Hội chứng dị ứng miệng là tình trạng khá phổ biến. Vậy hội chứng này liệu có nguy hiểm hay không? Cách xử trí thế nào nếu chẳng may gặp phải?
Bạn đang đọc: Hội chứng dị ứng miệng và những điều cần biết
Hội chứng dị ứng miệng gây nên các hiện tượng như: Sưng môi, họng, thậm chí có thể gây sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các thông tin về hội chứng này để có thể nhận biết các dấu hiệu và có phương án thăm khám kịp thời.
Contents
Hội chứng dị ứng miệng là gì?
Hội chứng dị ứng miệng (oral allergy syndrome – OAS) là một tình trạng dị ứng liên quan đến thực phẩm thường gặp ở người lớn. Khi mắc triệu chứng này, người bệnh khi sử dụng một số loại trái cây, quả hạch, rau quả có thể gây phản ứng dị ứng ở miệng và cổ họng do các protein cấu trúc tương tự như phấn hoa.
Lúc này, cơ thể đã nhầm lẫn giữa protein trái cây với protein phấn hoa. Các kháng thể immunoglobulin E cụ thể trong hệ thống miễn dịch của bạn gây ra các phản ứng dị ứng. Vì lý do đó, tình trạng này đôi khi được gọi với tên gọi khác là hội chứng dị ứng phấn hoa trái cây.
Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng miệng
Hội chứng dị ứng miệng thường gặp nhiều hơn ở những người có tiền sử dị ứng phấn hoa. Các loại thực phẩm được cho là có nguy cơ cao gây ra tình trạng dị ứng bao gồm:
- Chuối.
- Cam.
- Đào.
- Táo.
- Anh đào.
- Dưa leo.
- Ớt chuông.
- Cà chua.
- Bí.
- Hạt giống hoa hướng dương.
- Cà rốt.
- Lúa mì.
- Cần tây.
- Mùi tây.
- Đậu nành.
- Động vật có vỏ.
- Trứng.
Bệnh nhân mắc chứng dị ứng miệng có người thì cơ thể phản ứng lại với nhiều loại thực phẩm khác nhau, có người lại chỉ dị ứng với một loại cụ thể. Lưu ý rằng, nếu bạn bị dị ứng với một hoặc nhiều loại thực phẩm không có nghĩa bạn sẽ có phản ứng với tất cả các loại thực phẩm ở trong cùng nhóm.
Các triệu chứng của hội chứng dị ứng miệng
Vào mùa nhiều phấn hoa khoảng giữa tháng 4 và tháng 6 là cao điểm của hội chứng dị ứng miệng. Tình trạng này có thể có các biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, chúng đa phần tập trung ở cổ họng và vùng miệng, hiếm khi ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Khi mắc hội chứng này, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:
- Ngứa vùng trên lưỡi hoặc vòm miệng.
- Tê hoặc sưng môi.
- Ngứa cổ họng.
- Sưng các mô ở trong và xung quanh miệng
- Thay đổi mùi vị thức ăn trong miệng.
- Ngứa ống tai ngoài.
- Hắt hơi, nghẹt mũi.
Tìm hiểu thêm: Kem dưỡng Bioderma xanh có dùng được cho bà bầu không?
Các triệu chứng này thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút và ít khi tiến triển nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan với bệnh dị ứng miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoản 2% người mắc hội chứng này có thể bị sốc phản vệ và 9% có thể bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với dị ứng thức ăn thông thường.
Cách chẩn đoán và điều trị hội chứng dị ứng miệng
Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ dị ứng, bạn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán và đưa phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh kết hợp thêm kết quả xét nghiệm da dương tính. Theo đó, một chiếc kim kiểm tra da sẽ đưa vào thức ăn rồi chích lên da người bệnh để thử phản ứng. Tuy nhiên, do các protein gây nên hội chứng dị ứng miệng thường bị phá vỡ trong quá trình chế biến nên chất chiết xuất từ da thực phẩm thường sẽ cho kết quả âm tính. Vì vậy, để cho kết quả chính xác, bác sĩ sẽ thử nghiệm da của rau hoặc trái cây tươi.
Cách điều trị
Trong trường hợp bị dị ứng miệng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamin nhằm làm giảm các triệu chứng của dị ứng vì loại thuốc này giúp ngăn chặn con đường miễn dịch. Nếu người bệnh có tiền sử phản ứng phản vệ nghiêm trọng, có thể sẽ cần sử dụng thêm thuốc tiêm epinephrine để cấp cứu. Ngoài ra, thuốc steroid đường uống cũng là một phương án bác sĩ có thể sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Dùng sữa rửa mặt gammaphil có tốt không?
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bị dị ứng miệng có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp này có chiết xuất chứa phấn hoa bạch dương khá hữu ích với người mắc dị ứng miệng có liên quan đến chất gây dị ứng từ phấn hoa bạch dương.
Ngoài việc điều trị, người bệnh cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt:
- Tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm nghi ngờ là tác nhân gây dị ứng.
- Mua rau hoặc trái cây đóng hộp.
- Chỉ nên dung nạp ở dạng đã được nấu chín vì quá trình này đã phân hủy hết các protein dị ứng.
- Gọt bỏ vỏ của rau hoặc trái cây vì protein gây tình trạng dị ứng miệng thường tìm thấy ở vỏ thực phẩm.
Hội chứng dị ứng miệng nhìn chung không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng. Hy vọng rằng những thông tin mà Kenshin vừa cung cấp ở trên sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm thông tin về hội chứng này để biết cách phòng ngừa cũng như xử lý đúng đắn nếu chẳng may gặp phải.
Xem thêm:
- Dị ứng thuốc tê bôi ngoài da có gây nguy hiểm đến tính mạng?
- Dị ứng hạt mè và những mối nguy hại cho sức khỏe
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể