Hỏi đáp: Đã từng quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng ngừa nhiễm virus HPV hàng đầu. Tuy nhiên, vắc xin HPV sẽ phát huy tác dụng bảo vệ tốt nhất nếu người được tiêm chưa quan hệ tình dục. Vậy những người đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không và ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ như thế nào?

Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Đã từng quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

HPV là một loại virus có khả năng lây truyền qua đường tình dục, gây u nhú và các bệnh ung thư nguy hiểm, điển hình như ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ… Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus HPV mà không gây ra bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu chưa hình thành bệnh lý, do đó nguy cơ lây bệnh sang bạn tình là rất cao. Cho đến nay, virus HPV vẫn chưa có thuốc đặc trị, chính vì thế, tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng ngừa nhiễm HPV hiệu quả nhất giúp chị em phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm do HPV gây ra.

Ngày nay, chị em phụ nữ ở Việt Nam đã nhận thức rõ hơn về mức độ nguy hiểm của virus HPV và có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ về việc tiêm phòng vắc xin HPV. Chính vì thế, quan hệ rồi có tiêm HPV được không vẫn là thắc mắc của hầu hết chị em trong độ tuổi sinh sản. Hãy cùng đọc những thông tin trong bài viết này để giải đáp chi tiết về vấn đề này nhé.

Thông tin chi tiết về vắc xin HPV

Vắc xin HPV được đánh giá là an toàn và đem lại hiệu quả bảo vệ cao giúp phụ nữ tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV type 16 và 18. Đây chính là 2 type HPV điển hình gây ra ung thư cổ tử cung. Virus HPV khi xâm nhập vào cơ thể thường không có biểu hiện rõ ràng, chính vì thế càng để lâu thì bệnh càng khó điều trị. Do đó, bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt cho trẻ em gái từ 9 tuổi đến 26 tuổi chưa quan hệ tình dục để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu.

Hỏi đáp: Đã từng quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Tiêm vắc xin HPV là cách tốt nhát để phòng bệnh do HPV gây ra

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam gồm Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ) với sự khác nhau về hiệu quả bảo vệ, đối tượng tiêm, số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, và phác đồ tiêm. Để trả lời cho câu hỏi quan hệ rồi có tiêm HPV được không, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về khả năng bảo vệ, đối tượng chỉ định và phác đồ tiêm của 2 loại vắc xin này.

Vắc xin phòng HPV Cervarix

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi HPV type 16 và 18, được Bộ Y tế phê chuẩn sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 tới 26 tuổi nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý ung thư cổ tử cung do HPV. Phác đồ tiêm gồm 3 mũi, mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng và tiêm mũi 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa mùi hôi dưới cánh tay đơn giản mà hiệu quả không ngờ

Hỏi đáp: Đã từng quan hệ rồi có tiêm HPV được không? 4 Vắc xin Cervarix với phác đồ tiê 3 mũi trong 6 tháng

Vắc xin Gardasil phòng HPV

Gardasil có khả năng bảo vệ cơ thể trước 4 type HPV gồm 6, 11, 16 và 18, được chỉ định cho đối tượng nữ và nam giới từ 9 đến 26 tuổi. Phác đồ tiêm gồm 3 mũi, mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng và tiêm mũi 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng. Trường hợp không tiêm đúng theo phác đồ, có thể rút ngắn khoảng cách giữa các mũi tiêm cụ thể như sau: Tiêm mũi 2 cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Người từng quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Cả 2 loại vắc xin Cervarix và Gardasil đều được chứng minh phát huy khả năng bảo vệ tốt nhất nếu được tiêm trước khi nữ giới có quan hệ tình dục và trước 26 tuổi. Chính vì vậy, có rất nhiều tiếp cận thông tin quá muộn hoặc người muốn tiêm nhưng lo ngại vì sợ hiệu quả bảo vệ không cao. Vậy nếu đã quan hệ rồi có nên tiêm vắc xin HPV không? Theo các chuyên gia, đã quan hệ vẫn có thể tiêm HPV được, bởi vì:

  • Virus HPV gây bênh ở đường tình dục được thống kê gồm hơn 40 chủng khác nhau. Trong đó, HPV type 16 và 18 chiếm 80% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung; HPV type 6 và 11 chiếm 90% các nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục; và các type HPV khác như 31, 33, 45, 52 và 58 dẫn đến các bệnh lý ung thư khác.
  • Bên cạnh đó, dù quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm virus HPV chủ yếu, nhưng không phải ai đã có quan hệ cũng bị nhiễm HPV. Do đó, ngay khi chưa nhiễm HPV thì hiệu quả bảo vệ của vắc xin vẫn đạt tối ưu.
  • Vắc xin vẫn có tác dụng bảo vệ nhưng hiệu quả không cao nếu đã quan hệ tình dục.
  • Tiêm phòng HPV sau khi đã bị nhiễm còn có khả năng giảm nguy cơ tái nhiễm hiệu quả.

Hỏi đáp: Đã từng quan hệ rồi có tiêm HPV được không? 1

>>>>>Xem thêm: 3 loại thuốc giảm viêm xoang hiệu quả, bạn đã biết chưa?

Quan hệ rồi có tiêm hpv được không là thắc mắc phổ biến của giới trẻ

Một số lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin HPV

Ngoài thắc mắc quan hệ rồi có tiêm HPV được không thì nên làm gì trước và sau khi tiêm phòng cũng là vấn đề rất nhiều người đang quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin bạn cần biết:

  • Tiêm HPV là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh nhưng không có nghĩa sẽ loại bỏ được 100% khả năng mắc bệnh.
  • Trước khi tiêm HPV bạn cần làm xét nghiệm để xác định cơ thể bị nhiễm HPV hay không, đặc biệt là các type HPV trong vắc xin phòng bệnh. Do vậy, tiêm phòng càng sớm càng tốt.
  • để phát huy tối đa hiệu quả phòng ung thư cổ tử cung.
  • HPV có rất nhiều type, do đó nhiều trường hợp đã từng nhiễm một vài type HPV mà không biết. Việc tiêm HPV sau khi đã quan hệ sẽ giúp phòng ngừa khả năng mắc các type HPV khác.

Bên cạnh thắc mắc quan hệ rồi có tiêm HPV được không thì còn rất nhiều câu hỏi khác cả nam và nữ đều quan tâm như sau tiêm HPV có được quan hệ không hoặc cần kiêng gì? Chưa có khuyến cáo nào cho thấy cần kiêng quan hệ sau khi tiêm HPV, chính vì thế bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đừng quên sử dụng các phương pháp bảo vệ và biện pháp tránh thai an toàn bởi khi chưa hoàn thiện phác đồ cơ thể sẽ chưa sản sinh ra đủ kháng thể chống lại virus. Hơn nữa, sau tiêm HPV, nữ giới được khuyến cáo không nên mang thai sau ít nhất 3 tháng kể từ ngày hoàn thành mũi tiêm cuối cùng.

An An

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *