Ho gà vào ban đêm và một số điều cần biết

Thường ho vào ban đêm là mọi người lo lắng vì cảnh báo dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó có bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ho gà cũng là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vậy cùng tìm hiểu ho gà vào ban đêm và một số điều cần biết nhé.

Bạn đang đọc: Ho gà vào ban đêm và một số điều cần biết

Ho về đêm không chỉ gây mất ngủ, khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn hệ lụy liên quan đến sức khỏe. Thông thường, ho về đêm cảnh báo nhiều bệnh quan trọng nên được thăm khám và điều trị sớm, trong đó có những bệnh về đường hô hấp. Ho gà cũng là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, do đó, cùng tìm hiểu ho gà vào ban đêm và một số điều cần biết trong bài viết này nhé.

Ho gà vào ban đêm

Bệnh ho gà có tên tiếng anh là Whooping Cough. Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella Pertussis, khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp gây bệnh. Những vi khuẩn này khi vào đường hô hấp, chúng bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên, sau đó chúng giải phóng độc tố rồi tấn công hệ hô hấp và làm sưng đường thở.

Giai đoạn đầu của bệnh có những triệu chứng không đặc hiệu nên làm mọi người không nhận ra với những cơn ho húng hắng, đi kèm sốt nhẹ, mệt mỏi, sổ mũi như mắc bệnh cảm thông thường.

Tuy nhiên, càng về sau, triệu chứng của bệnh càng nặng dần, các cơn ho càng kịch liệt hơn, làm bệnh nhân mất sức. Đặc biệt, vào ban đêm các cơn ho càng nhiều, khi mà nhiệt độ ban ngoài cũng hạ thấp, cơ thể dễ bị lạnh hơn.

Ho gà vào ban đêm Ho gà vào ban đêm

Mắc bệnh ho gà vào ban đêm càng trở nên khó chịu, mất ngủ, càng làm bệnh nhân kiệt sức vì các cơn ho không kiểm soát được. Trường ho nặng có thể làm mặt tái nhợt, chảy nước mắt, nước mũi, không còn sức, thậm chí thiếu oxy và ngưng thở.

Nguyên nhân ho gà vào ban đêm

Vi khuẩn Bordetella pertussis, thuộc họ Bordetella gây bệnh ho gà ở người là nguyên nhân chủ yếu. Chủng vi khuẩn này có các đặc điểm nhận diện như sau:

  • Chúng là trực khuẩn thuộc nhóm gram âm, có kích thước nhỏ nhất trong các loại vi khuẩn.
  • Hình dáng của vi khuẩn này có hai đầu nhỏ, không di chuyển và phát triển tốt nhất trong môi trường Bordet-Gengou có thạch máu với những khuẩn lạc điển hình.
  • Đối với môi trường sống bên ngoài, loại vi khuẩn này có sức đề kháng yếu, chỉ sống được bên ngoài trong thời gian ngắn và sẽ bị chết trong khoảng 1 giờ dưới tác động của nhiệt độ, thuốc sát khuẩn, ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Con người là vật chủ ký sinh của vi khuẩn và cũng là nguyên nhân lây bệnh. Khi nhiễm bệnh, đường hô hấp bị nhiễm khuẩn do đó, các cơn ho nhiều, kịch liệt và nhất là về đêm.

Thời gian ủ bệnh từ 7 – 20 ngày. Thời gian đầu nhiễm bệnh chính là giai đoạn lây nhiễm cao nhất nếu không phát hiện mà chủ động điều trị và cách ly với những người xung quanh.

Bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc qua đường hô hấp, dịch tiết từ niêm mạc họng, mũi mà người bệnh hắt hơi, ho, khạc nhổ ra môi trường ngoài. Đặc biệt, khả năng lây nhiễm cao nhất là qua giọt bắn của bệnh nhân, khi nói chuyện trong cùng một không gian. Chính vì thế, những nơi đông người là chỗ dễ lây nhiễm nhất như công viên, trường học, hội chợ,… hay những người thân cùng sống trong một gia đình sẽ có khả năng lây nhiễm cho nhau rất cao.

Cách giảm ho gà vào ban đêm

Bệnh nhân mắc ho gà, càng ho nhiều và mệt mỏi vào ban đêm. Nếu càng kéo dài mà không có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, càng làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung.

Vào ban đêm, người bệnh giữ ẩm cơ thể, hạn chế bật quạt nhất là quạt trực tiếp vào người. Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh, điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thì để cổ họng dễ chịu và giảm bớt ho, bệnh nhân có thể:

  • Súc miệng, khò họng với nước muối ấm pha loãng.
  • Ngậm các viên kẹo thông họng. Nếu lo lắng các viên kẹo ngậm có thể gây ảnh hưởng trong thời gian điều trị, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Xịt sát khuẩn họng, mũi trước khi ngủ.
  • Kê gối nằm cao đầu hơn bình thường một chút.
  • Uống nước ấm trước khi ngủ.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn uống whey đúng cách 

Cách giảm ho gà vào ban đêm Cách giảm ho gà vào ban đêm

Cách phòng ngừa mắc bệnh ho gà

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp đặc hiệu nào ngoài tiêm vaccine phòng bệnh ho gà. Đối với người lớn khi mắc bệnh thường triệu chứng ít trầm trọng nhưng với trẻ em nhất là trẻ sơ sinh gây nên nhiều biến chứng trầm trọng như tổn thương não, co giật, viêm phổi, ngừng thở,… thậm chí là tử vong.

Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, cả người lớn lẫn trẻ em đều nên tiêm vaccine phòng bệnh để tránh nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm.

Theo khuyến cáo thì trẻ sơ sinh nên tiêm 3 mũi vaccine vào các thời điểm: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi.

Trẻ em cần được tiêm nhắc vaccine để tăng cường sức đề kháng, gia tăng hiệu quả phòng bệnh qua các giai đoạn phát triển: 15 – 18 tháng tuổi, 4 – 6 tuổi, 11 tuổi.

Khi thực hiện tiêm phòng vaccine, cả người lớn và trẻ em cần tuân thủ lịch tiêm, cần tiêm đúng liều lượng quy định để hiệu quả vaccine phòng bệnh tốt nhất. Ngoài tiêm vaccine, để nâng cao hiệu quả phòng bệnh, mọi người nên:

  • Tránh tiếp xúc những người có biểu hiện mắc bệnh ho gà. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời, có biện pháp khử khuẩn, dọn dẹp nhà cửa và cách ly phù hợp.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng, nhất là trẻ em.
  • Che miệng khi hắt hơi hay ho, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, nơi công cộng.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi để nâng cao sức đề kháng.
  • Kết hợp vận động thể thao, rèn luyện cơ thể để nâng cao sức khỏe, đề kháng, giúp cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật.
  • Đối với trẻ nhỏ, cần có chế độ chăm sóc và quan sát tốt. Nếu phát hiện trẻ bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên, kịp thời thăm khám và điều trị ngay lập tức.
  • Cần sát khuẩn họng, mũi, miệng thường xuyên, nhất là thời điểm mùa hè và những tháng đầu mùa thu.

Phòng ngừa ho gà

>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hoá hiện nay

Phòng ngừa ho gà

Mong rằng những thông tin trong bài viết ho gà vào ban đêm giúp mọi người nắm được cách phòng và cách giảm bệnh hiệu quả. Đừng quên chủ động tiêm phòng vaccine để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người thân và cộng đồng nhé.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *