạo nên đám rối thắt lưng. Các ngành này lại hình thành các nhánh trước và nhánh sau.

Các nhánh sau hình thành thần kinh chậu hạ vị, thần kinh bì đùi ngoài, thần kinh chậu bẹn, thần kinh đùi.

Các nhánh trước hình thành thần kinh sinh dục đùi, thần kinh bịt.

Thân thắt lưng cùng được tạo thành từ một phần ngành trước của dây thần kinh L4 chập với ngành trước của L5.

Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng là do nguyên nhân nào?

Do đám rối thắt lưng nằm ở khung của khung chậu và gần các cơ quan trong ổ bụng nên rất nhiều các bệnh lý và chấn thương khác nhau là nguyên nhân góp phần gây bệnh lý đám rối thần kinh thắt lưng, bao gồm:

  • Chấn thương trực tiếp:
    • Trật khớp hông sau.
    • Gãy xương chậu.

Đám rối thần kinh thắt lưng là gì? Cách điều trị như thế nào? 1

Một trong những nguyên nhân gây bệnh đám rối thần kinh thắt lưng là bị gãy xương chậu
  • Nguyên nhân do chuyển hóa, viêm và tự miễn dịch:
    • Đái tháo đường (DM);
    • Amyloidosis;
    • Sarcoidosis;
    • Nhiễm trùng và áp xe tại chỗ;
    • Viêm tủy xương sống;
    • Nhiễm trùng mạn tính như bệnh lao, nấm.
    • Các bệnh nhiễm trùng khác như HIV/AIDS, bệnh Lyme, Herpes zoster (HZ).
  • Khối u tại vùng tiểu khung và xạ trị các khối u ác tính ở tiểu khung và vùng bụng.
  • Do mang thai, chủ yếu xảy ra trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ và do chấn thương khi sinh.
  • Bệnh đám rối sau phẫu thuật.
  • Hình thành mô sẹo và có thể xảy ra tụ máu sau phẫu thuật phụ khoa và vùng chậu khác.
  • Tổn thương mạch máu bên trong đám rối LS:
    • Đặt ống thông động mạch đùi.
    • Chèn ép trực tiếp gây thiếu máu cục bộ do do giả phình động mạch, tụ máu sau phúc mạc, bóc tách động mạch chủ,…).

Triệu chứng của đám rối thần kinh thắt lưng

Các bệnh lý cấp tính như chấn thương, áp xe, viêm,… khởi phát bệnh đột ngột. Hầu hết các nhóm bệnh lý do u chèn ép khởi phát bệnh từ các triệu chứng thần kinh.

Các triệu chứng thần kinh thường xảy ra một bên và kèm theo các triệu chứng của nguyên nhân gây khởi phát bệnh. Các triệu chứng thần kinh bao gồm:

  • Đau vùng tiểu khung ở đùi.
  • Yếu cơ gốc chi đùi trước khiến người bệnh khó khăn khi gập hông, mở rộng đầu gối mà không ảnh hưởng đến các nhóm cơ duỗi khớp háng.
  • Không có rối loạn cảm giác vùng yên ngựa. Mất cảm giác mặt trong, trước và ngoài đùi.
  • Bệnh nhân có thể teo cơ, điển hình là cơ tứ đầu đùi, trong trường hợp tổn thương đám rối đơn thuần, không có rối loạn chức năng cơ vòng.
  • Mất phản xạ gân gối.

Đám rối thần kinh thắt lưng là gì? Cách điều trị như thế nào? 2

Một trong các triệu chứng thần kinh là đau vùng tiểu khung vùng đùi

Tổn thương đám rối thần kinh thắt lưng thường gặp

Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng phổ biến do các nguyên nhân sau:

Do chấn thương vùng chậu

Các chấn thương làm gãy khung chậu, trật khớp xương cùng, trật khớp háng ra sau và chấn thương gây tụ máu làm tăng áp lực có thể chèn ép đám rối thắt lưng hoặc gây chấn thương trực tiếp.

Do đái tháo đường

Tổn thương thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đây không phải là tổn thương đám rối thần kinh thắt lưng thuần túy vì ảnh hưởng đến tất cả dây thần kinh ngoại vi.

Do vậy, các triệu chứng không khu trú mà thường lan tỏa hơn, diễn biến từ từ tăng dần, triệu chứng của đám rối thắt lưng bị che khuất.

Do khối u

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do khối u thì cơ chế thường gặp nhất là sự mở rộng trực tiếp của khối u gây chèn ép. Các cơ chế phổ biến khác bao gồm phù nề tại chỗ, di căn của tế bào ác tính vào mô thần kinh,…

Do các khối u ác tính tại chỗ ở bàng quang, đại trực tràng, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, âm đạo,…

Do khối u di căn từ nơi khác đến.

Khối u lành tính như u sợi thần kinh, u xơ tử cung lành tính.

Do bức xạ

Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng do bức xạ thường có biểu hiện yếu chân, sau khi chiếu xạ vùng chậu đôi khi kèm theo mất cảm giác xảy ra vài tháng, vài năm hoặc thậm chí lâu hơn. Triệu chứng thường xảy ra ở hai bên.

Cơ chế là do xơ hóa mô với các thần thần kinh co rút, do độc tính trực tiếp từ tia xạ đối với mô thần kinh.

Bệnh do sau phẫu thuật

Bệnh thường xảy ra do phẫu thuật vùng tiểu khung (chỉnh hình khớp háng, phụ khoa,…). Ở một số trường hợp hiếm gặp, tai biến xảy ra trong phẫu thuật dẫn đến kéo căng, cắt ngang hoặc thắt các thành phần đám rối thắt lưng gây nên bệnh đám rối sau phẫu thuật. Sẹo hoặc sự hình thành tụ máu sau phẫu thuật không được phát hiện có thể dẫn đến bệnh lý đám rối thắt lưng. Ngoài ra, bệnh đám rối có thể là do tình trạng thần kinh bị viêm sau phẫu thuật.

Do truyền nhiễm hoặc cận nhiễm

Bệnh do nhiễm trùng trực tiếp hoặc tác động viêm nhiễm từ xa do nhiễm các sinh vật như Mycobacterium tuberculosis, Borrelia burgdorferi, Treponema pallidum, HIV, virus Varicella-zoster, virus Epstein-Barr hoặc Cytomegalovirus.

Tìm hiểu thêm: Sốt virus có lây không? Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm bệnh?

Đám rối thần kinh thắt lưng là gì? Cách điều trị như thế nào? 3
Bệnh do tác động viêm nhiễm từ xa từ các sinh vật như Borrelia burgdorferi

Trong cơ thắt lưng – chậu hoặc các cấu trúc lân cận hình thành áp xe cục bộ tác động nén trực tiếp lên đám rối thần kinh thắt lưng.

Do tụ máu sau phúc mạc

Sự tụ các khối máu nhỏ hơn sau phúc mạc chủ yếu chèn ép dây thần kinh đùi, trong khi những khối máu lớn hơn có thể chèn ép đến toàn bộ đám rối thắt lưng và đám rối cùng.

Việc đặt ống thông động mạch hoặc tĩnh mạch đùi và dùng đồng thời với kháng đông có thể để lại di chứng tụ máu sau phúc mạc. Bệnh có thể xảy ra trong phẫu thuật hông, sau khi phong bế đám rối thắt lưng để giảm đau sau phẫu thuật.

Nguyên nhân liên quan đến thai kỳ

Bệnh có thể xuất hiện trong thời kỳ trước, trong và sau khi sinh.

  • Hiếm khi xảy ra tổn thương đám rối thắt lưng trước sinh, thường liên quan đến đám rối thắt lưng trên do tử cung chèn ép trực tiếp và các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng tuần thai thứ 32 đến 34. Các triệu chứng điển hình là đau thắt lưng hoặc đau háng.
  • Sự chèn ép trực tiếp trong quá trình bào thai qua khung chậu gây tổn thương đám rối thắt lưng trong và sau sinh.

Chẩn đoán và điều trị bệnh đám rối thần kinh thắt lưng

Chẩn đoán

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) với chất cản quang gadolinium
  • Chẩn đoán điện sinh lý gồm điện cơ (EMG) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.
  • Sinh thiết.

Đám rối thần kinh thắt lưng là gì? Cách điều trị như thế nào? 4

>>>>>Xem thêm: Ung thư vú di căn phổi là gì?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) với chất cản quang gadolinium để chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán phân biệt của bệnh đám rối thắt lưng với:

  • Bệnh Charcot-Marie-Tooth (Bệnh thần kinh vận động và cảm giác di truyền).
  • Các bệnh lý thần kinh đơn như bệnh thần kinh tọa, bệnh thần kinh xương đùi, bệnh thần kinh xương đùi thông thường.
  • Bệnh đa dây thần kinh như bệnh viêm đa thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP), bệnh thần kinh do tiểu đường, bệnh thần kinh liên quan đến thuốc.
  • Hẹp ống sống.
  • U tủy sống.

Điều trị

Phương pháp điều trị cụ thể tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với những bệnh nhân bị rối loạn cảm giác hay đau thần kinh, các liệu pháp điều trị triệu chứng như pregabalin, gabapentin, duloxetine, amitriptyline hoặc venlafaxine,… có thể hiệu quả. Để giúp bệnh nhân đối phó với việc đi lại khó khăn, vật lý trị liệu là một phương pháp hỗ trợ hữu ích. Trong trường hợp cần thiết, có thể dùng thiết bị hỗ trợ vận động.

Tóm lại, bệnh đám rối thần kinh thắt lưng gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng đến việc đi lại. Việc chữa trị căn bệnh này gặp nhiều khó khăn nên người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *