Hiện tượng nổi hạch ở vú có thể khiến nhiều chị em lo lắng. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới hệ bạch huyết, làm tăng kích thước hạch. Hãy cùng Kenshin điểm qua một số căn nguyên thường gặp nhé!
Bạn đang đọc: Hạch ở vú do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không?
Sờ thấy hạch ở vú không phải là hiện tượng hiếm gặp, đặc biệt ở đối tượng nữ giới. Tình trạng hạch tăng kích thước có thể do căn nguyên lành tính như chấn thương, nhiễm trùng hoặc bướu sợi tuyến. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý ác tính như ung thư vú nguyên phát hoặc di căn cần chú ý.
Nguyên nhân gây nổi hạch ở vú
Nổi hạch ở vú thường là một biểu hiện do sự biến đổi bất thường trong mô vú, nguyên nhân chủ yếu là các khối u có sự hình thành đa dạng về hình thức và tính chất. Ngoài ra, các nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hạch ở vú bao gồm:
- Chấn thương, viêm nhiễm: Chấn thương hoặc nhiễm trùng vùng vú có thể gây tổn thương mô, đồng thời kích thích phản ứng miễn dịch, dẫn đến nổi hạch.
- Bướu sợi tuyến: Bướu sợi tuyến là sự tăng sinh bất thường của tế bào tuyến trong mô vú, đây cũng một trong những nguyên nhân phổ biến gây nổi hạch ở ngực nữ giới, đặc biệt ở phụ nữ dưới 30 tuổi.
- Thay đổi sợi bọc tuyến vú: Sự thay đổi này thường xảy ra do ảnh hưởng của thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể tạo ra những khối u tuyến ống.
- Bướu nhú trong ống dẫn sữa: Bướu nhú thường xuất hiện ở gần núm vú, gây ra các triệu chứng như chảy dịch ở núm vú.
- Bệnh lý ác tính: Các khối u ác tính thường là những khối cứng, không di động, thường không có hình dạng rõ ràng. Các khối u này có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của vú kèm cảm giác đau do chèn ép cấu trúc xung quanh, ngực nổi hạch.
Các khối u ác tính, đặc biệt là ung thư vú, là nguyên nhân cần đặc biệt chú ý gây nổi hạch ở vú. Sự phát hiện và chẩn đoán sớm các khối u này là yếu tố quan trọng để bắt đầu điều trị hiệu quả, tăng cơ hội phục hồi cho người bệnh.
Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở vú, việc thăm bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán là bước cần thiết để loại trừ hoặc xác định nguyên nhân bệnh lý, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Nổi hạch ở vú có nguy hiểm không?
Mặc dù có thể là các khối u lành tính nhưng triệu chứng nổi hạch ở vú cũng có khả năng là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư vú. Việc đánh giá cũng như hiểu rõ về các dấu hiệu cảnh báo giúp bảo vệ sức khỏe, đưa ra quyết định về việc thăm bác sĩ kịp thời khi cần thiết.
Mặc dù hơn một nửa các khối u ở vú là lành tính nhưng khoảng 20% là ác tính. Tỷ lệ này không thể bị bỏ qua khi có dấu hiệu nổi hạch ở vú, đặc biệt khi đi kèm với triệu chứng bất thường khác. Các khối u ở vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Do đó, không được chủ quan khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.
Những dấu hiệu như đau ngực, thay đổi vùng da khác biệt với da xung quanh, thay đổi về kích thước và hình dạng của vú cũng như chảy máu hoặc dịch từ núm vú là những tín hiệu cảnh báo quan trọng. Việc thăm bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác giúp đảm bảo rằng vấn đề được xác định, từ đó điều trị kịp thời.
Nếu có triệu chứng bất thường, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác để loại trừ hoặc xác định nguyên nhân của nổi hạch ở ngực. Chuyên gia y tế sẽ thực hiện các xét nghiệm kết hợp thăm dò hình ảnh chẩn đoán cần thiết để đưa ra quyết định về phương pháp điều trị.
Tìm hiểu thêm: Tẩy nốt ruồi bằng gừng có hiệu quả không? Mẹo tẩy nốt ruồi bằng gừng tại nhà
Phương pháp chẩn đoán ung thư vú
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, việc chẩn đoán sớm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và cải thiện tỷ lệ sống sót. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe của vú cũng như phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu của ung thư, cụ thể:
- Khám vú: Khám lâm sàng vùng vú nhằm kiểm tra cả 2 bên vú và phần nách để đánh giá tình trạng ngực nổi hạch cùng các vùng lân cận. Bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện sớm các dấu hiệu như thay đổi kích thước ngực một bên, chảy dịch hay tụ, lệch núm vú hoặc nghiêm trọng hơn là các triệu chứng gợi ý tình trạng ung thư vú di căn xa như đau đầu, đau xương, khó thở…
- Siêu âm vú: Siêu âm vú thông thường hoặc siêu âm 3D, siêu âm đàn hồi, siêu âm quét thể tích vú tự động có thể được sử dụng tùy thuộc vào từng trường hợp. Phương pháp này giúp tạo hình ảnh chi tiết về cấu trúc của vú, giúp phát hiện các khối u không thể nhận biết bằng cách khám vú trên lâm sàng, đồng thời quan sát tình trạng nổi hạch vú.
- Chụp nhũ ảnh (X-quang tuyến vú): Chụp nhũ ảnh là phương pháp sử dụng tia X để ghi hình ảnh tuyến vú, từ đó phát hiện sớm các bất thường nghi ngờ bệnh ung thư vú bao gồm tình trạng nổi hạch ở ngực. Đây là kỹ thuật được thực hiện đặc biệt cho phụ nữ trên 40 tuổi cũng như những người có các triệu chứng bất thường như sờ thấy khối u, da vú dày lên hoặc lõm vào.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI tuyến vú có thể được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt để tạo hình ảnh chi tiết về cấu trúc hạch ở ngực, mô vú. Phương pháp này thường được thực hiện khi cần xác định rõ hơn sau các phương pháp chẩn đoán khác.
- Xét nghiệm dịch từ núm vú: Xét nghiệm tế bào học dịch tiết ở núm vú hoặc dịch hút từ hạch tăng kích thước giúp xác định tế bào ung thư trong bệnh phẩm, hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán.
- Sinh thiết vú: Sinh thiết vú là phương pháp lấy một phần hoặc toàn bộ khối u vú để phân tích tế bào, cấu trúc mô vú dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác, là yếu tố quyết định liệu pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp trên cung cấp cơ sở chẩn đoán chính xác, giúp bác sĩ chuyên khoa xác định liệu pháp điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp. Việc thực hiện các biện pháp chẩn đoán sớm giúp tăng cơ hội điều trị thành công, cải thiện dự đoán cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Sữa cao năng lượng và những điều mẹ cần biết trước khi cho bé sử dụng
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin gửi tới quý độc giả thông tin về triệu chứng nổi hạch ở vú. Mong bạn đọc đã có được kiến thức bổ ích về nguyên nhân gây tăng kích thước hạch vùng vú. Trong các căn nguyên gây nổi hạch, cần đặc biệt chú ý tới nhóm bệnh lý ác tính, thăm khám bác sĩ kịp thời để có chẩn đoán bệnh chính xác.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể