Một số mẹ bầu bị đau bụng trong thời gian đầu mới mang thai. Đau dạ dày ảnh hưởng đến cả việc ăn uống lẫn giấc ngủ của bà bầu, có thể khiến bà bầu sụt cân và mệt mỏi khi mang thai. Vậy đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu nguyên nhân do đâu? Cách chữa thế nào?
Bạn đang đọc: Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có thể nói, khi mang thai là thời điểm người phụ nữ phải đối mặt với nhiều rắc rối và thay đổi lớn nhất trong cuộc đời. Ngoài ốm nghén, đau lưng, đau vùng chậu, nám da, rạn da, bà bầu cũng gặp cả tình trạng đau dạ dày. Tùy cơ địa mỗi người, thời điểm họ bị đau dạ dày sẽ khác nhau nhưng thường gặp nhất là vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu về tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu.
Contents
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày trong tam cá nguyệt đầu tiên không phải tình trạng hiếm gặp. Tình trạng đau dạ dày khi mang thai này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:
Nôn nhiều khiến dạ dày co bóp quá mức
Những tháng đầu khi mang thai, có đến 80% thai phụ bị ốm nghén. Một triệu chứng điển hình của ốm nghén là buồn nôn và nôn nhiều. Khi người phụ nữ nôn nhiều, dạ dày bị co bóp quá mức nên tiết ra nhiều dịch vị hơn và gây ra triệu chứng đau dạ dày.
Ngoài ra, khi ốm nghén họ cũng ăn uống thất thường, khó ăn uống, dạ dày thường xuyên trống rỗng cũng là một yếu tố thúc đẩy những cơn đau dạ dày.
Sự gia tăng nồng độ progesterone
Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone của người phụ nữ tăng cao đột ngột. Đây là loại hormone có tác dụng nuôi dưỡng thai nhi, hạn chế sảy thai. Nhưng nó cũng khiến giảm nhu động ruột, làm áp lực ổ bụng tăng và kích thích dạ dày bài tiết dịch vị nhiều hơn. Lượng acid dạ dày tăng cao là nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu.
Tử cung của người mẹ giãn nở
Ngay từ khi mới mang thai, tử cung của người mẹ đã từ từ giãn nở để thai nhi đủ không gian phát triển. Từ tháng thứ 3 trở đi, tử cung đã có thể lớn dần và là nguyên nhân tăng áp lực ổ bụng, kích thích ống hậu môn và dạ dày gây đau dạ dày.
Thói quen ăn đồ chua cay
Khi mang thai, nhiều phụ nữ thay đổi thói quen ăn uống một cách chóng mặt. Không ít chị em thèm đồ chua, ăn nhiều trái cây có tính acid, ăn đêm, bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều,… Tất cả những điều đó đều có thể làm tăng nguy cơ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Stress khi mang thai
Những thay đổi của người phụ nữ trong thai kỳ không chỉ là thay đổi về thể chất mà còn có những thay đổi về tâm lý. Họ căng thẳng, lo lắng, nhạy cảm bất tường. Chính những căng thẳng thần kinh đó cũng khiến dạ dày bài tiết acid quá mức gây đau. Ngoài ra, stress cũng dẫn đến mất ngủ. Và mất ngủ cũng là “kẻ thù” của chiếc dạ dày khỏe mạnh.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu uống thuốc được không?
Một người bình thường nếu bị đau dạ dày chắc chắn sẽ nghĩ đến việc uống thuốc đầu tiên. Tuy nhiên, với bà bầu, ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vào cơ thể cũng cần hết sức cẩn trọng. Thuốc Tây y có thể giúp giảm cảm giác đau một cách nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Một số loại thuốc Tây còn chứa thành phần ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn 3 tháng đầu là lúc thai nhi phát triển một cơ thể hoàn thiện và phát triển ống thần kinh. Mẹ uống thuốc có những thành phần độc hại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhất là làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Trong mọi trường hợp, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ không được tự ý dùng thuốc. Việc đầu tiên họ cần làm là đi khám bác sĩ. Căn cứ vào mức độ đau và nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục an toàn nhất. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cách giảm đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để giảm triệu chứng khó chịu, bà bầu có thể áp dụng những cách chữa đau dạ dày khi mang thai sau:
Tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn
Tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Việc này không chỉ giúp kiểm soát các cơn đau dạ dày một cách hiệu quả mà còn có lợi cho sức khỏe tinh thần của mẹ bầu, từ đó cũng tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Không nên dùng đồ ăn, thức uống chua
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên ăn các loại đồ ăn có tính acid như trái cây chua, nước trái cây chua, dưa muối chua,… Không nên nuông chiều vị giác quá mức vì tính acid trong các loại đồ ăn này sẽ khiến cảm giác đau thâm trầm trọng thậm chí dẫn đến những vết loét trong dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Máu trong nước tiểu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị
Không để dạ dày trống rỗng
Ngay cả khi ốm nghén, mẹ bầu cũng không nên để dạ dày trống rỗng. Hãy cố gắng ăn từng chút một và ăn thành nhiều bữa. Dạ dày trống rỗng, nó vẫn tiết dịch vị như bình thường. Nếu bạn không ăn gì đó, dịch vị dư thừa, dạ dày vẫn có bóp trong khi không có thức ăn để tiêu hóa thì triệu chứng đau dạ dày càng tăng thêm.
Dùng nguyên liệu tự nhiên giảm đau dạ dày
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp xoa dịu chiếc dạ dày của bạn như:
- Mật ong: Chữa đau dạ dày bằng nghệ mật ong: Mật ong và nghệ đều có tính kháng viêm tự nhiên có thể hỗ trợ làm lành những tổn thương trong dạ dày và giảm các cơn đau dạ dày. Đây cũng là những nguyên liệu an toàn với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Trà gừng: Một cốc trà gừng mỗi ngày vừa giúp giảm đau tự nhiên, vừa giúp giảm cảm giác ốm nghén khó chịu cho thai phụ. Trong gừng tươi cũng có chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Tuy nhiên, bà bầu không nên dùng quá nhiều gừng để tránh bị tăng huyết áp hoặc bị khó tiêu.
- Bạc hà: Bạc hà cũng là nguyên liệu có tính giảm đau, chống viêm. Bà bầu có thể ngậm lá tươi hoặc uống trà bạc hà để giảm cảm giác buồn nôn và đau dạ dày.
>>>>>Xem thêm: 1 ly sinh tố dâu bao nhiêu calo?
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có thể thuyên giảm dần sau khi bà bầu có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Tuy nhiên, nếu đau dạ dày kèm triệu chứng nôn ra máu hoặc dịch đậm màu, đại tiện ra máu, sụt cân nhanh chóng, cơ thể suy nhược,… bà bầu cần đi khám ngay để phát hiện tình trạng nguy hiểm nếu có.
Xem thêm:
- Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu chuẩn khoa học
- Bầu ăn bí đỏ được không? Lợi ích của bí đỏ với sức khỏe mẹ bầu
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể