Nấm ống tai ở trẻ em không còn là căn bệnh xa lạ gì. Các phụ huynh cần đặc biệt chú ý để kịp đưa con em đi điều trị nếu phát hiện các biểu hiện của bệnh đang xảy ra.
Bạn đang đọc: Hiểu về nấm ống tai ở trẻ em để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Căn bệnh nấm ống tai ở trẻ em thường không được phát hiện sớm bởi sự chủ quan của các phụ huynh. Bệnh nấm ống tai thường được xem là bệnh nhẹ, nhưng nếu để tình trạng bệnh nặng đi thì hậu quả mà sức khoẻ gặp phải là khôn lường. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và bỏ túi cho mình những biện pháp phòng tránh bổ ích bạn nhé.
Contents
Nấm ống tai là bệnh gì?
Nấm ống tai ở trẻ em là bệnh về tai thường gặp
Nấm ống tai là bệnh phổ biến do vi khuẩn nấm gây nên, chiếm 10% trong số bệnh nhân bị viêm ống tai. Đặc biệt trẻ em thường mắc căn bệnh này do các loại nấm tai rất ưa thích phát triển ở tai của bé. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc nấm ống tai ở trẻ:
- Cấu tạo đặc biệt từ tai của trẻ nhỏ: Ống tai ngoài nhỏ, có nhiều lông và dịch nhầy, tạo điều kiện để nấm tai phát triển.
- Khí hậu ẩm thấp: Sinh sống tại những môi trường ẩm, ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm gây ra bệnh.
- Ngoáy, lấy ráy tai không vệ sinh: Việc trẻ tự ý ngoáy tai hoặc các phụ huynh lấy ráy tai cho bé bằng dụng cụ dùng chung cho cả gia đình sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm ống tai cho trẻ.
- Thói quen đi bơi công cộng: Ngày nay, các phụ huynh hay khuyến khích cho bé đi học bơi. Tuy nhiên điều kiện nước ở bể bơi không đảm bảo làm bé dễ nhiễm nấm ống tai.
- Hệ miễn dịch kém: Các trẻ bị suy giảm miễn dịch hay mắc bệnh nấm ống tai. Bởi các vi khuẩn nấm sẽ dễ dàng tấn công vào những bộ phận nhạy cảm hơn khi thể trạng bé đang yếu.
Biểu hiện nấm ống tai ở trẻ em hay gặp
Tổn thương do nấm gây nên ở tai thường xảy ra ở ống tai ngoài hoặc vành tai. Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc nấm ống tai có thể kể đến như: Ngứa trong ống tai. Mức độ ngứa sẽ tăng dần làm bệnh nhân phải ngoáy liên tục nhưng càng ngoáy thì càng ngứa. Một hai ngày sau, cảm giác ngứa vơi đi nhưng bắt đầu cảm thấy đau. Đặc biệt khi trẻ nhai hoặc ngáp làm cơn đau cảm nhận rõ nét hơn.
Tìm hiểu thêm: Viêm tắc động mạch: Triệu chứng và phương pháp điều trị
Nấm ống tai thường gây ngứa khiến trẻ thích ngoáy taiNgoài ra nếu nấm ống tai ở trẻ nặng hơn sẽ khiến trẻ nghe kém đi. Bé cảm nhận được tiếng gió ù ù trong tai, thậm chí có dịch chảy ra ngoài cửa tai màu trắng, vàng hoặc nâu. Khi cố nhìn vào tai bé, trong tai sẽ có mảng màu xám, đen hoặc trắng. Quan sát kỹ hơn thì trên những mảng này có các sợi bào tử nấm mọc từng đám.
Cách chữa trị nấm ống tai ở trẻ em
Ngay khi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh nấm ống tai, phụ huynh phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý chữa trị theo kinh nghiệm dân gian hay bằng bất cứ hình thức nào mà không có ý kiến của bác sĩ. Cách chữa trị bệnh nấm ống tai phổ biến hiện nay là làm sạch tai và điều trị nội khoa nấm tai:
Làm sạch tai
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ lấy hết nấm trong ống tai và bôi thuốc diệt nấm vào ống tai để tiêu diệt sạch nấm. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà số lần làm sạch tai phải nhiều lần trong 2-3 tuần. Trong quá trình điều trị cần đảm bảo tai sạch và khô để thuốc chống nấm được cho vào phát huy hết tác dụng. Phụ huynh giữ gìn cho tai bé khô ráo, không để nước lọt vào khi đang mắc bệnh. Nếu bé đang học bơi, hãy tạm dừng việc học trong thời gian này. Tuyệt đối không ngoáy tai cho bé.
Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và dạng bôi kết hợp. Tùy theo từng loại nấm mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp nhất cho trẻ. Các thuốc thường được sử dụng để diệt nấm có thể kể đến như xanh-methylen 2%, cồn acid salicylic 3%, mỡ kháng nấm, thuốc bột acid boric. Các phụ huynh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cho bé uống thuốc hay bôi thuốc đúng theo chỉ định để trẻ nhanh chóng lành bệnh.
>>>>>Xem thêm: Từ 4 đến 1.600 nhà thuốc, dự kiến doanh thu năm 2023 sẽ đạt 15.000 tỷ đồng: Đâu là “đũa thần” của FPT Long Châu?
Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có các biểu hiện của bệnh nấm taiLưu ý về điều trị nấm ống tai
- Trong trường hợp bệnh nhẹ, được điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi trong vòng 2 tuần.
- Bệnh nấm ống tai thường phải điều trị dài ngày kết hợp dùng thuốc và vệ sinh tai đúng cách, nếu không bệnh rất dễ tái phát vì vi khuẩn nấm sống khá lâu và phát triển nhanh.
- Nên tìm đến cơ sở uy tín về tai mũi họng để đảm bảo trẻ được chữa trị hiệu quả, tránh gây ra tình trạng bệnh thêm nặng và gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa.
Cách phòng tránh bệnh nấm ống tai ở trẻ em
Chú ý vệ sinh tai sạch
Tắm hoặc dặn dò trẻ vệ sinh kỹ tai trong khi tắm. Không để nước bẩn vấy vào tai gây viêm nhiễm. Hạn chế để trẻ ngoáy tai hay lấy ráy tai. Nếu cần thì nên dùng bông ngoáy tai dùng một lần để đảm bảo vệ sinh. Tuyệt đối không dùng chung dụng cụ lấy ráy tai hay đi lấy ráy tai ở các tiệm gội đầu bên ngoài. Lau khô tai sau khi tắm.
Không lạm dụng kháng sinh
Khi lạm dụng kháng sinh sẽ tạo điều kiện cho các vi nấm sinh sôi nảy nở. Nếu cơ thể không bị nhiễm trùng thì không nên dùng tới thuốc kháng sinh. Đặc biệt việc nhỏ kháng sinh vào tai sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nấm ống tai.
Điều trị sớm ngay khi mới phát hiện bệnh
Các phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến con trẻ. Nếu trẻ than ngứa tai hay đau tai thì cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt nếu bạn cho con em đi bơi tại bể bơi công cộng hoặc trường lớp bé đang học có bể bơi thì cần quan sát bé kỹ càng về vấn đề vệ sinh tai.
Nấm ống tai ở trẻ em có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tuyệt đối không được chủ quan về tình trạng bệnh này. Hãy đảm bảo thực hiện tốt các cách phòng tránh như chia sẻ trên để bệnh nấm tai không bao giờ “ghé thăm” con của bạn.
Bảo Thanh
Nguồn: Tổng Hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể