Đau dạ dày nên làm gì? Giải đáp khoa học, chi tiết nhất

Đau dạ dày nên làm gì để giảm bớt cảm giác khó chịu và điều trị tận gốc vấn đề sức khỏe nói trên? Trong bài viết này, Kenshin sẽ thông tin về tình trạng đau dạ dày cũng như cách để bạn cải thiện được cơn đau này.

Bạn đang đọc: Đau dạ dày nên làm gì? Giải đáp khoa học, chi tiết nhất

Đau dạ dày là vấn đề sức khỏe rất phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Vậy hiện tượng trên phát sinh do đâu và đau dạ dày nên làm gì để cải thiện tình hình, chữa trị dứt điểm? Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn thông tin hữu ích này.

Đau dạ dày là gì?

Để biết đau dạ dày nên làm gì, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ bản chất, nhận diện tốt cơn đau dạ dày và nguyên nhân làm phát sinh ra chúng. Vậy đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương hoặc rối loạn co bóp, rối loạn tiết dịch vị vì nhiều nguyên do khác nhau. Từ đó làm phát sinh triệu chứng nóng rát, đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng, đặc biệt là vùng thượng vị.

Đau dạ dày nên làm gì? Giải đáp khoa học, chi tiết nhất 2

Đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa rất thường gặp

Đau dạ dày thường có xu hướng nặng hơn khi đói hoặc khi trời chuyển về đêm. Tuy nhiên nếu bạn ăn quá no, tình trạng này cũng có thể xảy ra vì áp lực của thức ăn lên bề mặt dạ dày tăng. Người bệnh thường có cảm giác ậm ạch, nặng bụng do quá trình tiêu hóa gặp nhiều cản trở.

Như đã nhắc qua ở trên, vị trí đau dạ dày phổ biến nhất là ở thượng vị – khu vực nằm ngay dưới phần tận cùng của xương ức. Ngoài ra cơn đau còn có thể xuất hiện ở chính giữa bụng, lệch trái hoặc phải, tùy vào vị trí của tổn thương trên dạ dày.

Triệu chứng đau dạ dày thường đi kèm các dấu hiệu bất thường khác ở đường tiêu hóa, điển hình là:

  • Ợ chua do trào ngược dạ dày – thực quản;
  • Buồn nôn hoặc nôn ói;
  • Đầy hơi, chướng bụng;
  • Ợ hơi, thỉnh thoảng đi kèm dịch tiêu hóa hoặc thức ăn;
  • Hơi thở chua hoặc có mùi khó chịu.

Những nguyên nhân chính gây đau dạ dày

Hiện tượng đau dạ dày thường phát sinh do những nguyên nhân chính sau đây:

Viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính

Viêm dạ dày có thể khởi phát đột ngột hoặc kéo dài lâu ngày, bề mặt dạ dày có dấu hiệu phù nề, xuất hiện vết trợt, xung huyết hoặc hình thành những nốt viêm dạng lồi như sẹo. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thói quen uống nhiều bia rượu, ăn đồ cay nóng hoặc lạm dụng thuốc Aspirin, thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid.

Loét dạ dày tá tràng

Đây là hiện tượng lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương nặng, hình thành những ổ loét, có thể đi kèm chảy máu trên bề mặt bao tử. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra tương tự như trường hợp viêm dạ dày, việc dùng Aspirin, thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid cũng là căn nguyên làm phát sinh bệnh lý nói trên.

Khối u ác tính ở khu vực dạ dày

Đây là nguyên nhân gây đau dạ dà hiếm gặp, tuy nhiên nguy cơ tử vong lại rất cao. Khối u có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên dạ dày nhưng phần lớn nằm ở bờ cong bé. Bệnh phát sinh do thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm cay nóng,…

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày. Một số thói quen xấu dễ dẫn đến tình trạng trên bao gồm: Ăn uống không theo bữa, ăn quá nhanh hoặc quá no; ăn nhiều thực phẩm chiên rán, đồ chua cay; vừa ăn vừa xem tivi hoặc đọc sách, chơi game; ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; uống nhiều rượu bia,…

Căng thẳng kéo dài

Khi bị căng thẳng hoặc rối loạn lo âu, hormone cortisol tiết ra nhiều hơn và tác nhân này sẽ tác động đến đường dẫn truyền xung thần kinh đến dạ dày. Kết quả là dạ dày co bóp mạnh hơn, dịch vị tiết ra nhiều hơn và gây nên hiện tượng đau bụng, đầy hơi, ợ chua.

Khó tiêu

Trong trường hợp này, người bệnh thường bị tức, đau và nóng rát vùng thượng vị. Bệnh nhân ăn rất nhanh no và luôn có cảm giác tức bụng sau khi ăn. Khi bị khó tiêu, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày để xác định xem niêm mạc của cơ quan này hiện vẫn bình thường, viêm teo hay đã hình thành ổ loét.

Tác dụng phụ khi uống thuốc

Các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc cholesterol, thuốc điều trị ung thư,… có thể gây ra tác dụng phụ là đau dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc bổ sung chất sắt cũng gây kích thích mạnh lên dạ dày và có thể dẫn đến tình trạng viêm, đau cơ quan này.

Hiện tượng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Trong trường hợp bị dị ứng với đồ ăn hoặc không dung nạp thực phẩm thì hiện tượng đau dạ dày cũng rất dễ xảy ra. Một số thực phẩm có liên quan đến vấn đề này bao gồm: Đậu nành, lạc, sữa, lúa mì, hải sản, trứng, cá,…

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên thì triệu chứng đau dạ dày còn có mối liên quan mật thiết với ngộ độc thức ăn, viêm tụy cấp, sỏi mật, tắc ruột,…

Đau dạ dày nên làm gì? Giải đáp khoa học, chi tiết nhất 1

Triệu chứng đau dạ dày có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau dạ dày nên làm gì?

Khi bị đau dạ dày nên làm gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy đâu là lời giải đáp dành cho bạn?

Tìm hiểu thêm: Hoạt chất HAS-II giúp cải thiện cơn đau của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Đau dạ dày nên làm gì? Giải đáp khoa học, chi tiết nhất 5
Đau dạ dày nên làm gì để giảm triệu chứng đau?

Điều trước tiên bạn cần làm là thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác, làm rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Trong các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau dạ dày thì nội soi tiêu hóa được xem là lựa chọn ưu tiên vì kỹ thuật này vừa nhanh gọn, vừa cho kết quả chính xác.

Đặc biệt nếu phát hiện bất thường, chuyên gia y tế còn có thể lấy mẫu sinh thiết ngay trong quá trình nội soi. Ngoài ra trong một số trường hợp, bác sĩ còn chỉ định người bệnh chụp X-quang ổ bụng để có thêm căn cứ đánh giá.

Sau khi có kết quả chẩn đoán cuối cùng thì tùy trường hợp, mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp tại nhà.

Điều trị bằng thuốc

Tùy từng tình trạng mà có thể điều trị đau dạ dày bằng thuốc. Cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc ức chế bơm Proton (Proton Pump Inhibitors- PPIs) để hạn chế quá trình tiết dịch vị ở bao tử. Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm: Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole, Omeprazole,…
  • Nếu đau dạ dày do viêm loét và tác nhân gây ra là vi khuẩn HP thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh kết hợp với phương pháp nói trên.
  • Nếu đau dạ dày do khó tiêu chức năng, người bệnh sẽ được điều trị đích bằng phương pháp PPI hoặc kết hợp với thuốc tăng vận động đường tiêu hóa.
  • Khi bị đau bao tử do thuốc giảm đau, chống viêm thì PPI cũng là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

Đau dạ dày nên làm gì? Giải đáp khoa học, chi tiết nhất 3

Điều trị thuốc được chỉ định cho các trường hợp đau dạ dày nặng

Can thiệp tại nhà

Khi bị đau dạ dày,để giảm thiểu triệu chứng, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau:

  • Ăn đủ dinh dưỡng, ăn đúng giờ và nói không với đồ cay, chua, nóng.
  • Nhai kỹ và chậm rãi, không vừa ăn vừa nói chuyện hoặc làm việc khác.
  • Tránh xa rượu bia, đồ uống có gas và từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Không nên thức quá khuya hoặc dùng bữa khi chuẩn bị đi ngủ.
  • Không chung đụng đồ dùng cá nhân như thìa, nĩa, cốc, bát, đũa,… để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HP.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, đặc biệt là nằm sấp vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày và khiến cơn đau nặng thêm.
  • Có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung nhiều chất khoáng, vitamin qua đường uống hoặc qua thực đơn hằng ngày. Đặc biệt chú trọng đến việc dung nạp vitamin B12.
  • Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ. Giải tỏa căng thẳng bằng cách rèn luyện thân thể, nghe nhạc, đọc sách, thiền định,…

Đau dạ dày nên làm gì? Giải đáp khoa học, chi tiết nhất 4

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân huyết áp tăng về chiều là gì? Có nguy hiểm không?

Ăn uống lành mạnh, đúng giờ, đúng bữa là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu tình trạng đau dạ dày

Qua những thông tin định hướng mà Kenshin vừa chia sẻ, bây giờ thì bạn đã biết đau dạ dày nên làm gì rồi chứ? Sau cùng chúc bạn luôn mạnh khỏe và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của chúng tôi.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *