Nấm miệng bôi thuốc gì? Đây là thắc mắc nhận được sự quan tâm lớn của những người đang tìm hiểu về loại nấm này. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Nấm miệng bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Bệnh nấm miệng là căn bệnh phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, điều trị nấm miệng bôi thuốc gì cho nhanh khỏi, thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một số loại thuốc giúp điều trị nấm miệng hiệu quả, dứt điểm, hạn chế nguy cơ tái phát.
Contents
Nấm miệng bôi thuốc gì?
Fluconazol
Thuốc trị nấm miệng Fluconazole thuộc nhóm thuốc chống nấm triazol. Fluconazole có khả năng ức chế enzyme phụ thuộc Cytochrom P450. Phá hủy màng tế bào nấm, ngăn chặn sự gia tăng số lượng của bào tử nấm.
Một số liều dùng tham khảo khi sử dụng thuốc trị nấm miệng Fluconazole :
- Đối với người lớn và trẻ em trên 4 tuổi: Sử dụng 1 lần/ngày (liều lượng không quá 3mg cho một lần sử dụng).
- Đối với trẻ từ 2 đến 4 tuổi: Sử dụng cách nhật 2 ngày 1 lần.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi: Sử dụng cách 3 ngày 1 lần.
Thuốc điều trị nấm Fluconazole
Fluconazole sử dụng cần theo sự kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng song song với các loại thuốc như: Terfenadin, Cisapride, Astemizole, Pimozide. Bởi, chúng có thể làm cho bạn bị kích ứng, thậm chí là sốc thuốc.
Ngoài ra, thuốc trị nấm này còn gây ra một số tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngay nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày.
Thuốc điều trị nấm miệng Nystatin
Thuốc trị nấm miệng Nystatin thuộc nhóm thuốc chống nấm polyene, có công dụng kìm hãm sự phát triển của khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Nystatin sẽ tiêu diệt và vô hiệu hóa hoàn toàn bào tử nấm ở niêm mạc miệng, lưỡi. Thường được dùng để điều trị nấm miệng cho trẻ.
Liều lượng sử dụng:
- Đối với trẻ em: Liều lượng không vượt quá 0,5 gram cho mỗi lần sử dụng. Ngày dùng 2 đến 4 lần, tuỳ thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của bé.
- Đối với người lớn: Có thể dùng 4 – 6 lần/ ngày, với liều lượng gấp đôi, hoặc gấp 3 tùy theo tình trạng bệnh.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Pha lượng Nystatin phù hợp vào 4 thìa nước tinh khiết, sau đó trộn đều sao cho thuốc hòa tan hết vào nước.
- Bước 2: Dùng gạc y tế rơ thấm thuốc, thoa đều lên các vị trí bị nấm (vùng lưỡi, niêm mạc họng, lợi…).
- Bước 3: Giữ nguyên thuốc trong miệng khoảng 20 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước muối.
Lưu ý: Do Nystatin là thuốc dùng cho trẻ em, nên mức độ điều trị sẽ khá chậm và dễ tái phát lại bệnh. Vì thế, bạn nên sử dụng thêm một số loại thuốc bổ sung để có thể điều trị nấm một cách dứt điểm.
Miconazole
Thuốc rơ lưỡi trị nấm miệng Miconazole là một trong những sản phẩm thuộc nhóm thuốc chống nấm Imidazole. Thuốc có công dụng kháng nấm và phổ tác dụng rộng mạnh hơn Nystatin, Miconazole. Từ đó gây ức chế thành phần enzyme trong quá trình tổng hợp ergosterol, hay còn gọi là thành phần màng tế bào vi nấm, giúp phá hủy mầm bệnh.
Tìm hiểu thêm: Chấn thương phần mềm xương sườn: Triệu chứng và cách điều trị
Thuốc bôi MiconazoleThuốc bôi nấm miệng Miconazole không những được dùng để điều trị nấm miệng, mà nó còn được dùng để điều trị các căn bệnh thường gặp như: Nấm niêm mạc, nấm bề mặt da, nấm đường tiêu hóa… Ngoài ra, Miconazole có thể dùng để truyền tĩnh mạch chữa nấm toàn thân.
Liều lượng thường dùng khi điều trị nấm miệng:
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Nên sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, bởi Miconazole có thể gây sốc hoặc kích ứng cho trẻ, khi không sử dụng đúng liều lượng.
- Đối với người lớn, hoặc trẻ từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày, tuỳ thuộc vào các giai đoạn của bệnh.
Lưu ý: Để tránh tình trạng tái phát nấm, bạn nên sử dụng thuốc trị nấm Miconazole ít nhất 1 tuần.
Clotrimazole – Thuốc điều trị nấm cho trẻ nhỏ
Thuốc nấm miệng Clotrimazole có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các bào tử nấm. Ngăn chặn sự phát triển của chúng tại vùng niêm mạc miệng và lưỡi.
Loại thuốc nấm lưỡi Clotrimazole thường được làm dưới dạng viên ngậm, phù hợp với bé từ trên 2 tuổi. Clotrimazole có mùi hương như kẹo, nên rất dễ sử dụng để rơ lưỡi cho các bé không hợp tác.
Liều lượng và cách sử dụng:
- Chỉ sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
- Cho trẻ ngậm Clotrimazole dạng viên trong khoảng từ 15 đến 30 phút, cho đến khi thuốc được hoà tan hoàn toàn
- Nên ngậm 5 viên/ngày, trong khoảng 14 ngày để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.
Lưu ý: Không được để cho trẻ nhai hoặc nuốt cả viên, điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chữa nấm.
Thuốc trị nấm cho trẻ sơ sinh Amphotericin B
Amphotericin B có khả năng kháng nấm mạnh, tác dụng rộng, giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt hoàn toàn bào tử nấm. Amphotericin B thường được dùng để diệt nấm toàn thân hoặc những trường hợp biến thể của nấm.
>>>>>Xem thêm: Thắc mắc: Nghệ ngâm mật ong có tác dụng gì?
Thuốc trị nấm Amphotericin BLưu ý: Amphotericin B cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng, để tránh hậu quả nặng nề do tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Khi nào cần dùng thuốc điều trị nấm họng?
Để điều trị bệnh nấm họng một cách dứt điểm, thì việc cần làm đầu tiên chính là tiêu diệt loại nấm gây bệnh và loại bỏ điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển tái lại.
Với khả năng diệt nấm mạnh mẽ, thuốc kháng nấm là giải pháp điều trị cho đáp ứng tốt. Thuốc trị nấm miệng thường được dùng khi:
- Người bệnh nấm họng sử dụng nước súc miệng có hoạt tính kháng nấm trong vài tuần không cải thiện.
- Bị nấm miệng nặng, lâu ngày và lây lan tới nhiều cơ quan khác.
- Người bị suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhanh.
Thuốc kháng nấm tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng không đúng cách hay sai liều lượng. Vì vậy, các thuốc này cần dùng dưới hướng dẫn của dược sĩ hoặc theo đơn kê của bác sĩ. Trước khi dùng thuốc kháng nấm, người bệnh cần tham khảo kỹ thông tin để tránh gặp phải những tác hại khôn lường cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc nấm miệng bôi thuốc gì? Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong điều trị cũng như phòng ngừa bệnh nấm.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể