Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ lâu, hà thủ ô đỏ đã nổi tiếng là vị thuốc quý được người xưa sử dụng để điều trị bệnh. Vậy hà thủ ô đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe và cách dùng ra sao. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn một số thông tin về vị thuốc này.

Bạn đang đọc: Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Hà thủ ô được chia làm hai loại chính là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ được sử dụng phổ biến hơn cả. Theo đông y, hà thủ ô đỏ có vị chát, đắng, ngọt, tính hơi ấm nên bên cạnh công dụng làm đen tóc, hà thủ ô đỏ còn giúp bổ máu, an thần, nhuận tràng…

Hà thủ ô đỏ được sử dụng phổ biến với công dụng làm đen tóc, bổ máu, an thần, nhuận tràng Hà thủ ô đỏ được sử dụng phổ biến với công dụng làm đen tóc, bổ máu, an thần, nhuận tràng

Hà thủ ô đỏ là gì?

Cây hà thủ ô đỏ thuộc loại dây leo, rễ phình to thành củ có màu đỏ. Lá cây hình tim, có đầu nhọn. Hoa hà thủ ô nhỏ, có màu trắng, mọc thành nhiều chùm nhánh ở đầu cành hoặc nách lá. Loại cây này có thể thu hoạch quanh năm, tốt nhất là vào cuối năm rơi vào tháng 11 hay 12. Cây được đào để lấy rễ củ, sau đó làm sạch, có thể phơi khô, sấy khô hay sơ chế khác trước khi sử dụng.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?

Theo kết quả nghiên cứu, cây hà thủ ô đỏ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như tóc bạc sớm, rụng tóc, bệnh về thần kinh, huyết áp cao hay yếu sinh lý ở nam giới.

Chữa bệnh bạc tóc, rụng tóc

Tóc rụng hay bạc sớm là dấu hiệu báo hiệu sự lão hóa của cơ thể. Nguyên nhân ngoài tuổi tác, chế độ ăn uống không khoa học hoặc thiếu chất sẽ làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các sản phẩm hóa học để chăm sóc tóc, thức khuya nhiều, rối loạn tuyến giáp và tuyến yên, căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ khiến tóc bạc và rụng nhanh hơn. Sử dụng hà thủ ô đỏ sẽ giúp bổ máu, can thận, dưỡng huyết tư âm, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng bạc tóc rụng hay bạc sớm.

Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Bệnh cao huyết áp hoặc tăng xông, là bệnh lý xảy ra khi huyết áp của một người duy trì ở mức cao hơn bình thường một cách liên tục. Người bị cao huyết áp thường có các triệu chứng như đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng, thở nông, mất ngủ, buồn nôn, ói mửa, chảy máu mũi, tiểu máu, mặt đỏ, đau ngực, khó thở. Sử dụng hà thủ ô đỏ sẽ giúp ổn định huyết áp, nhờ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp như đột quỵ, suy thận, suy tim, phình động mạch, xuất huyết võng mạc.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh giúp các mẹ bỉm

Sử dụng hà thủ ô đỏ giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp Sử dụng hà thủ ô đỏ giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp

Trị các bệnh về thần kinh

Bệnh thần kinh xảy ra khi hệ thống dây thần kinh tổn thương. Người bệnh thường có các triệu chứng như tiết quá nhiều hay quá ít mồ hôi, khô mắt và miệng, cảm giác lâng lâng, táo bón, rối loạn chức năng tình dục, bàng quang. Trong hà thủ ô đỏ có chứa hoạt chất Lecithin có tác dụng giúp cho hệ thần kinh được hoạt động trở nên bình thường, cải thiện tình trạng mất trí nhớ, mất ngủ đau đầu, suy nhược thần kinh, bảo vệ tế bào não.

Trị yếu sinh lý nam giới

Yếu sinh lý ở nam bao gồm các triệu chứng như xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và vấn đề tâm lý của nam giới như mặc cảm, tự ti.

Trong thành phần của hà thủ ô đỏ có chứa các hoạt chất như rhaponticin, dẫn chất anthraquinon tự do, chuysophanol, 2,3,5,4’tetrahydroxystibene-2-o-β-D-glucoside, tannin, dẫn chất anthraquinon có tác dụng kiểm soát khả năng cương cứng của dương vật, bổ thận, từ đó giúp cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới.

Một số bài thuốc với hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô khi thường được kết hợp với các vị thuốc khác để tạo thành những bài thuốc đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Bài thuốc giúp bổ máu

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 2 kg Hà Thủ ô tươi hoặc khô cùng 1,5 kg đậu đen. Sau đó, cho đậu đen và nồi với khoảng 2 lít nước rồi ninh nhừ. Tiếp đến, cho hà thủ ô đỏ vào ninh cùng, ninh trong vòng 1 ngày, khi hết nước thì đổ thêm vào. Ninh đến khi hà thủ ô đặc thì đem phơi khô và nghiền thành bột để dùng dần. Mỗi ngày sử dụng khoảng 3 thìa cà phê, dùng kiên trì trong vòng từ 5 đến 6 tháng để thấy hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc tăng cường chức năng sinh lý nam, chữa chứng tinh trùng bị yếu, loãng

Cần chuẩn bị khoảng 15 đến 20 gam hà thủ ô đỏ khô, sau đó rửa sạch cho vào ấm sắc trong khoảng 1 giờ. Khi dùng chắt lấy nước uống, nên uống lúc còn nóng và uống 2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc chữa tóc bạc sớm

Bạn sao vàng lần lượt các nguyên liệu bao gồm 200g hà thủ ô khô, 200g đậu đen khô, 20 hạt bạch quả khô,150g vừng đen khô rồi trộn lẫn và tán thành bột. Mỗi ngày nên sử dụng khoảng 30g, ngày 2 lần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng hà thủ ô đỏ để sắc lấy nước uống hàng ngày hoặc có thể sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác như thục địa, ngưu tất, kỷ tử để giúp cải thiện tình trạng bạc tóc sớm.

Sử dụng hà thủ ô đỏ sắc lấy nước uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác sẽ giúp cải thiện tình trạng bạc tóc sớm

>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế: Tham khảo nay nếu có bệnh thận!

Sử dụng hà thủ ô đỏ sắc lấy nước uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác sẽ giúp cải thiện tình trạng bạc tóc sớm

Hà thủ ô đỏ giá bao nhiêu?

Hà thủ ô đỏ được bán trên thị trường với nhiều giá khác nhau, phụ thuộc vào kích thước của củ:

  • Hà thủ ô đỏ tươi loại dưới 1,5kg mỗi củ sẽ có giá một kg trong khoảng 150.000 đến 190.000 đồng.
  • Hà thủ ô đỏ tươi, mỗi củ có khối lượng từ trên 1,5 kg đến dưới 3kg sẽ có giá khoảng 250.000 đồng một kg
  • Hà thủ ô đỏ tươi mỗi củ trên 3kg, mỗi kg sẽ có giá khoảng 300.000 đồng.

Hà thủ ô đỏ là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cũng như cách dùng ra sao. Tuy nhiên, khi sử dụng thảo dược này bạn cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định và không nên dùng khi bụng đói vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *