Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Có nhiều cách để cải thiện hội chứng ruột kích thích như những bài thuốc dân gian, mẹo chữa hội chứng ruột kích thích và dùng thuốc Tây… Mỗi một loại thuốc có ưu nhược điểm riêng. Vậy hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì để mau khỏi?

Bạn đang đọc: Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Khi người bị hội chứng ruột kích thích sử dụng mẹo, bài thuốc dân gian không bớt thì phải làm sao? Khi đó người bệnh cần đi khám bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Khái quát về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là bệnh đại tràng co thắt, hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng chức năng… Hay nói cách khác là gồm một nhóm rối loạn tiêu hóa hay tái phát và mãn tính.

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?1 Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì nhanh giảm triệu chứng?

Căn bệnh này khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh cũng khá cao lên tới 20%. Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và lứa tuổi từ 40 – 60 mắc khá nhiều.

Người mắc hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, rối loạn chức năng đại tràng, táo bón, tiêu chảy, thay đổi số lần đi đại tiện, tiểu gấp, tiểu khó, rối loạn kinh nguyệt, nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, hen phế quản, chóng mặt, đau ngực… Người bị hội chứng ruột kích thích thường bị tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn còn đang bỏ ngỏ vì chưa có giải thích nào được xác định rõ ràng. Có thể do nhiều tác nhân kết hợp gây ra sự rối loạn thần kinh ở đường tiêu hóa, sự co thắt bất thường ở khối cơ thành ruột, căng thẳng, nội tiết tố, thực phẩm… Cơ chế gây ra hội chứng là sự rối loạn nhu động ruột. Khi các cơ vòng co bóp mạnh nhu động ruột tăng dẫn tới thức ăn trong ống tiêu hóa vận chuyển nhanh dẫn đến đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy. Nếu khối cơ có bóp yếu nhu động ruột giảm dẫn tới táo bón do thức ăn đọng lại lâu khó tiêu.

Hội chứng ruột kích thích điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Việc điều trị hội chứng ruột kích thích cần kết hợp nhiều yếu tố mới có thể giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng. Theo những nghiên cứu khoa học cho thấy người bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột hơn ở người bình thường. Điều đáng nói đây là một bệnh thường xuyên tái đi tái lại. Đồng thời bệnh sẽ kéo dài dai dẳng trong nhiều năm khiến cho cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Mỗi bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có những biểu hiện khác nhau. Khi điều trị hội chứng ruột kích thích, sẽ tập trung vào điều trị làm giảm triệu chứng. Chỉ khi triệu chứng giảm người bệnh mới có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có một số cách để điều trị hội chứng ruột kích thích như dùng liệu pháp tâm lý, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc.

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ. Cần phải có sự tin tưởng của người bệnh đối với bác sĩ. Bác sĩ sẽ trấn an, giúp bệnh nhân thoát khỏi những lo lắng muộn phiền. Bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng, chi tiết dễ hiểu về bệnh sử cũng như giải thích đây không phải là bệnh có tổn thương tại ruột. Bệnh lành tính nhưng mãn tính và biểu hiện rầm rộ có bệnh nhưng có đợt không có triệu chứng.

Tìm hiểu thêm: Có nên đắp mặt nạ diếp cá hằng ngày không?

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?2 Phụ nữ mang thai mắc hội chứng kích thích cảm thấy rất phiền phức, khổ sở.

Giải thích cho bệnh nhân về phương pháp điều trị nhằm giảm bớt triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, tình trạng bệnh hay những đau đớn sẽ được cải thiện và nâng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Song song với liệu pháp tâm lý là việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt.

Người mắc bệnh đại tràng co thắt, buộc phải hạn chế một số thức ăn khó tiêu, không dung nạp, gây tiêu chảy và đau bụng như đồ ngọt, đồ uống có ga, trái cây nhiều đường, đặc biệt là chất kích thích, kể cả thức ăn để lâu bảo quản không tốt…

Bệnh nhân cần ăn uống chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây tươi và uống nhiều nước. Những loại trái cây khô, dưa muối, nước mắm, thực phẩm nhiều gia vị, đồ cay nóng… dễ gây táo bón.

Người bệnh luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái tránh căng thẳng thần kinh và stress. Nên tạo thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất đinh trong ngày, thời gian buổi sáng sau khi thức dậy là tốt nhất.

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Nếu như bạn đã thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như dùng một số mẹo để cải thiện triệu chứng nhưng vẫn không có hiệu quả thì nên điều trị bằng thuốc. Lúc này cần khám bệnh để bác sĩ có cơ sở chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Mỗi bệnh nhân có thể có cách điều trị khác nhau dựa trên những triệu chứng nổi trội. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc chống co thắt, thuốc chống táo bón, thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc an thần, thuốc chống đầy hơi chướng bụng…

Nhóm thuốc chống co thắt giúp giảm đầu hơi, đau bụng như thuốc kháng Cholinergic: Buscopan, Atropin. Dùng loại thuốc chống co thắt hướng cơ trơn như Duspatalin, Sapmaverin, Meteospasmyl… Loại thuốc tác dụng trên thụ thể 5-HT như thuốc đối vận 5-HT tác dụng chống tiêu chảy Cilansetron, Alosetron. Sử dụng loại thuốc đồng vận 5-HT trị táo bón như Tegaserod, Prucalopride…

Thuốc điều trị tiêu chảy như Diarsed, Imodium, Questran hay thuốc bảo vệ niêm mạc ruột như thuốc Smecta, Actapulgite, Bismuth. Có thể dùng kháng sinh Rifaximin. Dùng vi khuẩn thay thế Enterogermina, Lacteol, Antibio…

Nhóm thuốc điều trị táo bón như táo bón thẩm thấu giúp giữ nước, kéo nước vào lòng ruột, làm mềm phân Sorbitol, Magie Sulfat, Forlax, Lactulose… Loại thuốc làm tăng chức năng vận động bài tiết của ruột như picosulfat, Bisacodyl, muồng trâu…

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?3

>>>>>Xem thêm: Liệu pháp hương thơm trước khi đi ngủ có thể tăng cường trí nhớ và bảo vệ sức khỏe tinh thần

Việc điều trị hội chứng ruột kích thích cần kết hợp nhiều yếu tố.

Loại thuốc trị táo bón tạo khối là những thuốc chất sợi từ hạt củ, quả, chất xơ, chất nhầy như rau câu, Equate, cám lúa mì như Igol… Nhóm thuốc này dùng cho những người ít ăn trái cây, rau nhưng người uống ít nước không phù hợp. Hoặc có thể dùng thuốc Lubiprostone, Linaclotide, Eluxadolin… Đối với thuốc điều trị táo bón, người dùng không được lạm dụng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Nhóm thuốc chống trầm cảm

Khi bác sĩ có cơ sở xác định bệnh nhân trầm cảm sẽ có chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng, tái hấp thu serotonin. Việc sử dụng thuốc nhằm ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột, giảm trầm cảm cho người bệnh. Nếu sau khi điều trị bệnh nhân có những biểu hiện như đau bụng, tiêu ra máu, sụt cân, nuốt khó, ói không rõ nguyên nhân cần đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.

Lưu ý khi điều trị hội chứng ruột kích thích

Dù người bị hội chứng ruột kích thích điều trị bằng thuốc có thuyên giảm triệu chứng vẫn cần phải giữ chế độ ăn không dầu mỡ, đồ cay nóng, chất kích thích như rượu bia…

Những thức ăn khó tiêu và dễ sinh hơi như cam, quýt, xoài, khoai, sắn… không nên ăn.

Nếu bị tiêu chảy không nên ăn rau muống, dưa, rau cải… Đi bộ và thể dục thường xuyên, đồng thời nên tạo thói quen đi đại tiện ngày một lần. Đặc biệt người bệnh không tự dùng thuốc kháng sinh mà cần có chỉ định của bác sĩ mới sử dụng. Khi có chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc nên dùng đúng, đủ không lạm dụng kháng sinh.

Thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì. Tuy nhiên, mỗi người có một chỉ định khác nhau, khi có bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám có hướng điều trị phù hợp không nên tự mua thuốc điều trị.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *