Giải đáp: Bệnh chốc lở có lây không?

Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng trên da có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ em. Các vết chốc gây mất thẩm mỹ, và khó chịu cho người bệnh. Vậy bệnh chốc lở có lây không?

Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh chốc lở có lây không?

Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng trên da. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ nhỏ. Nếu không có biện pháp khắc phục, điều trị cũng như vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ làm lây lan cho những vùng da khác và lây lan cho người khác. Cùng tham khảo bài viết để tìm hiểu rõ hơn về bệnh chốc lở có lây không và biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Bệnh chốc lở là gì?

Bệnh chốc lở có tên tiếng Anh là impetigo contagiosa – là một bệnh nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn Staphylococcus hay liên cầu khuẩn Streptococcus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Triệu chứng ban đầu của bệnh có thể nhận thấy trên da xuất hiện các vết sẩn, có thể là mụn nước. Theo thời gian, các mụn nước dần trở nên lớn hơn, dễ vỡ và tạo thành các vết màu vàng bao phỉ trên bề mặt da.

Bệnh chốc lở là bệnh gì? Bệnh chốc lở là bệnh gì?

Bệnh này được xem là bệnh không nguy hiểm, các vết chốc được điều trị cũng như vệ sinh và chăm sóc đúng sẽ nhanh lành mà không để lại sẹo. Ngược lại, nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời sẽ gây bội nhiễm cùng các biến chứng nguy hiểm khác, nhất là gây nguy hiểm cho trẻ em.

Triệu chứng và thời gian ủ bệnh chốc lở

Những triệu chứng ban đầu của bệnh là xuất hiện mụn nước gây kích ứng da, những mụn này có thể phát triển thành mủ. Nếu nhiễm streptococcus thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 1 – 3 ngày còn với staphylococcus thì thời gian kéo dài từ 4 – 10 ngày.

Do bệnh có những triệu chứng điển hình nên chỉ cần quan sát biểu hiện lâm sàng mà không cần xét nghiệm hay áp dụng các phương pháp phân lập định danh vi khuẩn để chẩn đoán bệnh.

Chính vì thế, nếu xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh, người bệnh cần được kiểm tra và can thiệp điều trị kịp thời để bệnh nhanh chóng khỏi.

Bệnh chốc lở có lây không?

Chốc lở là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan cho người khác nếu như tiếp xúc trực tiếp vào vết thương hay gián tiếp chạm vào vật dụng của người bệnh như quần áo, khăn, ga trải gường, mền, gối, đồ chơi,….

Bệnh chốc lở chủ yếu lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp từ người sang người. Trường hợp lây nhiễm gián tiếp ít gặp hơn, chủ yếu khi chạm vào những đồ vật mà người bệnh từng sử dụng mà không được sát khuẩn và vệ sinh kỹ lưỡng.

Tìm hiểu thêm: 3 Cách chế biến đông trùng hạ thảo siêu bổ dưỡng bạn nên biết

Bệnh chốc lở có lây không? Bệnh chốc lở có lây không?

Ngoài ra, các khi gãi hay chà xát mạnh các vết chốc cũng gia tăng nguy cơ làm lây lan cho những vùng da khác trên cơ thể.

Thời gian lây nhiễm của bệnh chốc lở

Thông thường, bệnh chốc lở có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Và thời gian này còn được rút ngắn hơn nếu như được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ, kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, kháng sinh đường uống thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp chốc lở nghiêm trọng. Và sau 24 – 48 giờ dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh có thể không còn lây nhiễm.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh chốc lở

Mọi người nên chú ý các yếu tố dưới đây để phòng ngừa cho những người thân và chính bản thân mình, nhất là trẻ nhỏ.

  • Môi trường sống đông đúc, vệ sinh kém: Những nơi như trường lớp, cơ sở chăm sóc trẻ em, nơi công cộng, tập thể,… nếu vệ sinh không sạch sẽ dễ làm lây lan cho những người khác.
  • Thời tiết ẩm, ấm: Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nhất là mùa hè thời điểm này thời tiết nóng ẩm chính là thời điểm chốc lở phát triển và lây lan mạnh nhất.
  • Cấu trúc da bị phá vỡ: Vi khuẩn rất dễ lây lan cho các vùng da khác và từ người bệnh sang người khác nếu như da bị tổn thương.

Cách phòng ngừa bệnh chốc lở lây nhiễm

Để phòng ngừa chốc lở lây nhiễm, người bệnh nên thực hiện một số cách phòng ngừa sau:

  • Nếu trong gia đình có người thân nhiễm bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp như ôm, nắm tay, nhất là chạm vào da hoặc tiếp xúc gián tiếp với các đồ vật mà người bệnh sử dụng.
  • Nếu chăm sóc người bệnh cần có biện pháp sát khuẩn và giữ khoảng cách phù hợp, cách ly với trẻ nhỏ trong nhà.
  • Khử trùng phòng, vật dụng cho người bệnh sạch sẽ, nhất là quần áo, ga trải giường, mền, gối,…
  • Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng hay nước rửa tay có tính sát khuẩn mạnh.
  • Vệ sinh thân thể để loại bỏ những vi khuẩn gây hại cư trú trên da.
  • Điều trị càng sớm càng tốt.
  • Cắt móng tay để hạn chế vi khuẩn ở trong móng khi gãi lây sang vùng da khác.

Cách phòng ngừa bệnh chốc lở lây lan

>>>>>Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có phải do bạn đang mắc bệnh?

Cách phòng ngừa bệnh chốc lở lây lan

Vậy bệnh chốc lở có lây không? Bệnh chốc lở là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nếu không can thiệp điều trị và có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Để tránh lây nhiễm, mọi người nên áp dụng biện pháp phù hợp trong phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của chính mình cùng những người xung quanh.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *