Hạch ở cổ trẻ em chủ yếu xuất hiện do nhiễm khuẩn, virus. Do vậy, khi sờ vào hạch thường mềm, có kích thước nhỏ, lành tính và phát triển chậm. Chúng sẽ trở lại như trạng thái ban đầu sau 2 – 4 tuần, chứ không biến mất hoàn toàn.
Bạn đang đọc: Hạch ở cổ trẻ em là bệnh gì? Nổi hạch ở cổ trẻ có nguy hiểm hay không?
Hệ thống hạch là một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Vì thế khi trẻ đang chống lại nhiễm trùng, bị dị ứng hoặc chấn thương thì có thế xuất hiện hạch ở cổ trẻ em. Vậy nổi hạch ở cổ trẻ em có nguy hiểm hay không? Mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long tìm hiểu vấn đề này thông qua bà viết dưới đây nhé.
Contents
Hạch là gì và nằm ở đâu?
Hạch còn được gọi là hạch bạch huyết hoặc hạch lympho, là một bộ phận trong hệ bạch huyết của cơ thể con người. Trong đó, hệ bạch huyết bao gồm mạch bạch huyết, dịch bạch huyết, tuyến ức, amidan, lá lách và hạch lympho. Theo nghiên cứu, ở cơ thể người có hơn 600 hạch bạch huyết, trong đó một phần nằm ở dưới bề mặt da, còn lại sẽ nằm sâu ở khoang ngực và khoang bụng. Hạch đóng vai trò khá quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
Thực tế, các bậc phụ huynh có thể cảm nhận được hạch ở cổ trẻ khi bé khoẻ mạnh. Khi quan sát, nếu thấy hạch nhỏ hơn 1,2cm, không có dấu hiệu gì bất thường thì đây là hạch bình thường. Bé bị nổi hạch ở cổ có cả bên trái hoặc bên phải.
Hạch có thể sưng to với phản ứng của nhiều yếu tố khác như vết xước, bỏng, vết đứt hoặc bị côn trùng cắn.
Nguyên nhân gây ra nổi hạch ở cổ trẻ em
Hạch có thể nổi lên to do nhiễm trùng như là viêm hạch bạch huyết. Hạch nổi lên có thể liên quan đến eczema ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, bệnh ung thư hiếm khi gây nổi hạch ở trẻ. Hạch có thể nổi lên hơn 1 tháng nếu tình trạng nhiễm trùng hết.
Theo nghiên cứu, tình trạng nổi hạch ở cổ trẻ em thường do một số bệnh lý gây ra như:
Bé nổi hạch ở cổ do nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng có thể là do bệnh bạch hầu, sởi, dịch hạch thể hạch, xoắn khuẩn lepto, tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm… Các trường hợp này thường rất dễ dàng nhận biết nơi bị nhiễm trùng khi các bác sĩ khám tai mũi họng cho bé. Quan sát ở bên ngoài, các bậc phụ huynh cũng có thể nhìn thấy hạch như nhọt ở ngoài da, xuất hiện vết lở loét ở trong khoang miệng và lưỡi, bị viêm nướu răng, viêm họng hoặc bị áp xe nướu răng.
Bé bị nổi hạch ở cổ do nhiễm trùng được coi là bình thường khi hạch có đường kính nhỏ hơn 1cm. Hơn nữa, khi sờ nắn hạch di động qua lại mà không bị dính chặt với các mô xung quanh, chúng có bờ giới hạn rõ, không gây đau và có cảm giác mềm mềm khi sờ.
Với trường hợp này, trẻ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm từ 5 – 10 ngày.
Hạch ở cổ trẻ em là do bệnh lao
Bệnh lao ở đây có thể là lao phổi hoặc lao hạch. Đặc điểm nổi bật của nổi hạch do bệnh lao là không đau, chúng thường dính nhiều hạch thành từng chùm, có thời gian xuất hiện tương đối lâu. Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hạch có phải là do bệnh lao hay không, thì cách chẩn đoán hiệu quả nhất đó là sinh thiết hạch.
Bé bị nổi hạch ở cổ do ung thư
Các trường hợp ung thư có thể là ung thư hạch hoặc di căn từ bệnh khác vào hạch. Tính chất của hạch trong các trường hợp này rất khác so với các hạch nổi lên thông thường. Hạch có kích thước lớn hơn 1cm, hạch di chuyển kém do bị dính chặt với các mô xung quanh, không rõ ràng bờ giới, hoặc khi sờ vào thấy đau và khá cứng. Tuy nhiên nguyên nhân gây sưng hạch do ung thư thường hiếm gặp.
Thông thường, hạch xuất hiện ở da hoặc các vị trí ở tai mũi họng như khoang miệng, đầu cổ, lưỡi, họng, thanh quản, tai…Ngoài ra, có một số ít người bị nổi hạch do nhiễm siêu vi, dị ứng, tác dụng phụ của loại thuốc nào đó hoặc bị rối loạn miễn dịch…
Nổi hạch ở cổ trẻ em có nguy hiểm không?
Tình trạng nổi hạch hay sưng hạch xuất hiện khi cơ thể của trẻ đang chống lại tình trạng nhiễm trùng. Đa số bé bị nổi hạch ở cổ do viêm nhiễm đều là lành tính và phát triển chậm, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện hạch kèm theo các triệu chứng bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ của bé. Cụ thể là các triệu chứng như sau:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C;
- Hạch to nhanh sau nhiều giờ;
- Hạch sưng to, có kích thước lớn, căng bóng, gần vỡ…
- Vùng da chỗ hạch sưng đỏ và gây đau;
- Hạch sưng to ở cổ gây ra các biểu hiện như khó thở, khó nuốt, khống uống…
Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm hạch ở cổ và đang trong trạng thái sốt cao, hãy hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol đường uống hoặc nhét thuốc vào hậu môn với đúng liều lượng, để ngăn chặn trẻ bị co giật do sốt quá cao.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho nướu răng? Thực phẩm cần hạn chế nhằm bảo vệ răng miệng
Một số lưu ý khi nổi hạch ở cổ trẻ em
Khi phát hiện ra bé bị nổi hạch ở cổ, các bậc phụ huynh cần lưu ý chăm sóc bé đúng cách để bé nhanh chóng khỏi bệnh, nhất là nổi hạch do một số loại bệnh lý gây ra. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi hạch ở cổ, cụ thể:
Tuân thủ điều trị
Dù hạch ở cổ trẻ em có nổi lên với bất kỳ nguyên nhân nào, thì trẻ cần được uống thuốc và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi triệu chứng giảm bớt hoặc hết, hạch tự giới hạn và nhỏ lại. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, các bác sĩ khuyên các mẹ nên dùng bút vẽ lại kích thước của hạch để so sánh với những lần sau. Điều này rất thuận lợi cho việc theo dõi cũng như điều trị.
Chăm sóc trẻ đúng cách
Khi bị nổi hạch ở cổ, trẻ được khuyến cáo nên uống nhiều nước thì càng tốt. Ngoài ra, các mẹ có thể cho trẻ uống một số nước trái cây giàu vitamin để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ như nước ép cam, bưởi, dưa hấu… Cùng với đó hãy cho trẻ dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày, làm sạch niêm mạc họng.
>>>>>Xem thêm: Dị ứng mít: Cẩm nang người hay bị dị ứng cần nắm!
Không nên sờ, nắn, ép
Các bậc phụ huynh hãy dặn dò trẻ không nên chú ý quá nhiều đến cục hạch, càng không được sờ, nắn hoặc ép hạch. Bởi vì, điều này có thể tác động đến quá trình điều trị, hồi phục trở lại trạng thái bình thường của hạch.
Hạch ở cổ trẻ em là một tình trạng không quá nguy hiểm, tuy nhiên không vì thế mà các bậc phụ huynh có thế thể chủ quan khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường khi sưng hạch. Để chẩn đoán một cách chính xác, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể