Fipronil là một trong số các loại thuốc trừ sâu phổ rộng có chứa hàm lượng độc tính rất lớn. Nếu không may bị ngộ độc fipronil, bạn sẽ gặp phải những hệ lụy vô cùng nguy hiểm về sức khỏe.
Bạn đang đọc: Fipronil là gì? Ngộ độc fipronil có triệu chứng ra sao?
Vậy fipronil là gì? Các triệu chứng khi bị ngộ độc fipronil thường sẽ ra sao? Theo dõi phần nội dung ở bài viết sau để được giải đáp cụ thể nhé.
Fipronil là gì?
Fipronil là thuốc trừ sâu phổ rộng thuộc nhóm họ hóa chất là phenylpyrazole. Fipronil thường phá vỡ hệ thống thần kinh trung ương của côn trùng bằng việc ngăn chặn các kênh clorua được GABA và kênh clorua glutamate gated. Từ đó sẽ gây ra tình trạng hạ huyết áp đối với cơ bắp và các dây thần kinh của côn trùng.
Sản phẩm có chứa fipronil
Do có tính hiệu quả đối với một số lượng sâu bệnh lớn nên fipronil thường được sử dụng để làm hoạt chất trong các sản phẩm kiểm soát bọ chét ở vật nuôi và bẫy gián nhà. Bên cạnh đó, một số loại thuốc trừ sâu có chứa fipronil còn được sử dụng để trộn vào phân bón, ngâm hạt giống giống như một chất kích thích tăng trưởng nhằm làm tăng năng suất của bắp, lúa…
Đặc tính sinh thái của fipronil
Trên người và các loại gia cầm, gia súc, có nhiều tài liệu cho rằng thuốc fipronil không độc hoặc tương đối ít độc. Mặc dù vậy, ở cuộc thí nghiệm khi cho chuột sử dụng fipronil trong 52 tuần, nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những sự thay đổi ở hormone tuyến giáp, gây ảnh hưởng lên thận và làm tăng khối lượng gan của chuột. Bên cạnh đó, tình trạng động kinh và tử vong cũng đã được ghi nhận.
Đối với chuột, liều gây tử vong trung bình theo đường uống là 97 mg/kg cân nặng. Hiện nay, fipronil đã được WHO xếp vào nhóm thuốc trừ sâu thuộc nhóm II, nghĩa là có lượng độc tính vừa phải.
Ở một số nghiên cứu khác, khi chuột sử dụng fipronil mỗi ngày trong vòng 2 năm thì đã cho thấy sự xuất hiện của những khối u ác tính và lành tính ở trong tuyến giáp. Chính vì vậy, Cục Phòng chống dịch của Hoa Kỳ (EPA) đã xếp Fipronil vào các chất gây ung thư yếu (thuộc nhóm C).
Fipronil rất độc đối với côn trùng, động vật giáp xác, động vật phù du, trong đó có thể kể đến như mối, ong, thằn lằn rìa và một số nhóm chim gallinaceous. Do đó, để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, có rất nhiều quốc gia đã hạn chế nghiêm ngặt trong việc sử dụng fipronil ở một số khu vực.
Fipronil có tác dụng làm giảm tuổi thọ cũng như khả năng sinh sản của ký sinh trùng. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng có độc tính cao đối với nhiều loại cá dù rằng độc tính của nó thay đổi theo từng loài.
Thời gian bán hủy của fipronil ở trong đất là từ 4 tháng đến 1 năm nhưng thường ít hơn nhiều so với trên mặt đất bởi nó nhạy cảm nhiều hơn với ánh sáng.
Triệu chứng khi con người bị ngộ độc fipronil
Nếu như người uống nhầm hoặc cố tình uống fipronil (tự tử) thì cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Xuất hiện tình trạng nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
- Người bị kích động, co giật.
- Cơ thể run rẩy, toát mồ hôi.
- Khi hít fipronil ở liều cao, người có thể bị run và co giật, mắt có thể bị kích ứng (chảy nước mắt, mắt đỏ), viêm kết mạc dị ứng.
Tìm hiểu thêm: 5 việc đơn giản nhưng phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Ngộ độc fipronil có thể gây ra triệu chứng viêm kết mạc dị ứngCó thể nói rằng, việc tiếp xúc trực tiếp và lâu dài đối với thuốc trừ sâu fipronil sẽ gây ra tình trạng rất nguy hiểm. Không chỉ vậy, tác động của thuốc lên môi trường cũng không hề nhỏ.
Do đó, khi sử dụng fipronil cho vật nuôi, cây trồng, bạn cần phải hết sức cẩn thận và có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Cụ thể, khi dùng fipronil, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Không thể tắm một con vật ở trong nước sau 2 ngày sử dụng fipronil.
- Da của con vật, động vật không được ướt.
- Đối với việc sử dụng một liều quá lớn, cần phải có những thao tác để nhanh chóng loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể.
- Khi được dùng để điều trị động vật, thuốc fipronil không được khuyến cáo khi kết hợp với các chất ăn mòn những ký sinh trùng khác.
Đối với vấn đề phòng ngừa cá nhân:
Khi tiếp xúc và làm việc với fipronil, bạn nên tuân thủ theo các quy tắc vệ sinh an toàn cá nhân như không ăn hoặc uống, không được hút thuốc khi tiếp xúc với fipronil. Ngay sau khi kết thúc công việc, bạn nên sử dụng xà phòng để rửa tay cẩn thận và để xa thuốc khỏi tầm tay của trẻ nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Mới bị trĩ nên dùng An Trĩ Vương hay Tottri tốt hơn?
Nên rửa tay cẩn thận khi tiếp xúc với fipronilTrên đây là những thông tin cần biết về loại thuốc fipronil và những triệu chứng điển hình khi người bị ngộ độc fipronil. Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bạn nên biết cách sử dụng thuốc sao cho đúng cách nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể