Giải đáp: Tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng là gì?

Tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng là gì hiện là thắc mắc của nhiều cặp vợ chồng trong quá trình “tìm con”. Bởi siêu âm đầu dò là một trong những kỹ thuật quan trọng trong hỗ trợ sinh sản.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng là gì?

Siêu âm đầu dò để canh trứng là kỹ thuật được ứng dụng nhiều nhất trong việc theo dõi và kiểm tra cũng như đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ hiện nay. Trong đó không ít người lo ngại tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng. Hiểu rõ nỗi lo này của các chị em phụ nữ, bài viết sau đây của Kenshin sẽ giải đáp thắc mắc cụ thể về siêu âm canh trứng và ảnh hưởng của nó nếu có, hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu chung về siêu âm canh trứng

Siêu âm canh trứng là một kỹ thuật hình ảnh giúp theo dõi sự phát triển của các nang noãn để dự đoán thời điểm phóng noãn (rụng trứng) một cách chính xác nhất có thể. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn để làm tăng khả năng thụ thai cho các cặp vợ chồng quan hệ tình dục tự nhiên hoặc thực hiện biện pháp thụ tinh nhân tạo.

tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng Siêu âm canh trứng là phương pháp theo dõi và dự đoán kỳ rụng trứng ở phụ nữ

Siêu âm đầu dò hay siêu âm ổ bụng khi canh trứng

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện siêu âm ổ bụng hay siêu âm đầu dò âm đạo trong quá trình siêu âm canh trứng.

Kỹ thuật siêu âm ổ bụng khi canh trứng

Đây là phương pháp siêu âm trên bụng nhằm quan sát tổng thể các cơ quan sinh sản bên trong của phụ nữ. Đây là phương pháp đơn giản, không xâm lấn và an toàn tuy nhiên không nên thực hiện với những người có thành bụng dày.

Kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo

Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông qua một đầu dò chuyên dụng được đưa vào ngả âm đạo của chị em phụ nữ. Sau đó, ghi lại hình ảnh các cơ quan sinh sản bên trong bằng sóng âm cao tần. Từ đó, theo dõi quá trình phát triển của các nang noãn.

Vì tính chính xác và độ tin cậy cao mà hiện nay, tại hầu hết các cơ sở điều trị vô sinh hiếm muộn, siêu âm canh trứng đều được thực hiện bằng siêu âm đầu dò âm đạo.

Siêu âm ổ bụng khi canh trứng có ảnh hưởng gì không?

Về cơ bản, siêu âm ổ bụng từ trước đến nay đã là một phương pháp an toàn. Bởi phương pháp này không xâm lấn và không gây đau. Đồng thời cũng không dùng bức xạ. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế khiến nó ít phổ biến như siêu âm đầu dò khi canh trứng, chẳng hạn như:

  • Bạn phải cần làm đầy bàng quang (nhịn tiểu) trước khi siêu âm.
  • Không thể quan sát được hình ảnh bên trong cơ thể ở những người có thành bụng dày, ổ bụng nhiều hơi,…
  • Hình ảnh kém chính xác so với siêu âm đầu dò âm đạo.

tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng 2 Siêu âm ổ bụng khi canh trứng an toàn nhưng kém chính xác so với siêu âm đầu dò âm đạo

Thông thường, siêu âm trên bụng thường chỉ được chỉ định trong lần siêu âm canh trứng đầu tiên, để bác sĩ có thể có hình ảnh tổng quan về hệ thống sinh sản của bệnh nhân. Từ đó, đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp.

Tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng là gì?

Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật phổ biến để quan sát buồng trứng và tử cung, giúp theo dõi và đánh giá các vấn đề liên quan đến sức khỏe hệ sinh sản.

Thực tế đáp án của câu hỏi “tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng là gì” là không có. Tương tự như siêu âm ổ bụng, kỹ thuật này cũng không dùng bức xạ và chị em phụ nữ có thể an tâm khi thực hiện. Hơn thế nữa so với siêu âm trên bụng, kỹ thuật này mang lại hình ảnh có độ chính xác cao hơn.

Tuy nhiên, khi siêu âm canh trứng bằng đầu dò âm đạo có thể gây khó chịu cho người bệnh. Đồng thời, để đưa đầu dò vào cơ thể cần bao các đầu dò chuyên dụng này lại bằng bao cao su. Với các bao cao su chứa nhiều chất dầu bôi trơn sẽ làm tích tụ dầu trong âm đạo và gây tác dụng diệt tinh trùng rất cao. Từ đó, khi siêu âm đầu dò âm đạo quá nhiều lần sẽ có tác dụng gần như là ngừa thai – phản lại mong đợi vốn có của các cặp vợ chồng đang có nhu cầu canh noãn.

Tìm hiểu thêm: Người bị u xơ tử cung có được ăn lạc không?

tác hại của siêu âm đầu do khi canh trứng Tác hại của siêu âm đầu dò nếu lạm dụng là gây “ngừa thai” do tích tụ dầu từ lớp bao cao su bao đầu dò

Trường hợp nào không nên siêu âm đầu dò canh trứng?

Bên cạnh việc hiểu rõ tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng là gì, bạn cũng lưu ý một số trường hợp không phù hợp để thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo. Những trường hợp này bao gồm:

  • Trẻ em và trẻ vị thành niên.
  • Phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục.
  • Người bị dị dạng bộ phận sinh dục.
  • Phụ nữ đang trong kỳ hành kinh hay đang bị viêm nhiễm phụ khoa cấp.

Nhìn chung, mặc dù siêu âm đầu dò khi canh trứng là kỹ thuật an toàn nhưng tốt hơn hết bạn nên đi thăm khám và thực hiện siêu âm canh trứng tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng 3

>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không? Tuổi thọ sử dụng bao nhiêu năm?

Không nên siêu âm đầu đò âm đạo khi đang bị viêm nhiễm phụ khoa hay đang hành kinh

Những điều cần biết khi siêu âm đầu dò canh trứng

Để siêu âm đầu dò mang lại hiệu quả tốt nhất, các chị em phụ nữ nên tham khảo một số lời khuyên sau đây:

Không sử dụng tampon trước và trong khi siêu âm đầu dò âm đạo. Nếu đang dùng tampon thì bạn cần tháo bỏ vật này trước khi siêu âm.

Tùy vào trường hợp mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn tiểu trước khi siêu âm đầu dò âm dò âm đạo hay không. Ví dụ như làm rỗng bàng quang sẽ giúp bác sĩ dễ kiểm tra buồng trứng và tử cung nhưng bàng quang căng đầy sẽ giúp quan sát cơ quan vùng chậu rõ hơn.

Tránh siêu âm khi đang đến kỳ hành kinh. Chỉ nên siêu âm đầu dò kinh nguyệt sau khi sạch kinh từ 3 – 5 ngày.

Lựa chọn trang phục thoải mái vì bạn sẽ cần thay lại váy của bệnh viện trước khi tiến hành siêu âm.

Hy vọng các thông tin trên đây đã có thể giúp bạn giải đáp được nỗi băn khoăn về tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng. Nhìn chung, siêu âm canh trứng là một phương pháp an toàn và cần thiết trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì không cần thiết, phí tiền mà thậm chí lại còn phản tác dụng, bạn nhé!

Vi Quỳnh

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *