Gây mê tĩnh mạch có ưu nhược điểm gì? Biến chứng của gây mê tĩnh mạch

Phương pháp đưa thuốc mê vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch khiến người bệnh mất tri giác, cảm giác và phản xạ tạm thời để phục vụ phẫu thuật được gọi là gây mê tĩnh mạch. Kenshin sẽ gửi đến bạn các ưu nhược điểm và biến chứng qua bài viết này.

Bạn đang đọc: Gây mê tĩnh mạch có ưu nhược điểm gì? Biến chứng của gây mê tĩnh mạch

Đa phần những bệnh nhân sẽ được dùng thuốc mê nhằm hạn chế đau đớn khi phải trải qua các ca phẫu thuật lớn. Có nhiều phương pháp gây mê, một trong số đó là gây mê tĩnh mạch. Bài viết này sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin về ưu điểm, nhược điểm và biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp gây mê thông qua đường tĩnh mạch.

Khái niệm về gây mê đường tĩnh mạch

Gây mê tĩnh mạch là tên gọi của phương pháp dùng thuốc mê đưa vào đường tĩnh mạch khiến người bệnh mất đi cảm giác, phản xạ, ý thức tạm thời trước khi bắt đầu phẫu thuật. Trong quá trình gây mê, người bệnh thở với oxy hoặc không khí bên ngoài nhưng không có thuốc mê bốc hơi. Nếu dùng 1 loại thuốc mê cho bệnh nhân thì gọi là gây mê tĩnh mạch đơn thuần, nếu kết hợp nhiều loại thuốc mê với nhau hoặc dùng thuốc gây mê tĩnh mạch phối hợp thuốc giảm đau thì gọi là gây mê tĩnh mạch phối hợp.

Gây mê tĩnh mạch có ưu nhược điểm gì? Biến chứng của gây mê tĩnh mạch 1

Gây mê đường tĩnh mạch trước phẫu thuật

Một loại thuốc gây mê tĩnh mạch lý tưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn:

  • Thời gian khởi mê nhanh, nhẹ nhàng, giảm đau càng nhiều càng tốt nhưng không đi kèm tác dụng phụ như tăng trương lực, kích thích, cử động cơ, các tác dụng phụ với hệ tuần hoàn và hô hấp phải được hạn chế ở mức thấp nhất.
  • Giảm tiêu thụ oxy của tế bào não, giảm áp lực nội sọ, không kích thích mô xung quanh hoặc tĩnh mạch, không phóng thích histamin.
  • Người bệnh nhanh hồi phục khi ngưng sử dụng, ít bị khó chịu khi thoát mê như ảo giác, kích thích, nôn mửa.

Một số loại thuốc thường được dùng trong gây mê đường tĩnh mạch có thể kể đến là:

  • Ketamin: Thuốc giảm đau mạnh ở cơ bắp và bề mặt da, không làm giảm đau nội tạng. Thuốc được chọn cho trường hợp người bệnh thiếu khối lượng tuần hoàn, huyết áp thấp và các chỉ định khác. Ketamin có tác dụng phụ là gây ác mộng, ảo giác sau mổ, tăng tiết đờm dãi. Cần thực hiện tiền mê với thuốc an thần giảm đau, atropin trước khi gây mê bằng Ketamin để hạn chế tác dụng phụ.
  • Propofol: Được bào chế dưới dạng nhũ tương. Người bệnh sau khi được gây mê với thuốc sẽ mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh sau khi ngưng dùng thuốc. Các ưu điểm của Propofol là giảm tiêu thụ oxy của tế bào não, giảm áp lực nội sọ, giảm tiêu thụ oxy của cơ tim, giảm lưu lượng máu đến não, giảm sức cản ngoại vi. Thuốc cũng có tác dụng phụ là có thể làm giảm tần số thở, suy hô hấp, ức chế cơ tim hạ huyết áp, ngừng thở.
  • Etomidate: Thuốc gây mê đường tĩnh mạch dùng cho người bệnh tuần hoàn không ổn định. Thuốc giúp khởi mê nhanh, tỉnh nhanh, ít tác động xấu đến huyết động. Mặc dù vậy, thuốc được khuyến cáo cẩn trọng khi dùng cho người bị suy gan, động kinh, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Trên thực tế cho đến nay, vẫn chưa có loại thuốc gây mê tĩnh mạch nào đáp ứng các tiêu chuẩn lý tưởng. Do vậy, bác sĩ thường phối hợp thuốc gây mê với những nhóm thuốc khác giúp giảm tối đa biến chứng và tác dụng phụ.

Chỉ định và chống chỉ định khi thực hiện gây mê đường tĩnh mạch

Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định phương pháp gây mê qua đường tĩnh mạch. Dưới đây là các chỉ định cho thực hiện phương pháp này:

  • Nhu cầu về giảm đau không nhiều;
  • Phẫu thuật thực hiện trong thời gian ngắn;
  • Phẫu thuật tiến hành ngoài ổ bụng, ngực;
  • Không yêu cầu giãn cơ trong quá trình phẫu thuật;
  • Phẫu thuật cho các bệnh nhân ngoại trú;
  • Nội soi đường tiêu hóa hoặc nội soi tai mũi họng;
  • Người bệnh có tình trạng tuần hoàn và hô hấp ổn định.

Gây mê tĩnh mạch có ưu nhược điểm gì? Biến chứng của gây mê tĩnh mạch 2

Gây mê tĩnh mạch được chỉ định cho cuộc phẫu thuật có thời gian ngắn

Mặt khác, những trường hợp sau chống chỉ định gây mê đường tĩnh mạch:

  • Thời gian tiến hành phẫu thuật dài;
  • Phẫu thuật thực hiện ở ngực, ổ bụng, sọ não;
  • Cần thiết phải giãn cơ khi phẫu thuật;
  • Tình trạng tuần hoàn, hô hấp của bệnh nhân không ổn định;
  • Cuộc phẫu thuật lớn, không có phương tiện hồi sức, bác sĩ thiếu kinh nghiệm;
  • Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với thuốc gây mê đường tĩnh mạch đang dùng;
  • Không tìm thấy đường truyền tĩnh mạch chắc chắn.

Phương pháp gây mê tĩnh mạch có ưu và nhược điểm gì?

Bất cứ phương pháp gây mê trong phẫu thuật nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc, đưa ra lựa chọn tốt nhất giúp bệnh nhân điều trị bệnh hiệu quả căn cứ vào tiền sử mắc bệnh và các yếu tố cần thiết khác.

Phương pháp gây mê đường tĩnh mạch có một số ưu điểm vượt trội có thể kể đến là:

  • Không gây ô nhiễm môi trường, nhân viên hoạt động trong phòng mổ không bị hít phải hơi mê độc hại cho sức khỏe.
  • Không cần đến các dụng cụ đặc biệt như những kỹ thuật gây mê khác.
  • Không gây tai nạn cháy nổ xảy ra trong phòng mổ.

Tìm hiểu thêm: Rò luân nhĩ vệ sinh như thế nào? Các phương pháp điều trị

Gây mê tĩnh mạch có ưu nhược điểm gì? Biến chứng của gây mê tĩnh mạch 3
Ưu điểm của gây mê đường tĩnh mạch là an toàn cho nhân viên y tế

Mặc dù vậy, kỹ thuật này cũng có một số điểm bất lợi không thể không chú ý đến như:

  • Không được dùng cho người bệnh bị suy tuần hoàn, hô hấp, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp hay nâng đỡ tuần hoàn nếu được chỉ định thực hiện phương pháp này.
  • Bệnh nhân bị nhạy cảm với thành phần của thuốc hay do dùng thuốc quá liều.
  • Người bệnh bị dị ứng thuốc gây mê, nhận biết qua các dấu hiệu đi kèm như nổi mẩn đỏ, mề đay, sốc, sốt…
  • Chỉ áp dụng được cho những cuộc phẫu thuật đơn giản diễn ra trong thời gian ngắn.

Biến chứng của phương pháp gây mê đường tĩnh mạch

Phương pháp gây mê tĩnh mạch có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Chỗ tiêm bị đau do tiêm thuốc ra ngoài mạch máu.
  • Việc tiêm thuốc vào động mạch gây nên cơn đau đột ngột, cảm giác bị bỏng do động mạch co thắt khiến cho máu đi nuôi các bộ phận ở xa thiếu đi.
  • Bệnh nhân bị sặc, ho, co thắt thanh khí quản.
  • Tiêm quá liều, tiêm nhanh, co thắt thanh quản khiến bệnh nhân suy hô hấp.
  • Thuốc mê làm ức chế cơ tim, giãn mạch khiến bệnh nhân bị trụy tim.
  • Bệnh nhân bị chóng mặt, không xác định rõ phương hướng sau khi tỉnh mê.
  • Nổi mẩn đỏ do dị ứng với thành phần thuốc gây mê.

Gây mê tĩnh mạch có ưu nhược điểm gì? Biến chứng của gây mê tĩnh mạch 4

>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán và phác đồ điều trị tăng triglyceride

Bệnh nhân có thể bị trụy tim do gây mê đường tĩnh mạch

Gây mê đường tĩnh mạch được đánh giá là kỹ thuật gây mê khá phổ biến dùng trong phẫu thuật. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm, trang thiết bị y tế đầy đủ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được thông tin về gây mê tĩnh mạch. Bạn hãy tuân thủ ý kiến bác sĩ sau phẫu thuật để hạn chế tối đa biến chứng nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *