Dị ứng hạt mè và những mối nguy hại cho sức khỏe

Dị ứng hạt mè có thể gặp ở bất kỳ ai và đang có xu hướng ngày một tăng lên. Tình trạng này xảy ra gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bạn đang đọc: Dị ứng hạt mè và những mối nguy hại cho sức khỏe

Mè được biết đến là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe và được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn, mỹ phẩm,… Tuy nhiên, với những ai có cơ địa nhạy cảm, việc dị ứng hạt mè là điều hòan toàn có thể xảy ra. Tình trạng này mang đến nhiều sự khó chịu, thậm chí gây nên các phản ứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn nhận biết được các triệu chứng để có phương án can thiệp kịp thời nếu chẳng may mắc phải.

Dị ứng hạt mè là gì? Nguyên nhân gây dị ứng

Dị ứng hạt mè là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần có trong hạt mè. Cơ thể lúc này sẽ giải phóng một lượng chất hóa học nhằm kháng lại những thành phần đó và nếu tiết ra các chất này quá nhiều sẽ gây hiện tượng dị ứng.

Trong số các loại hạt, mè là một trong số những loại dễ gây dị ứng nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Dị ứng với một loại protein trong hạt mè có tên là oleosin.
  • Dị ứng do kháng thể immunoglobulin E (IgE), xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng.
  • Dị ứng do các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Trường hợp này không gây ra các triệu chứng rõ ràng trong nhiều ngày

Dị ứng hạt mè và những mối nguy hại cho sức khỏe

Khi bị dị ứng, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy

Ai dễ bị dị ứng hạt mè?

Bệnh dị ứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhìn chung, những người có nguy cơ cao chủ yếu thuộc nhóm người mắc bệnh chàm nặng hoặc có tiền sử dị ứng thực phẩm. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng có thể gây nên dị ứng hạt mè. Tuy nhiên, những trường hợp mắc phải do di truyền rất hiếm gặp.

Dị ứng hạt mè có gây nguy hiểm không?

Mặc dù là một trong những loại thực phẩm được sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau nhưng hạt mè lại nằm trong nhóm 9 loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất (xếp sau sữa, trứng, hạt, đậu phộng, động vật có vỏ, lúa mì, đậu nành và cá). Tình trạng dị ứng mè có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy vào thể trạng mỗi người mà cơ thể sẽ có những biểu hiện sau:

  • Khó thở.
  • Ho.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Cảm giác ngứa trong miệng và cổ họng.
  • Nổi mề đay.
  • Đau bụng.
  • Mặt đỏ bừng.

Bên cạnh đó, nếu bị dị ứng nặng, bạn có nguy cơ cao bị sốc phản vệ và có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc opioid nguy hiểm như thế nào?

Dị ứng hạt mè và những mối nguy hại cho sức khỏe
Các triệu chứng của dị ứng hạt mè nặng nhẹ tùy thể trạng mỗi người

Cách chẩn đoán và điều trị tình trạng dị ứng hạt mè

Bệnh dị ứng nếu được chữa trị sớm sẽ giúp bạn phòng tránh các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Lúc này, bệnh sẽ được chẩn đoán và điều trị bằng các biện pháp sau.

Phương thức chẩn đoán

Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện, triệu chứng bạn đang gặp phải và khai thác thêm tiền sử bệnh lý để có những kết luận ban đầu. Ngoài ra, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán:

  • Xét nghiệm dị ứng: Bạn sẽ được chỉ định ăn một ít dầu mè hoặc hạt vừng với lượng tăng dần đến khi cơ thể có biểu hiện dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm nhằm mục đích tìm các kháng nguyên trong máu, từ đó đưa ra những kết luận về tình trạng bệnh của bạn.

Dị ứng hạt mè và những mối nguy hại cho sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Bài tập liệt dây thần kinh số 7 dễ thực hiện

Xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán

Cách điều trị dị ứng hạt mè

Nếu bị dị ứng ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng nặng, bạn sẽ cần đến epinephrine – một dạng thuốc tiêm được pha sẵn. Lưu ý rằng, những loại thuốc này tiềm ẩn các nguy cơ gây tác dụng phụ. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần có chỉ định của bác sĩ.

Làm thế nào để phòng tránh dị ứng hạt mè?

Để hạn chế tình trạng dị ứng đối với những người nhạy cảm hạt mè, bạn cần lưu ý một số điều sau trong quá trình ăn uống, sinh hoạt:

  • Đọc kỹ nhãn dinh dưỡng đối với các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng như các hỗn hợp gia vị. Trên thực tế, hạt mè có thể được bổ sung vào nhiều loại thực phẩm phổ biến như: Bánh quy, kem, vỏ bánh pizza, kẹo, mì, soup,…
  • Những sản phẩm hóa mỹ phẩm như: Xà phòng, kem dưỡng, son dưỡng,…. cũng có thể chứa hạt mè nên bạn cần cẩn thận.
  • Nên sử dụng dầu mè tinh chế cao thay vì dầu mè ép lạnh.
  • Nên hỏi rõ thành phần món ăn nếu thưởng thức những thực phẩm lạ, đặc biệt khi đến những quốc gia khác với nền văn hóa ẩm thực khác biệt.
  • Người bị dị ứng hạt mè có thể phản ứng chéo với các loại hạt khác như: Đậu phộng, hạt cây, hạt anh túc. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá nguy cơ cá nhân của mình.

Tóm lại, hạt mè được xếp vào danh sách những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất với những hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường nghi ngờ bị dị ứng hạt mè.

Xem thêm:

  • Hội chứng dị ứng miệng và những điều cần biết
  • Dấu hiệu nhận biết bạn bị dị ứng dâu tây

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *