Giải đáp thắc mắc: Lấy ráy tai chảy máu có sao không?

Lấy ráy tai chảy máu có sao không và nên điều trị chảy máu tai như thế nào là vấn đề thắc mắc của không ít người. Việc nhận thức được vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Lấy ráy tai chảy máu có sao không?

Để được giải đáp về vấn đề “Lấy ráy tai chảy máu có sao không?”, bạn hãy theo dõi phần nội dung ở bài viết sau.

Cấu tạo của tai

Cấu tạo của tai gồm có 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai được chia ra làm 2 phần đó là phần ống tai sụn ở bên ngoài và ống tai xương ở bên trong. Phần ống tai sụn ở bên ngoài thường bao gồm các lông và tuyến lông, trong đó tuyến tạo ráy thực hiện nhiệm vụ là ngăn cản và đẩy phần chất dơ ra bên ngoài. Phần còn lại của màng nhĩ lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế nghe và giúp cho cơ thể được giữ thăng bằng.

giai-dap-thac-mac-lay-ray-tai-chay-mau-co-sao-khong1 Cấu tạo của tai

Lấy ráy tai chảy máu có sao không?

Nếu như nguyên nhân dẫn đến chảy máu tai là do sử dụng vật cứng để ngoáy tai thì thường sẽ có triệu chứng đau nhẹ tại vùng bị thương tổn. Bạn nên cảnh giác và phải cẩn thận khi dùng những vật nhọn để ngoáy tai. Bạn tuyệt đối không nên tự ý ngoáy tai hoặc lấy ráy tai bằng những dụng cụ làm từ kim loại.

Nếu như bạn bị thủng màng nhĩ một cách đột ngột thì dấu hiệu đầu tiên đó là tai bị đau nhói, chảy máu tai, ù tai, buồn nôn, chóng mặt và có thể gây ra tình trạng mất thính lực (điếc tai).

Nếu như chỉ là rách màng nhĩ do các dị vật trong tai thì bạn sẽ có thể bị điếc nhẹ và khiến cho khả năng nghe bị suy giảm. Nếu như tổn thương sâu đến tai trong thì mức độ điếc sẽ trở nên nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu Clitoris là gì? Cấu tạo, chức năng và biện pháp chăm sóc Clitoris tốt nhất

giai-dap-thac-mac-lay-ray-tai-chay-mau-co-sao-khong2 Bạn có thể bị điếc nhẹ khi bị rách màng nhĩ do lấy dị vật

Thủng màng nhĩ có thể không cần phải thực hiện điều trị bởi màng nhĩ thường sẽ tự lành trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, chỉ với điều kiện là tai được giữ khô và không bị các loại vi khuẩn tấn công.

Nếu như cảm thấy khó chịu, tai bị đau nhức hay có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Điều trị chảy máu tai như thế nào?

Một số cách được sử dụng để điều trị chảy máu tai mà bạn có thể áp dụng đó là:

  • Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh có thể loại bỏ tình trạng nhiễm trùng. Mặc dù vậy, không phải bất cứ loại nhiễm trùng nào cũng có thể đáp ứng được với kháng sinh. Việc điều trị bằng kháng sinh sẽ không mang đến hiệu quả cao đối với các trường hợp bị nhiễm virus.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm cảm giác châm chích và khó chịu do nhiễm trùng và tổn thương gây ra…
  • Chườm ấm: Bạn nhúng khăn mặt với nước ấm hoặc nước nóng rồi đặt khăn lên khu vực tai bị đau nhức, bạn cần tránh để nước đi vào trong lỗ tai. Lượng nhiệt từ quá trình chườm ấm sẽ giúp cơn đau được thuyên giảm và bớt đi cảm giác khó chịu.
  • Thực hiện việc theo dõi sát sao: Trong những ngày tai bị chảy máu, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn báo cáo lại bất cứ điều gì dẫn đến sự thay đổi nếu xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ quyết định bạn có nên được thực hiện thêm phương pháp điều trị nào không.
  • Bảo vệ tai: Khi lấy ráy tai chảy máu, bạn nên dùng các nút hoặc miếng để bảo vệ tai, ngăn cản không cho chất bẩn và nước đi vào trong tai.

giai-dap-thac-mac-lay-ray-tai-chay-mau-co-sao-khong3

>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho kinh nguyệt? Những thực phẩm giúp kinh nguyệt ra đều

Lấy ráy tai chảy máu có sao không?

Phòng ngừa chảy máu tai do lấy ráy tai ra sao?

Để phòng ngừa bị chảy máu khi lấy ráy tai, bệnh nhân nên đến các bệnh viện để được lấy ráy tai đúng cách. Tùy thuộc vào cấu tạo của ống tai ngoài và mức độ khô cứng của ráy tai mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Có những trường hợp khi cục ráy bị rắn lại, bác sĩ sẽ dùng thuốc để làm mềm.

Muốn tránh tình trạng nghe không rõ, người bị hẹp ống tai ngoài nên thực hiện việc vệ sinh tai đúng cách và không sử dụng chung dụng cụ ngoáy tai. Đối với những người có sức khỏe bình thường thì nên hạn chế lấy ráy tai. Nếu như có lấy ráy thì mỗi người cần phải sắm riêng cho mình một bộ ngoáy tai. Sau khi sử dụng xong, bộ ngoáy tai này cần phải ngâm ngay vào dung dịch sát cồn y tế và chỉ nên lấy ra khi có nhu cầu vệ sinh tai.

Lấy ráy tai chảy máu có sao không? Vấn đề này đã được giải đáp cụ thể thông qua phần trên bài viết. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị chảy máu tai, tốt nhất bạn nên thực hiện việc lấy ráy tại các cơ sở y tế có uy tín để kết quả được đảm bảo tốt nhất nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *