Suy giãn tĩnh mạch tay là một loại bệnh lý ít gặp. Nó thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhưng khi xuất hiện các biến chứng của bệnh thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Bạn đang đọc: Giãn tĩnh mạch tay là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng tránh
Để làm rõ loại bệnh này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu suy giãn tĩnh mạch là gì? Chúng có nguyên nhân, biểu hiện và biến chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng tránh tình trạng này ra sao? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây nhé.
Contents
Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay và biểu hiện đi kèm
Suy giãn tĩnh mạch tay (phình mạch máu ở tay) là hiện tượng các tĩnh mạch tay bị suy yếu và giãn ra với kích thước lớn hơn so với mức độ bình thường. Điều này làm cho khả năng đẩy máu về tim của tĩnh mạch giảm xuống khá nhiều.
Dấu hiệu thường gặp nhất của suy giãn tĩnh mạch tay đó là những đường gân nổi lên một cách ngoằn ngoèo ở ngay dưới da tay, đặc biệt là ở mu bàn tay, phần cổ tay trở xuống. Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra ở chân hoặc hậu môn.
Thông thường, bệnh giãn tĩnh mạch tay không có biểu hiện rõ rệt, người bệnh chỉ thấy căng tức, khó chịu tại các vùng tĩnh mạch bị giãn và hầu như không xuất hiện cảm giác tê hoặc nặng nề như suy giãn vùng tĩnh mạch. Bởi vậy mà có nhiều người chủ quan, chỉ khi bệnh trở nặng, gây ra biến chứng thì mới đi khám và phát hiện ra.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển phức tạp hơn. Các mạch máu ở tay thường sưng to và có màu xanh nổi phồng lên, nhất là mu bàn tay. Người bệnh có thể dễ dàng nhận ra cả về hình dáng cũng như màu sắc của chúng. Hơn nữa giãn tĩnh mạch còn xuất hiện ở chân hoặc hậu môn.
Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch tay có nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
- Tuổi tác cao là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi tuổi càng cao thì các van ở tĩnh mạch càng bị suy yếu khiến máu lưu thông từ tĩnh mạch về tim khó khăn hơn, thành tĩnh mạch dày hơn cũng dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch tay.
- Nhiệt độ môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của cơ thể con người. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ khiến máu bơm đến các mao mạch gần da một cách nhanh chóng, nhằm làm mát cơ thể. Điều này làm cho các tĩnh mạch bị giãn ra.
- Tập luyện, lao động quá sức hoặc thường xuyên mang vác nặng, khiến cho cách tĩnh mạch tay bị chịu nhiều áp lực lớn, dẫn đến hiện tượng giãn tĩnh mạch tay.
- Thói quen ngủ đè lên tay khi ngủ cũng có thể dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch tay do máu không được lưu thông đủ tại đây.
- Phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh do có sự thay đổi nội tiết tố có thể làm cho thành mạch kém bền vững hơn.
- Chế độ ăn uống hàng ngày không đủ chất chất dinh dưỡng như thiếu chất xơ, vitamin C, vitamin E, nước cũng ảnh hưởng đến tĩnh mạch.
- Gia đình đã từng có người mắc suy giãn tĩnh mạch tay thì có nguy cơ cao gặp tình trạng này.
Nếu không phát hiện sớm thì suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra một số biến chứng như sau:
- Gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc các rối loạn tự miễn.
- Gây ra tắc nghẽn ở mạch máu do sự hình thành và phát triển của các khối máu đông ự. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng tai biến, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, não… có thể đe dọa trực tiếp đến mạng sống con người.
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay
Để có cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay phù hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nhưng mục đích chữa trị tình trạng này đó là về vấn đề thẩm mỹ. Sau đây là một số cách chữa trị phổ biến, cụ thể:
- Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh với một số loại thuốc có tác dụng tăng cường sức bền của thành mạch, giúp làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Cắt bỏ tĩnh mạch: Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nhằm loại bỏ các phần tĩnh mạch đã bị suy giãn.
- Dùng liệu pháp laser: Đây là phương pháp sẽ dùng nhiệt lượng của tia laser được tạo ra từ các thiết bị chuyên dụng để đốt bỏ đi các phần tĩnh mạch bị suy giãn.
- Tiêm xơ cứng: Giúp bệnh nhân loại bỏ được dòng máu chảy ngược gây ra giãn thành tĩnh mạch. Khi đó các tĩnh mạch do có sự kích thích của thuốc xơ cứng mà xuất hiện phản ứng viêm và dính lại với nhau.
- Phương pháp tuốt bỏ và nối tĩnh mạch: Chỉ áp dụng đối với các trường hợp các tĩnh mạch lớn bị giãn. Việc tuốt bỏ các tĩnh mạch không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, bởi vì các tĩnh mạch khác sẽ thay thế và thực hiện chức năng của tĩnh mạch bị tuốt bỏ. Hơn nữa, phương pháp này có thể sử dụng với y khoa để tạo lực co bóp và hỗ trợ mạch máu ở tay, để chống lại áp lực dòng chảy của máu tác động lên thành mạch.
Tìm hiểu thêm: Nên ăn và kiêng gì khi có nấm candida ở khoang miệng?
Đối với người bị giãn tĩnh mạch tay bị biến chứng thì sẽ điều trị bằng cách:
- Biến chứng viêm tĩnh mạch bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm cùng với việc chườm ấm để giảm viêm.
- Đối với trường hợp có huyết khối đã hình thành, sẽ dùng thuốc giảm đau, chườm ấm hoặc dùng thuốc chống đông máu.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng kết hợp với các loại thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị, như sử dụng kem bôi với tình trạng suy giãn xuất hiện tại các tĩnh mạch nằm gần da.
Cách phòng tránh giãn tĩnh mạch tay
Để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch tay, mọi người cần lưu ý một số điều như sau:
- Hãy tập luyện với mức độ hợp lý. Để tránh gây mất cân bằng cơ thể, hãy tập luyện toàn thân thể thay vì chỉ tập chuyên tâm vào một bộ phận cơ thể.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt như khi đi ngủ không đè lên tay, hạn chế mặc những loại quần áo quá bó sát hoặc quá chật…
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ, vitamin C, vitamin E, hạn chế ăn các đồ chiên rán và không để cơ thể bị mất nước.
- Hãy đi khám sức khỏe định kỳ để nhận biết bệnh nếu có.
>>>>>Xem thêm: Ù tai giảm thính lực là bệnh gì?
Giãn tĩnh mạch tay tuy không phải là một loại bệnh hay gặp, nhưng mọi người không nên chủ quan. Bởi nó không chỉ nó gây mất thẩm mỹ mà các biến chứng nguy hiểm của bệnh, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Hãy truy cập vào trang web Kenshin để có những thông tin về các vấn đề sức khoẻ nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể