Giải đáp thắc mắc: Uống hà thủ ô có nóng không?

Tính vị ảnh hưởng rất lớn đến công dụng và người được phép sử dụng hà thủ ô. Vậy người bệnh uống hà thủ ô có nóng không? Khi dùng hà thủ ô cần lưu ý những gì?

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Uống hà thủ ô có nóng không?

Uống hà thủ ô có nóng không là băn khoăn của nhiều người khi quyết định sử dụng phương thuốc này.

Bởi nếu nóng thì hà thủ ô sẽ rất tốt cho những người thể hàn nhưng đối với người thể nhiệt thì cần phải kết hợp với các thảo dược khác nhau cũng như cần thận trọng khi sử dụng.

Uống hà thủ ô có nóng không là băn khoăn của nhiều người khi sử dụng phương thuốc này để điều trị bệnh Uống hà thủ ô có nóng không là băn khoăn của nhiều người

Tác dụng của hà thủ ô

Hà thủ đô đã được nhiều người ưa chuộng vì giúp làm trẻ hóa, săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu.

Ngoài ra, hà thủ ô còn có công dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ thường xuyên, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch.

Đặc biệt, hà thủ đô có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu, giảm đau nhức bắp thịt.

Hơn thế nữa, hà thủ ô còn có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.

Tìm hiểu tính chất của hà thủ ô để kết luận vị thuốc này có nóng không?

Y học cổ truyền điều trị bệnh dựa trên nguyên lý âm dương và tứ khí cũng hình thành từ âm dương. Trong tứ khí, hà thủ ô là vị thuốc tính ôn. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn hà thủ ô có nóng không thì xin trả lời là có.

Tuy nhiên, hà thủ ô thuộc nhóm thảo dược nóng nhưng ít nóng hơn các vị thuốc tính nhiệt như phụ tử, đại hồi, đinh hương…

Vì hà thủ ô có tính nóng nên nó rất hữu ích với các bệnh lý có triệu chứng âm, thích hợp với những người thuộc thể hàn, cơ thể thường xuyên rét lạnh. Vị thuốc này cũng rất thích hợp để dùng trong mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp thì lúc này cơ thể con người rất dễ mắc bệnh do nhiễm lạnh.

Những lưu ý quan trọng khi dùng hà thủ ô

Dựa vào tính chất của hà thủ ô, chúng ta đã có thể giải đáp được thắc mắc uống hà thủ ô có nóng không. Đây là vị thuốc thuộc nhóm thảo dược nóng, với một số đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng nên nếu bạn dùng hà thủ ô thì cần lưu ý những điều dưới đây để tránh gặp phải một số trường hợp không mong muốn.

Liều dùng hà thủ ô

Hà thủ ô tươi có liều dùng từ 12 đến 60g. Trong khi đó, 9 đến 15g là liều lượng hà thủ ô khô hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không có liều lượng chính xác cho tất cả bệnh nhân.

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà liều dùng hà thủ ô sẽ khác nhau. Do đó, nếu bạn chưa biết dùng hà thủ ô với liều lượng như thế nào thì nên trao đổi với bác sĩ để có liều dùng phù hợp nhất.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường có nguy hiểm không?

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà liều dùng hà thủ ô sẽ khác nhau Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà liều dùng hà thủ ô sẽ khác nhau

Hà thủ ô không phù hợp để sử dụng cho phụ nữ có thai

Phòng ngừa lão hóa da, gìn giữ nét xuân là công dụng quan trọng khiến chị em phụ nữ ưa chuộng vị thuốc này. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai thì không nên tùy tiện dùng hà thủ ô, cho dù chỉ dùng dầu gội hà thủ ô thì cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn trước khí sử dụng.

Một nghiên cứu về hà thủ ô đã chỉ ra rằng vị thuốc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phôi thai. Dù nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên chuột nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ, đặc biệt đối tượng lại là phụ nữ có thai đang trong thời kỳ nhạy cảm.

Những người đang bị tiêu chảy không nên dùng hà thủ ô đỏ còn tươi

Theo các bác sĩ y học cổ truyền thì nên sử dụng hà thủ ô bào chế cho người muốn bổ máu và dùng hà thủ ô sống cho người muốn nhuận tràng, thông tiện, giảm táo bón. Đặc biệt, người đang gặp tình trạng tiêu chảy tuyệt đối không được sử sụng hà thủ ô đỏ khi còn sống.

Hà thủ ô là loại thảo dược có tính ôn, có thể hạn chế các triệu chứng âm như tiêu chảy nhưng trong hà thủ ô lại có nhiều thành phần có thể kích thích nhu động ruột, tạo khả năng nhuận tràng mạnh. Vì vậy, nếu bạn đang bị tiêu chảy mà dùng hà thủ ô còn tươi sống thì sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Bệnh nhân bị tiêu chảy dùng hà thủ ô còn tươi sống thì sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm HPV ở nam giới và những thông tin cần biết

Bệnh nhân bị tiêu chảy dùng hà thủ ô còn tươi sống thì sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn

Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng hà thủ ô

Trong quá trình sử dụng hà thủ ô bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy khi sử dụng thời gian dài. Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện các phản ứng mẫn cảm trong thời gian dùng thuốc.

Không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ kể trên còn có các tác dụng phụ của hà thủ ô khác không được đề cập. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường trong thời gian dùng hà thủ ô thì bạn hãy tạm ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ngay ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ để kịp thời được tư vấn và điều trị nhé.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin đầy đủ về hà thủ ô để giúp bạn trả lời cho câu hỏi uống hà thủ ô có nóng không cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ không còn cảm giác nóng trong người nếu bạn kết hợp sử dụng hà thủ ô với các loại thảo dược lành tính khác, điều này còn giúp tăng tác dụng, chất lượng và đạt hiệu quả chữa bệnh cao hơn.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *