Lens hay kính áp tròng khi sử dụng có thể đem tại sự tự tin và thời trang nhất định. Tuy nhiên, nếu đeo lens nhiều có hại mắt không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Đeo lens nhiều có hại mắt không?
Kính áp tròng hay lens được thiết kế với hình vòng cung có khả năng ôm sát vào lớp giác mạc. Khác với những loại kính khác, loại kính này tiếp xúc trực tiếp với mắt – một trong những bộ phận khá nhạy cảm của cơ thể. Do đó, vật liệu cấu tạo của lens đặc biệt phải trải qua chu trình kiểm duyệt của Bộ Y tế nhằm đảm bảo sức khỏe của người sử dụng.
So với những loại kính đeo mắt thông thường, kính áp tròng có thể giúp cuộc sống của người sử dụng trở nên dễ dàng và tiện nghi hơn. Bạn không cần phải lo việc vô tình làm trầy kính cũng không lo vô tình giẫm phải kính hay đánh mất nó nữa. Do sự lợi ích mà lens mang lại, rất nhiều người đã đeo lens nhiều và có thắc mắc rằng đeo lens nhiều có hại cho mắt không? Cùng nhau tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau đây nhé!
Đeo lens nhiều có hại mắt không?
Ngoài những lợi ích tiện lợi và thời trang thì việc đeo lens nhiều rất có hại cho đôi mắt. Đeo lens nhiều có hại mắt không còn tùy thuộc vào đeo lens trong thời gian bao lâu, chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng từ 6 đến 8 tiếng, sau đó hãy tháo ra cho mắt nghỉ ngơi và tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi ngủ. Dưới đây là những tác hại cho mắt khi đeo lens nhiều mà bạn đọc có thể tham khảo:
Đeo lens nhiều có hại mắt không là thắc mắc của rất nhiều người
Đeo lens nhiều sẽ gây ra nhiễm trùng mắt
Hầu hết các ca bệnh nhiễm trùng mắt đều có mối liên quan đến việc sử dụng kính áp tròng quá nhiều. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vi trùng là tác nhân gây nhiễm trùng ở khu vực nhãn cầu mắt. Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến giác mạc sưng tấy và nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ khiến thị lực suy giảm.
Thông thường, bác sĩ nhãn khoa sẽ kê thuốc điều trị đặc hiệu, đôi khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để tiêu diệt vi trùng cũng như chăm sóc sức khỏe mắt.
Hầu hết các ca bệnh nhiễm trùng mắt là do việc sử dụng kính áp tròng quá nhiều
Đeo lens nhiều sẽ gây ra tình trạng mắt thiếu oxy
Oxy ở mắt đến từ không khí trực tiếp đi qua lớp giác mạc. Việc đeo lens nhiều có thể ngăn cản mắt tiếp nhận lượng oxy cần thiết và dẫn đến tình trạng mắt thiếu oxy. Lúc này, giác mạc có nguy cơ sưng phồng và gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí tầm nhìn có thể bị nhòe. Mắt thiếu oxy là một trong những tác hại rất phổ biến của việc sử dụng kính áp tròng quá nhiều, sử dụng trong thời gian dài và đi ngủ mà quên tháo kính.
Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ có khả năng chỉ định loại kính áp tròng có tác dụng thẩm thấu oxy tốt hơn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể kê cho bạn một loại thuốc steroid để nhỏ vào mắt nhằm giảm sưng giác mạc.
Đeo lens nhiều có thể gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, cũng có thể do việc đeo kính áp tròng quá nhiều. Đây là một phản ứng dị ứng do hệ miễn dịch nhận định lens như vật thể lạ không được phép xuất hiện trong cơ thể.
Nếu triệu chứng viêm kết mạc thể nhẹ, khi không sử dụng lens nữa mắt có thể tự chữa lành mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu viêm kết mạc diễn biến nặng hơn, bác sĩ có thể can thiệp thuốc chống viêm để cải thiện triệu chứng.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc Insulin và những điều có thể bạn chưa biết
Viêm kết mạc là phản ứng dị ứng do hệ miễn dịch nhận định lens như vật thể lạĐeo lens nhiều có thể gây khô mắt
Một tác hại khi sử dụng kính áp tròng quá nhiều là khô mắt. Nước mắt có nhiệm vụ giữ ẩm bề mặt nhãn cầu, giảm nguy cơ nhiễm trùng và làm sạch bụi bẩn lọt vào hốc mắt. Nếu bị khô mắt, nước mắt không tiết ra đủ hoặc chất lượng nước mắt không tốt, mắt sẽ cảm thấy rất khô và khó chịu.
Để giải quyết tình trạng, bạn đọc có thể dùng nước mắt nhân tạo dành cho lens không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu thuốc nhỏ mắt vẫn không đủ để cải thiện tình trạng trên, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa sớm nhất có thể để được kê đơn thuốc chuyên dụng và điều trị kịp thời.
Đeo lens nhiều có thể gây trầy xước giác mạc
Việc sử dụng kính áp tròng không đúng cách có thể khiến giác mạc bị tổn thương, như việc bạn có thể vô tình để móng tay làm trầy giác mạc. Không những thế, bụi bẩn bám trên kính nếu chưa được vệ sinh đúng cách cũng có khả năng khiến giác mạc bị trầy xước.
Hầu hết những trường hợp thương tổn xuất hiện trên bề mặt giác mạc sẽ nhanh chóng lành trong 1 – 2 ngày hoặc có thể lâu hơn (khoảng một tuần). Tuy nhiên, nếu tình trạng trầy xước nặng nề gây viêm nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời, giác mạc bị trầy xước có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt.
Phản ứng dị ứng khi đeo lens quá nhiều
Đôi khi, tác hại của việc đeo lens quá nhiều có thể là phản ứng dị ứng do dung dịch vệ sinh kính hoặc vật liệu cấu tạo nên kính.
Phòng tránh tác hại khi đeo lens
Chọn đúng loại lens phù hợp với mắt
Lens mà bạn dùng phải phù hợp với hình dạng và kích thước của mắt. Bạn có thể thử một vài dòng kính trước khi xác định sử dụng nào phù hợp với mình nhất.
Đeo lens đúng cách
Hãy đảm bảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng lens, đặc biệt là khâu vệ sinh kính. Bạn cần ghi nhớ những lưu ý như sau:
- Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô trước khi sử dụng đến lens.
- Tuân thủ quy trình vệ sinh và khử trùng kính áp tròng.
- Nên thay mới kính áp tròng theo đúng định kì do bác sĩ chỉ định.
- Thay khay đựng kính áp tròng mỗi ba tháng một lần.
- Sử dụng kính đúng cách để tránh gặp tác hại không mong muốn khi sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Cà rốt có tác dụng gì? Những lợi ích đáng kinh ngạc của cà rốt cho sức khỏe
Đeo lens đúng cách giúp mắt hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứngLưu ý khi vệ sinh kính
- Không tiết kiệm dung dịch vệ sinh kính: Dung dịch vệ sinh chỉ dùng một lần rồi sẽ bỏ và không giữ lại để tái sử dụng.
- Chỉ dùng dung dịch đặc hiệu dành riêng cho kính áp tròng. Không sử dụng nước máy, nước cất hay bất kỳ dung dịch nào khác để thay thế.
- Tuyệt đối không ngủ khi đang đeo kính áp tròng.
- Nên có thời gian sử dụng kính áp tròng hợp lý và không nên sử dụng kính quá thường xuyên vì nó có thể gây nhiều tác hại xấu đến đôi mắt.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể