Đau bụng dưới gần mu là vị trí đau thấp nhất ở bụng, nằm giữa bụng và háng. Ở một số người, đau bụng dưới gần mu có thể là dấu hiệu của đau bụng kinh hoặc một vấn đề ở đường tiêu hóa. Đây cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Bạn đang đọc: Đau bụng dưới gần mu ở phụ nữ là bị làm sao?
Đôi khi, đau bụng dưới gần mu có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bạn đang có vấn đề với các cơ quan trong hệ thống sinh sản. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng đau bụng dưới gần mu ở phụ nữ nhé!
Nguyên nhân đau bụng dưới gần mu
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới gần mu cấp tính hay mãn tính. Đau bụng dưới gần mu cấp tính là tình trạng đau đột ngột và dữ dội trong khoảng thời gian ngắn. Đau bụng dưới gần mu mãn tính là một tình trạng kéo dài ít nhất 3 tháng trở lên.
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới gần mu
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản của phụ nữ. Nó thường do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục mà không được điều trị, chẳng hạn như bệnh do vi khuẩn chlamydia hoặc bệnh lậu.
Phụ nữ thường không có triệu chứng khi lần đầu bị nhiễm bệnh. Nếu không được điều trị, PID có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm đau bụng dưới gần mu cấp hoặc mãn tính. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Sốt.
- Chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục.
- Tiết nhiều dịch âm đạo và có mùi hôi.
- Đau khi đi tiểu.
Bệnh viêm vùng chậu cần được chăm sóc y tế nhanh chóng, tránh các biến chứng nặng hơn có thể xảy ra như:
- Thai ngoài tử cung.
- Sẹo ở cơ quan sinh sản.
- Vô sinh.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Lạc nội mạc tử cung xảy ra do khi các mô giống mô nội mạc tử cung phát triển trên buồng trứng, ruột hay các mô lót ở khung chậu. Mô này sẽ phát triển tương tự như cách chúng hoạt động ở tử cung, bao gồm dày lên và rụng đi để đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt.
Cơn đau do lạc nội mạc tử cung có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Cơn đau này thường dễ nhận thấy khi trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có thể xảy ra khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu. Có thể sẽ xuất hiện đau bụng dưới gần mu hoặc lan lên vùng quanh rốn.
Lạc nội mạc tử cung là một nguy cơ dẫn đến vô sinh. Ngoài cơn, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Chảy máu kinh nguyệt với lượng nhiều.
- Buồn nôn.
- Đầy hơi.
Hành kinh
Đau bụng dưới gần mu có thể xảy ra trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau tùy theo từng tháng.
Đau trước kỳ hành kinh được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Khi cơn đau quá mức khiến bạn không thể sinh hoạt được bình thường, nó được gọi là rối loạn khó thở tiền kinh nguyệt (PMDD). PMS và PMDD thường đi kèm các triệu chứng khác, bao gồm:
- Dễ cáu gắt;
- Mất ngủ;
- Đau đầu;
- Đầy hơi;
- Lo lắng;
- Ngực mềm;
- Đau khớp.
Tuy nhiên, những triệu chứng này thường biến mất khi bắt đầu kinh nguyệt. Đau bụng khi hành kinh được gọi là đau bụng kinh. Có thể sẽ xuất hiện đau bụng dưới gần mu, đồng thời đi kèm các triệu chứng khác như:
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Đau đầu;
- Dễ thay đổi tâm trạng.
Ngày hành kinh có thể gây đau bụng dưới gần mu
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa gây ra cơn đau vùng bụng dưới bên phải hoặc đau bụng dưới gần xương mu của bạn. Tuy nhiên cơn đau có thể lan tới các vùng khác nhau của bụng, bao gồm đau bụng dưới gần mu.
Các dấu hiệu để nhận biết viêm ruột thừa:
- Cơn đau xảy ra đột ngột.
- Buồn nôn, nôn.
- Khó tiêu.
- Căng bụng.
- Sốt nhẹ.
- Các dấu hiệu ngày càng chuyển biến xấu hơn.
Bạn nên đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm ruột thừa để được thăm khám và điều trị. Nếu để quá lâu, viêm ruột thừa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh chán ăn ở người già: Giúp ăn ngon, khỏe mạnh
Viêm ruột thừa có thể gây đau bụng dưới gần muBuồng trứng xoắn
Nếu buồng trứng của bạn bị xoắn đột ngột, bạn sẽ cảm thấy đau bụng ở dưới gần mu, với tính chất cơn đau là buốt và dữ dội. Cơn đau có thể đi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, đau là một tình trạng tương đối nghiêm trọng và cần được xử trí kịp thời.
Nếu không, có thể gây vỡ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng hoặc hoại tử buồng trứng dẫn đến hậu quả khó mang thai sau này. Xoắn buồng trứng là một tình trạng cấp cứu trong y tế cần được can thiệp kịp thời.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường không có triệu chứng. Tuy nhiên nếu kích thước u nang lớn, bạn có thể sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau nhói một bên vùng bụng dưới gần mu. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi và nặng ở bụng dưới.
Nếu u nang bị vỡ, bạn có thể sẽ cảm thấy đau chói đột ngột. Tuy vậy, u nang thường sẽ tự tiêu biến. Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn cắt bỏ một u nang lớn để dự phòng trường hợp nó bị vỡ.
U xơ tử cung
U xơ tử cung thường lành tính, nằm bên trong tử cung. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước khối u. Nhiều người có thể sẽ không có triệu chứng nào.
Các khối u lớn có thể đè ép đến các cơ quan khác và gây ra đau bụng dưới gần mu. Nó cũng có thể gây ra:
- Chảy máu khi quan hệ tình dục.
- Chảy máu kinh nguyệt với lượng nhiều.
- Đau khi đi tiểu.
- Đau chân.
- Táo bón.
- Đau lưng.
- U xơ tử cung cũng có thể ngăn cản quá trình thụ thai.
Đau bụng dưới gần mu trong thai kỳ
Đau bụng dưới gần mu trong thai kỳ có thể không phải là một tình trạng báo động. Khi mang thai, cơ thể sẽ có sự điều chỉnh và phát triển, điều này khiến xương và dây chằng bị kéo dài ra. Nó có thể gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu.
Tuy nhiên nếu bạn lo lắng về cơn đau này, hãy thông báo với bác sĩ. Đặc biệt là khi cơn đau đi kèm các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, hoặc nếu cơn đau không biến mất và kéo dài trong thời gian dài.
>>>>>Xem thêm: Rau dệu và công dụng đối với sức khỏe
Đau bụng dưới gần mu trong thai kỳMột số nguyên nhân có thể gây đau bụng dưới gần mu khi mang thai gồm:
Cơn co Braxton – Hicks
Hay được gọi là chuyển dạ giả, thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Các cơn co thắt này có thể gây khó chịu, nhưng không khó chịu như cơn chuyển dạ thật. Tuy nhiên để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của sản phụ, tốt nhất trong lần đầu tiên xuất hiện cơn đau nên được các bác sĩ sản khoa thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn theo dõi theo từng giai đoạn cụ thể. Có như vậy thì sức khỏe của bà bầu và thai nhi mới được đảm bảo.
Sảy thai
Sảy thai là tình trạng thai lưu trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên. Sảy thai có thể gây đau bụng dưới gần mu cùng các triệu chứng khác như:
- Chảy máu âm đạo dữ dội, máu đỏ tươi.
- Xuất hiện dịch nhờn âm đạo.
- Người mệt mỏi.
Nếu nghi ngờ sảy thai, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Thai ngoài tử cung
Các triệu chứng chính bao gồm đau buốt dữ dội, chảy máu âm đạo. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng bụng dưới gần mu. Cơn đau cũng có thể lan lên trên cổ hay vùng vai. Thai ngoài tử cung có thể được can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Tuy nhiên, thai ngoài tử cung là một bệnh lý phải được điều trị không trì hoãn. Do đó, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì tốt nhất lên được đưa vào bệnh viện để theo dõi sát sao.
Sinh non
Chuyển dạ trước tuần thứ 37 của thai kỳ được gọi là chuyển dạ sinh non. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau bụng dưới gần mu, đau thắt dữ dội theo từng cơn.
- Đau lưng vùng dưới.
- Dịch âm đạo chảy nhiều hơn bình thường.
- Đau quặn bụng.
- Có thể kèm theo tiêu chảy.
Vì vậy để an toàn, bạn cần đến các cơ sở y tế ngay khi nghi ngờ sinh non để được các y bác sĩ chăm sóc và điều trị sớm.
Nhau bong non
Nhau bong non có thể gây chảy máu âm đạo và đau bụng dưới gần mu khi mang thai. Nó thường phổ biến trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nhưng cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nhau bong non cũng được can thiệp y tế ngay lập tức.
Vậy là bạn đã cùng Kenshin tìm hiểu xong các nguyên nhân có thể gây ra “Đau bụng dưới gần mu”. Tuy nhiên bạn chỉ nên coi bài viết như một ý kiến tham khảo và nên đến cơ sở y tế nếu thấy tình trạng đau bụng dưới gần mu trở nên bất thường. Kenshin luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể