Động mạch hàm trên là gì? Chức năng của động mạch hàm trên đối với con người

Động mạch hàm trên là một nhánh động mạch nằm trong vùng đầu – mặt, xuất phát từ phía sau cổ hàm dưới, đi qua tuyến mang tai và đi về phía trước giữa dây chằng hàm dưới và của xương hàm dưới. Sau đó nó chạy một đường nông ở phía bên của cơ chân bướm bên. Động mạch hàm trên cung cấp máu cho nhiều bộ phận trên khuôn mặt như miệng, cằm và tai.

Bạn đang đọc: Động mạch hàm trên là gì? Chức năng của động mạch hàm trên đối với con người

Động mạch hàm trên là một nhánh của động mạch cảnh ngoài, có chức năng cung cấp máu cho nhiều cấu trúc trên mặt bao gồm cả các cấu trúc sâu như xương hàm dưới, hố chân xương bướm, hố dưới thái dương và các đoạn của hố xương khẩu cái. Để tìm hiểu sâu hơn về động mạch hàm trên, bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Kenshin nhé!

Động mạch hàm trên là gì?

Động mạch hàm trên còn được gọi là động mạch hàm trong, nó nằm sâu bên trong cấu trúc khuôn mặt. Động mạch hàm phân ra thành nhiều nhánh khác chạy lên, xuống và ngang quan khuôn mặt, đồng thời đây cũng là nhánh cuối cùng của động mạch cảnh ngoài. Trên thực tế, động mạch hàm trong là một nhánh của động mạch cảnh chung hai bên (đốt sống C4), đây là nơi các động mạch cảnh chung chia thành động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài, bắt đầu từ phía trước của tuyến mang tai.

Động mạch hàm trên là gì? Chức năng của động mạch hàm trên đối với con người 1

Động mạch hàm trên là nơi cung cấp máu cho nhiều cấu trúc trên khuôn mặt

Cấu trúc của động mạch hàm trên

Động mạch hàm trên có thể ở gần hoặc kéo dài xa hơn giữa cơ trước tai, điều này khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo khuôn mặt của mỗi người. Bên cạnh đó, một số nhánh của động mạch hàm trên có thể phân nhánh cùng nhau thay vì tách rời trong một số trường hợp.

Động mạch hàm trên được cấu tạo 3 đoạn bao gồm:

Đoạn thứ nhất

Đoạn thứ nhất hay còn được gọi là đoạn xương hàm dưới, đây là đoạn động mạch đi ngang ra trước, nằm ở giữa dây chằng bướm xương hàm dưới và cổ xương hàm dưới. Nó bắt chéo qua dây thần kinh huyệt răng dưới và đồng thời chạy dọc theo đường bờ dưới của cơ chân bướm bên.

Đoạn xương hàm dưới gồm nhiều nhánh nhỏ như:

  • Động mạch tai sâu;
  • Động mạch nhĩ trước;
  • Động mạch màng não giữa;
  • Động mạch màng não phụ;
  • Động mạch nhĩ;
  • Động mạch huyệt răng dưới (là nơi bắt đầu của nhánh hàm móng, nằm ngay phía trước của lỗ xương hàm dưới).

Đoạn thứ hai

Đoạn chân bướm là đoạn thứ hai của động mạch hàm trong, nó là đoạn động mạch chạy chéo lên và lan ra phía trước. Đoạn chân bướm được bao phủ bởi ngành lên của xương hàm dưới và đi vào cơ thái dương.

Các nhánh của đoạn thứ hai bao gồm:

  • Động mạch cắn;
  • Động mạch má;
  • Động mạch thái dương sâu: Trước và sau;
  • Các nhánh chân bướm.

Đoạn thứ ba

Đoạn thứ ba được biết đến là đoạn chân bướm hàm, đây là đoạn động mạch nằm trong hố chân bướm khẩu cái và đồng thời nó cũng có mối quan hệ chặt chẽ với hạch chân bướm khẩu cái. Đây cũng là nhánh tận cùng của động mạch hàm.

Đoạn chân bướm hàm bao gồm các nhánh:

  • Động mạch khẩu cái xuống;
  • Động mạch bướm khẩu cái;
  • Động mạch huyệt răng trên sau;
  • Động mạch dưới ổ mắt;
  • Động mạch hầu;
  • Động mạch khẩu cái lớn;
  • Động mạch ống chân bướm;
  • Động mạch huyệt răng trên trước;
  • Động mạch huyệt răng trên giữa.

Chức năng của động mạch hàm trên

Động mạch hàm trên có chức năng cung cấp máu cho một số bộ phận trên khuôn mặt. Cũng giống như tất cả các động mạch khác, động mạch hàm trên đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến các mô và các tế bào trên cơ thể.

Tùy theo từng trường hợp mà động mạch hàm trên có thể được bác sĩ sử dụng trong một số tình trạng như:

  • Trường hợp bắc cầu – nguồn cung cấp máu thay thế trong quá trình phẫu thuật chứng phình động mạch não hoặc khối u ở đáy hộp sọ.
  • Sử dụng trong quá trình thực hiện thủ thuật nội mạch (trong mạch máu).
  • Trường hợp tắc nghẽn hoặc đóng mạch hàm trên khi bị chảy máu cam hoặc khối u không phải ung thư.

Động mạch hàm trên có nhiệm vụ cung cấp máu cho nhiều bộ phận trên khuôn mặt, cụ thể:

  • Xương hàm;
  • Răng;
  • Môi;
  • Cằm;
  • Vòm miệng;
  • Tai trong;
  • Mũi;
  • Khu vực xương gò má;
  • Cơ để nhai: Cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài.

Kích thước của động mạch hàm trên thay đổi tùy từng phần và và tùy từng cấu tạo của mỗi người.

Tình trạng rối loạn có thể ảnh hưởng đến động mạch hàm trên

Động mạch hàm trên có chức năng quan trọng, do đó nếu bị ảnh hưởng có thể gây ra nhiều hệ lụy, một số tình trạng rối loạn có thể gây ảnh hưởng đến động mạch hàm trên là:

  • Viêm động mạch thái dương;
  • Phình động mạch: Tình trạng thành động mạch bị giãn ra;
  • Giả phình mạch: Đây là tình trạng hiếm khi xảy ra, nguyên nhân xuất phát từ thành mạch bị tổn thương.

Một vài dấu hiệu có thể xảy ra khi động mạch hàm trên bị tổn thương bao gồm:

  • Sưng to hoặc nhỏ ở vùng phía trước tai;
  • Nổi khối u phía trước tai;
  • Sốt;
  • Đau đầu, chóng mặt;
  • Chứng nhìn đôi;
  • Đau ở vùng thái dương hoặc đau quanh xương hàm;
  • Đau xảy ra khi nhai nuốt.

Động mạch hàm trên là gì? Chức năng của động mạch hàm trên đối với con người 2

Đau đầu, chóng mặt, nhìn đôi, nổi u là dấu hiệu tổn thương động mạch hàm

Cách xử lý trường hợp tổn thương động mạch hàm

Khi bị tổn thương động mạch hàm do bất cứ nguyên nhân nào, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và làm các xét nghiệm hình ảnh như:

  • Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Sử dụng tia X và máy tính;
  • Chụp mạch cộng hưởng từ;
  • Chụp động mạch: Sử dụng tia X và thuốc nhuộm tương phản.

Bài kiểm tra thể chất cũng có thể được bác sĩ đưa ra đối với bệnh nhân để đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn chức năng động mạch hàm trên.

Các phương pháp điều trị có thể được đưa ra tùy thuộc vào từng trường hợp tổn thương ví dụ như:

  • Làm phẫu thuật đối với chứng phình động mạch hoặc giả phình động mạch;
  • Sử dụng thuốc corticosteroid trong điều trị chứng viêm động mạch thái dương…

Tìm hiểu thêm: Đắp mặt nạ bơ sữa chua có tác dụng gì?

Động mạch hàm trên là gì? Chức năng của động mạch hàm trên đối với con người 3
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là cách phát hiện tổn thương động mạch hàm

Chăm sóc động mạch hàm như thế nào?

Để giữ cho động mạch hàm cũng như tình trạng cơ thể khỏe mạnh, bạn nên thực hiện lối sống khoa học, đồng thời thực hiện một số chế độ sống như:

  • Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày;
  • Không hút thuốc lá cũng như các sản phẩm từ thuốc lá;
  • Bổ sung dinh dưỡng, ăn các thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc;
  • Hạn chế uống rượu;
  • Hạn chế sử dụng quá nhiều muối;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, các triệu chứng của bệnh hoặc tình trạng rối loạn chức năng động mạch hàm trên.

Động mạch hàm trên là gì? Chức năng của động mạch hàm trên đối với con người 4

>>>>>Xem thêm: Thế giới bước vào mức cảnh giác cao nhất vì biến chủng Covid tồi tệ chưa từng có

Tập thể dục và bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe động mạch hàm trên

Động mạch hàm trên nằm ngay dưới da vùng đầu – mặt, giúp cung cấp máu đến các cơ và mô trên khuôn mặt. Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, đồng thời cũng là cách chăm sóc và bảo vệ động mạch hàm trên cũng như các động mạch khác của cơ thể. Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị những vấn đề có liên quan đến động mạch hàm trên. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt, đừng quên khám phá các bài viết mới trên trạng web của Kenshin để bổ sung thêm những thông tin mới về sức khỏe cho bản thân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *