Giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, có một số gia đình có đến 2 hay 3 người cùng mắc căn bệnh này. Do đó rất nhiều người thắc mắc không biết liệu bệnh trĩ có lây không?

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ được hình thành khi hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng hậu môn trực tràng bị sa giãn không hồi phục. Nguyên nhân khiến bệnh xảy ra thường do sự gây tăng áp lực ở khu vực trực tràng, hậu môn như ngồi nhiều, ít vận động, táo bón, tiêu chảy mãn tính, béo phì hay thường xuyên nhịn đại tiện.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ? Bệnh trĩ có lây không? Nguyên nhân gây bệnh trĩ? Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ được hình thành như thế nào?

Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến trong các bệnh lý về trực tràng, hậu môn, trong đó ở nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Bệnh trĩ được phân thành 4 loại là trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ vòng và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội và trĩ ngoại là 2 bệnh trĩ thường hay gặp nhất. Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường do 2 nhóm yếu tố là từ bên trong hay do bên ngoài tác động gây ra.

Yếu tố gây bệnh trĩ từ bên trong

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ từ bên trong là do các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị trùng nhão, thoái hóa và giãn nở quá mức, theo thời gian sẽ hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ này sẽ dần phát triển và lòi ra bên ngoài hậu môn tạo thành sa búi trĩ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên ngoài

Bệnh trĩ có thể được hình thành do các thói quen, lối sống sinh hoạt không khoa học tác động như:

  • Thói quen nhịn đại tiện một cách thường xuyên, khi phát hiện mình bị táo bón nhưng không thay đổi, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt.
  • Chế độ ăn uống chứa ít hàm lượng chất xơ, ăn ít rau xanh, củ, quả khiến hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Lâu dần sẽ gây ra bệnh táo bón, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
  • Do công việc nên phải ngồi quá nhiều, đứng lâu trong thời gian dài hay lao động chân tay quá sức thường xuyên.
  • Áp lực công việc, stress, mệt mỏi kéo dài cũng là yếu tố góp phần gây nên bệnh trĩ.
  • Uống ít nước, sử dụng bia rượu, các chất kích thích khiến cơ thể bị nóng gây tình trạng bệnh nặng hơn, trong đồng thời gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Bệnh trĩ thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và sau kỳ sinh nở. Nguyên nhân là do khi mang thai, người phụ nữ phải chịu sự chèn ép quá lớn từ thai nhi, dẫn đến dễ bị dấu hiệu táo bón và gây áp lực đến hậu môn, làm các tĩnh mạch dễ bị giãn quá mức.

Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng tinh dầu hiệu quả không phải ai cũng biết

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và sau kỳ sinh nở Bệnh trĩ thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và sau kỳ sinh nở

Bệnh trĩ có lây không?

Vậy bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ là bệnh phổ biến tuy nhiên không có tính lây truyền. Bệnh được hình thành bởi nguyên nhân đã được đề cập ở trên nhưng chủ yếu là thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh hoặc do tuổi tác và hay phụ nữ ở thời kỳ sinh nở nên không có tính lây lan.

Trong cùng một gia đình có nhiều người bị trĩ là do có thói quen sinh hoạt và chế độ ăn hàng ngày giống nhau nên mới có chung một bệnh lý là bệnh trĩ. Vì vậy, đối với thắc mắc bệnh trĩ có lây không, câu trả lời sẽ là không. Để phòng tránh bệnh, bạn nên chú ý về thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như tránh các đồ ăn cay nóng, bia rượu.

Bệnh trĩ có thể di truyền hay không?

Ngoài băn khoăn bệnh trĩ có lây không, căn bệnh này có di truyền hay không cũng là thắc mắc của một số người. Tùy thuộc vào các bệnh lý đi kèm của người bệnh sẽ quyết định đến yếu tố bệnh trĩ có di truyền hay không, cụ thể như sau:

  • Đối với những người mắc bệnh trĩ chưa từng mắc bệnh lý mất van tĩnh mạch thì bệnh trĩ sẽ không di truyền cho thế hệ sau. Và việc chữa trị trĩ sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và giúp bệnh mau khỏi hơn, dễ dàng chữa trị và giúp giảm thời gian, chi phí chữa bệnh.
  • Tuy nhiên ở những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh lý mất van tĩnh mạch thì nguy cơ di truyền bệnh trĩ sang các đời sau sẽ cao hơn do bệnh mất van tĩnh mạch có tính di truyền. Do đó, khi đi thăm khám bệnh trĩ, người bệnh cần liệt kê hết các triệu chứng của bệnh và các bệnh lý đi kèm để bác sĩ chuyên khoa nắm bắt được tình hình sức khỏe, từ đó có hướng tư vấn chữa trị trĩ phù hợp.

Bệnh trĩ có chữa khỏi được không?

Trĩ là căn bệnh có thể chữa trị được và tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn khá cao khi người bệnh đang ở giai đoạn bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 và 2. Nguyên nhân là do tại thời điểm này bệnh khá là nhẹ, kích thước búi trĩ còn nhỏ nên có thể sử dụng các bài thuốc dân gian hay các loại thuốc tây y dạng uống kết hợp với dạng bôi để làm teo rụng búi trĩ. Vì là trĩ nhẹ nên sau khi chữa khỏi bệnh, nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hợp lý thì khả năng tái phát là rất thấp.

Người bị trĩ ở giai đoạn cấp độ 1 và 2 có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị trĩ

>>>>>Xem thêm: Khử thâm môi xong có được đánh son không? Khi nào được đánh son lại?

Người bị trĩ ở giai đoạn cấp độ 1 và 2 có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị trĩ

Tuy nhiên, khi bệnh trĩ ở giai đoạn nặng hơn là cấp độ 3 và 4, bệnh vẫn có thể được chữa trị nhưng việc chữa trị sẽ phức tạp hơn bởi ở bệnh trĩ đã chuyển nặng, kích thước búi trĩ lớn và sa hẳn ra ngoài nên sau khi chữa trị, bệnh sẽ có tỷ lệ tái phát cao hơn so với giai đoạn đầu.

Trĩ cấp độ 3 có thể điều trị bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi trĩ nhưng người bệnh cần kiên trì để thấy được hiệu quả. Còn đối với trĩ cấp độ 4, lúc này bệnh đã chuyển nặng nên có thể bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất phương án phẫu thuật cắt trĩ.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh trĩ có lây không. Bệnh trĩ được hình thành chủ yếu từ thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động hay bị táo bón kéo dài mà không tìm cách khắc phục. Vì vậy, để tránh mắc bệnh này, bạn nên bổ sung nhiều rau, củ, quả và bữa ăn hằng ngày, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hay rượu bia, đặc biệt cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *