Đột quỵ và rung nhĩ đều có những tác động xấu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và thậm chí là tính mạng con người. Hai vấn đề này có mối liên hệ sâu sắc, mật thiết với nhau. Người bị bệnh rung nhĩ có khả năng diễn tiến dẫn đến đột quỵ và nhiều tình trạng khác.
Bạn đang đọc: Đột quỵ và rung nhĩ là gì? Mối quan hệ giữa đột quỵ và rung nhĩ
Vậy, đột quỵ và rung nhĩ là bệnh lý gì, mối quan hệ giữa hai bệnh lý này là như thế nào, có cách nào để tự bảo vệ bản thân không gặp các tình trạng xấu hơn không? Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới để bỏ túi thêm nhiều thông tin cần thiết khác nhé.
Contents
Đột quỵ và rung nhĩ
Rung nhĩ là gì?
Rung nhĩ là là một tình trạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều và thường rất nhanh. Đây là một vấn đề tim mạch nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe khác. Quá trình rung tâm nhĩ diễn ra khi vùng tâm nhĩ – buồng phía trên của tim, không tuân theo nhịp đều và có thể trở nên hỗn loạn.
Đối với một số người, tình trạng rung nhĩ có thể không hiển rõ hoặc không gây ra triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân khác, những biểu hiện của rung nhĩ có thể trở nên rất rõ ràng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng phổ biến của rung nhĩ bao gồm:
- Tim đập nhanh: Người bệnh thường cảm nhận được sự không đều và nhịp nhanh bất thường của tim, cảm giác nhịp tim đập nhanh, đánh trống ngực mạnh thường đi kèm với cảm giác đau nhức ở vùng ngực.
- Đau ngực: Đau ngực có thể xuất phát từ sự không đều của nhịp tim và nó thường diễn ra trong quá trình hoạt động hoặc khi tăng cường hoạt động.
- Chóng mặt, choáng váng: Rung nhĩ có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, gây chóng mặt, choáng váng và thậm chí làm mất ý thức trong một số trường hợp.
- Mệt mỏi, giảm khả năng vận động: Rối loạn nhịp tim này có thể dẫn đến mệt mỏi không lường trước được và làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
- Hụt hơi, cảm giác khó thở: Các biểu hiện này thường đi kèm với sự giảm hiệu suất của tim và khả năng hoạt động, thậm chí là những hoạt động thể dục nhẹ nhàng.
- Mệt mỏi, yếu: Tình trạng rung nhĩ có thể làm giảm sức mạnh của tim, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và yếu đuối
Các triệu chứng này có thể kéo dài trong thời gian dài hoặc xuất hiện và biến mất theo từng đợt. Mặc dù rung nhĩ không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi sự chăm sóc y tế và điều trị kịp thời để tránh các vấn đề nguy hiểm hơn như đột quỵ hoặc suy tim. Điều trị rung nhĩ có thể bao gồm sử dụng thuốc, quản lý lối sống, trong một số trường hợp nặng cần phẫu thuật.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến tính mạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có hai dạng chính của đột quỵ, bao gồm đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết não.
Đa số các cơn đột quỵ đều thuộc dạng đột quỵ thiếu máu cục bộ. Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi có một cục máu đông (huyết khối) làm tắc nghẽn lưu thông của máu lên não. Một số nguyên nhân chính gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ bao gồm:
- Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa tích tụ trong lòng mạch có thể gây ra thuyên tắc, nghẽn mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến não và dẫn đến đột quỵ.
- Thuyên tắc mạch: Huyết khối hình thành từ tim có thể dẫn đến thuyên tắc mạch, tắc nghẽn lưu thông máu và gây đột quỵ. Nguyên nhân thuyên tắc mạch có thể liên quan đến các bệnh lý tim mạch như thiếu máu cục bộ, rung nhĩ và các tình trạng khác.
- Hội chứng lỗ khuyết: Tình trạng nhồi máu lỗ khuyết là sự nhồi máu não nằm dưới vỏ não, kích thước nhỏ, thường gặp ở các nhân xám não ở vị trí sâu bên trong như đồi thị, cầu não, hạch nền. Sự nhồi máu này có thể dẫn đến cục máu đông và tắc nghẽn các động mạch nhỏ.
- Các nguyên nhân khác: Các bệnh lý khác xảy ra tại não như viêm màng não, tăng động, hay các tình trạng y tế khác cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tìm hiểu thêm: Ho gà vào ban đêm và một số điều cần biết
Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi có sự chảy máu hoặc vỡ mạch máu ở động mạch trong não. Nguyên nhân chính của đột quỵ xuất huyết bao gồm:
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có đột quỵ xuất huyết. Huyết áp cao tạo ra áp lực mạnh trên thành động mạch, đặc biệt là ở những đoạn mạch yếu làm cho chúng trở nên dễ vỡ. Từ đó có thể dẫn đến việc xuất huyết vào các khu vực não, tạo ra đột quỵ xuất huyết.
- Phình động mạch: Phình động mạch là một tình trạng trong đó thành động mạch giãn rộng ra và trở nên yếu. Phình động mạch có thể xuất hiện do yếu tố di truyền, áp lực máu tăng hoặc do các vấn đề khác về sức khỏe. Khi vỡ, có thể gây ra đột quỵ xuất huyết và tùy thuộc vào vị trí và kích thước của đoạn mạch phình, hậu quả có thể rất nặng nề
- Dị dạng mạch máu não: Đây là một loại bất thường của mạch máu. Cấu trúc không bình thường này làm tăng áp lực trong mạch máu và có thể dẫn đến vỡ mạch máu. Xuất huyết do dị dạng mạch máu có thể tràn ra một lượng lớn máu vào não, gây nên đột quỵ xuất huyết. Đây thường là biến chứng nguy hiểm nhất của dị dạng mạch máu não.
Mối quan hệ giữa đột quỵ và rung nhĩ
Đột quỵ và rung nhĩ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Rung nhĩ, một tình trạng rối loạn nhịp tim, không chỉ tăng nguy cơ đột quỵ mà còn có thể làm cho đột quỵ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp khoảng 5 lần so với những người không mắc bệnh này. Rung nhĩ làm thay đổi nhịp tim và có thể tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông, góp phần vào quá trình tắc nghẽn các động mạch não và làm tăng khả năng xuất hiện đột quỵ. Người được chẩn đoán có rung nhĩ thường được đánh giá nguy cơ đột quỵ riêng để đảm bảo nhận được sự quan tâm, điều trị, chăm sóc y tế phù hợp.
Không chỉ vậy, đột quỵ do rung nhĩ được cho là có xu hướng nghiêm trọng hơn so với những trường hợp khác. Rung nhĩ có thể dẫn đến những biến động mạnh trong nhịp tim, tạo điều kiện cho sự tăng áp và giảm áp đột ngột, cả hai đều có thể góp phần vào quá trình hình thành cục máu đông và gây đột quỵ.
Các biện pháp bảo vệ cho bệnh nhân rung nhĩ
Trước những nguy cơ có thể xảy ra ở bệnh nhân rung nhĩ, sống và sinh hoạt như thế nào cần được quan tâm. Bên cạnh các phương pháp điều trị và quản lý bằng chăm sóc y tế, một số hành động thay đổi trong lối sống sẽ giúp khắc phục triệu chứng cũng như bảo vệ người bệnh tiến gần với các nguy cơ mặc bệnh đột quỵ.
- Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống cho bệnh nhân rung nhĩ nên được chú trọng và điều chỉnh. Cụ thể hơn, bệnh nhân rung nhĩ nên thực hiện chế độ ăn ít béo, ít muối, hạn chế cafein, cắt giảm rượu bia, đảm bảo lượng vitamin K nạp vào cơ thể luôn đều đặn.
- Tập thể dục thể thao: Hoạt động thể chất luôn luôn được các bác sĩ khuyến khích. Nó không chỉ giúp tăng sức mạnh, cải thiện cân nặng, tăng sức bền mà còn giúp cải thiện giấc ngủ và giúp cho trái tim khỏe mạnh hơn.
- Kiểm soát cân nặng: Nguy cơ mắc rung nhĩ và các vấn đề tim mạch sẽ cao hơn khi bạn bị quá cân và nó cũng sẽ làm cho tình trạng bệnh dễ diễn tiến xấu đi. Hãy kiểm soát cân nặng phù hợp và ổn định bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn.
- Ngừng hút thuốc lá: Nicotin và các chất khác có trong thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng sức khỏe, trong đó có các vấn đề liên quan đến mạch máu, các bệnh lý liên quan tim mạch.
- Giảm sự căng thẳng: Stress thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý. Thường xuyên thư giãn đầu óc sẽ giúp sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần được tốt hơn. Bạn có thể tập thở sâu, mát xa, tập thể dục, ngồi thiền hay tập yoga để giảm căng thẳng.
- Cố gắng ngủ đủ giấc: Mỗi người lớn cần ngủ khoảng 6 – 8 tiếng mỗi ngày. Bệnh nhân rung nhĩ có thể gặp phải những vấn đề khó khăn như khó thở, hụt hơi dẫn đến giấc ngủ kém. Tuy nhiên, hãy gắng ngủ đủ giờ nhất có thể.
>>>>>Xem thêm: Kem trị rạn da sau sinh của Pháp loại nào tốt?
Đột quỵ và rung nhĩ có mối liên hệ với nhau, cụ thể hơn đột quỵ là biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân rung nhĩ. Điều quan trọng là hiểu rõ về bệnh, tình trạng của bản thân và thăm khám thường xuyên để có những biện pháp xử trí kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể